Tiết kiệm chi phí, chi tiêu hợp lý, tái cấu trúc chuẩn bị cho một quá trình phát triển mới.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của VIệt Nam sau khủng hoảng tài chính toàn cầu (Trang 91 - 94)

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU

3.3.2.3.Tiết kiệm chi phí, chi tiêu hợp lý, tái cấu trúc chuẩn bị cho một quá trình phát triển mới.

phát triển mới.

Tái cấu trúc là việc cần làm ngay để phát triển sau suy thoái vì những khó khăn mà DN gặp phải ngoài những nguyên nhân khách quan còn xuất phát từ sự yếu kém trong cơ cấu tổ chức, trong điều hành DN và quan hệ với khách hàng. Vì vậy để nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của DN trên trường quốc tế cần tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp tái cẩu trúc lại DN ở cả hai cấp độ: tái cấu trúc gắn liền với thay đổi cơ cấu chủ sở hữu và tái cấu trúc không gắn liền với thay đổi cơ cấu chủ sở hữu. Tái cấu trúc gắn liền với thay đổi cơ cấu chủ sở hữu thông thường dưới các hình thức: mua, bán, sát nhập DN…đây là xu hướng đang diễn ra nhiều trên thế giới nhằm hình thành các DN mới đủ mạnh đồng thời vẫn duy trì được các mặt tích cực, các dòng sản phẩm, thương hiệu của DN cũ. Tái cấu trúc không gắn liền với thay đổi cơ cấu chủ sở hữu bao gồm các hoạt động cải tổ nội bộ DN nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của một số bộ phận cho phù hợp với chiến lược phát triển chung của DN như: xây dựng và điều chỉnh chiến lược kinh doanh; phát triển những kĩ năng mới, tạo sự tìm tòi và đổi mới trong nội bộ DN; cam kết với khách hàng, cộng đồng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ và xây dựng văn hoá DN…

KẾT LUẬN

khủng hoảng tài chính toàn cầu” tôi rút ra được một số kết luận sau:

Thứ nhất, đó là xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là đối với một nền kinh tế đang phát triển phụ thuộc phần lớn vào xuất khẩu như Việt Nam. Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam. Ngoài ra, xuất khẩu còn góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân và là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại của một quốc gia. Do đó, đẩy mạnh xuất khẩu là vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối với phát triển kinh tế của Việt Nam nhất là trong điều kiện xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá dang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới và nó là chính là cơ hội cho mỗi quốc gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực.

Thứ hai, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu từ cuối năm 2008 đầu năm 2009 đã làm cho nền kinh tế toàn cầu suy giảm, tác động đến thương mại toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Đối với Việt Nam xuất khẩu bị giảm mạnh do bị ảnh hưởng của cầu suy giảm và sự xuất hiện nhiều hơn các hàng rào phi thuế quan và các biện pháp bảo hộ mới từ các nước nhập khẩu, đồng thời cũng do giá cả của nhiều mặt hàng chủ lực của ta như dầu thô, lúa gạo, café… đều giảm sút.Trong 6 tháng đầu năm 2009 xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt 27,57 tỷ USD, giảm 10% so với cùng kì năm 2008, trong đó hầu hết các thị trường chủ lực như Nhật Bản, Trung Quốc, Australia, đều có xu hướng giảm sút. Như vậy, đẩy mạnh xuát khẩu trong giai đoạn hiện nay khi mà nền kinh tế thế giới vẫn đang gánh chịu những hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu là một khó khăn thách thức lớn với nền kinh tế của Việt Nam nhưng là con đường tất yếu phải đi đê thực hiện mục tiêu CNH – HĐH đất nước, đưa nước ta thành một nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020.

Cuối cùng, xuất phát từ thực trạng phát triển của hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua, chúng ta thấy răng nhiệm vụ đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu không chỉ thuộc về Chính phủ mà còn cần sự nỗ lực của bản thân các Doanh nghiệp xuất khẩu. Về phía chính phủ cần chú trọng vào hai giải pháp vĩ mô quan trong là Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao; tăng sản phẩm chế biến, chế

khẩu các mặt hàng thô và Chiến lược chuyển dịch và mở rộng cơ cấu thị trường - hạt nhân của chiến lược thúc đẩy xuất khẩu trong thời điểm hiện nay. Ngoài ra cần tăng cường đẩy mạnh các hoạt động XTXK, đa phương hoá, đa dạng các quan hệ kinh tế đối ngoại….Về phía doanh nghiệp cần chủ động nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm, chuyển từ cạnh tranh bằng giá rẻ sang cạnh tranh bằng chất lượng và sáng tạo, nâng cao và mở rộng chuỗi giá trị của bản thân doanh nghiệp. Đồng thời, tận dụng cơ hội từ khủng hoảng để đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực...

Trên đây là một số kết luận chính mà tôi rút ra từ quá trình nghiên cứu đề tài của mình. Tuy nhiên bài viết còn nhiều hạn chế và thiếu sót, rất mong được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của VIệt Nam sau khủng hoảng tài chính toàn cầu (Trang 91 - 94)