Hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của VIệt Nam sau khủng hoảng tài chính toàn cầu (Trang 32 - 34)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

2.1.1.1. Hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu

Những tác động tích cực của chính sách đổi mới kinh tế của Đảng và nhà nước theo hướng mở cửa nền kinh tế kể từ năm 1990, đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, cơ cấu sản xuất chuyển dịch dần từ sản xuất nhằm thay thế hàng nhập khẩu sang sản xuất hướng tới xuất khẩu. Trước đây, sản xuất hàng xuất khẩu chủ yếu là dựa vào các mặt hàng thô, giá trị thấp, chủng loại sản phẩm đơn điệu. Từ cuối những năm 990, cơ cấu sản xuất hàng xuất khẩu đã có sự chuyển biến tích cực theo hướng tăng các mặt hàng chế biến, giảm tỷ trọng các sản phẩm thô, đa dạng hoá chủng loại sản phẩm hàng hoá xuất khẩu. Tỷ trọng các sản phẩm đã qua chế biến trong kim ngạch xuất khẩu tăng từ 8% năm 1991 lên khoảng 40% năm 2000( theo đề án “chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kì 2001 – 2010” - Bộ thương mại). Nếu năm 1991 mới có 4 mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn ( trên 100 triệu USD) là dầu thô, thuỷ- hải sản, gạo và hàng dệt may thì đến năm 2000 đã có thêm tám mặt hàng nữa là café, cao su, điều, giày dép, than đá, hàng điện tử , thủ công mỹ nghệ và rau quả. Số lượng các măth hàng xuất khẩu ngày càng phong phú, gia tăng về chủng loại và quy mô. Tính đến cuối năm 2006, Việt Nam đã có tới 19 mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt kim ngạch xuất khảu trên 100 triệu USD, trong đó có 9 mặt hàng đã đạt được kim ngạch trên 1tỷ USD là thuỷ sản, nông – lâm - thuỷ hải sản, dệt may, giày dép, linh kiện điện tử, linh kiện máy tính, sản phẩm nhựa, dây và cáp điện( theo báo cáo tóm tắt về Thương mại Việt Nam năm 2006, phương hướng phát triển năm 2007 - Bộ Thương Mại).

Mặt khác, việc Việt Nam gia nhập các tổ chức thương mại thế giới và khu vực như ASEAN ( 1995), ASEM ( 1996), APEC ( 1998) và đặc biệt là WTO ( 2006), đã mở ra cơ hội rộng lớn cho phát triển hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Đồng thời những áp lực cạnh tranh mạnh mẽ cũng buộc các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất

khẩu có sự tăng cường đầu tư vào sản xuất nhằm hạ giá thành nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của thị trường thế giới. Ngoài ra, cũng nhờ vào đầu tư trực tiếp nước ngoài gia tăng, đặc biệt là năm 2005 đã góp phần quan trọng việc tạo tiền đề về vốn và công nghệ cho việc phát triển sản xuất hàng xuất khẩu.

Bên cạnh những thành tựu nói trên, hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu nước ta hiện vẫn còn những hạn chế nhất định:

Thứ nhất, quy mô sản xuất hàng xuất khẩu nhìn chung còn khá khiêm tốn so với tiềm năng của nền kinh tế. Tuy có sự tăng trưởng nhanh nhung chưa thật sự ổn định và bền vững.

Thứ hai, cơ cấu sản xuất hàng xuất khẩu vẫn còn lạc hâu, tỷ trọng hàng thô và hàng sơ chế tuy giảm so với trước nhưng vẫn còn ở mức cao ( chiếm khoảng 43.9% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước – 2006), sản phẩm có hàm lượng cao còn rất nhỏ bé. Trong 9 mặt hàng xuất khẩu hcủ lực có kim ngạch trên 1 triệu USD thì chỉ có 1 ngành hàng thuộc lĩnh vực công nghệ cao là điện tử và linh kiện máy tính, còn lại chủ yếu là các ngành hàng dạng thô, sơ chế hoặc gia công có giá trị gia tăng thấp. Việc sản xuất các mặt hnàg này phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và giá cả thị trường thế giới hay phụ thuộc vào bên trung gian thứ 3( phía đặt hàng gia công như dệt may, da giày).

Thứ ba, việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nói chung, trong từng lĩnh vực ngành hàng nói riêng chưa bam sát tín hiệu của thi trường thế giới, do đó nhiều sản phẩm sản xuất ra để xuất khẩu nhưng không thể tiêu thụ được. Năng suất, chất lượng, giá thành nhiều sản phẩm không đủ sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới. Việc kiểm soát chất lượng chất lượng sản phẩm xuất khẩu ngay từ khâu sản xuất còn chưa được coi trọng chặt chẽ, triệt để, dẫn đến nhiều lô hàng nhất là hàng thuỷ sản bị bạn hàng trả lại do không đảm bảo chất lượng.

Thứ tư, năng lực cạnh tranh chưa cải thiện rõ rệt trên cả 3 cấp độ nền kinh tế, doanh nghiệp và mặt hàng xuất khẩu. Điều này thể hiện thông qua các chỉ số đánh giá của các tổ chức quốc tế về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của các DNVN còn ở mức độ thấp so với khu vực, trong khi quy mô đầu tư và sản xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh còn chưa thoả đáng..

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của VIệt Nam sau khủng hoảng tài chính toàn cầu (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w