Một số giải pháp chính sách nhà nước khác.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của VIệt Nam sau khủng hoảng tài chính toàn cầu (Trang 86 - 88)

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU

3.3.1.4.Một số giải pháp chính sách nhà nước khác.

Chính sách tỷ giá: Trong thời gian qua, Chính phủ đã điều hành chính sách tỷ giá theo hướng tích cực: mở rộng biên độ dao động lên ± 5% và cho phép tỷ giá VND/USD biến động theo hướng phù hợp với thực trạng cung, cầu ngoại hối trên thị trường. Trong giai đoạn tới, Chính phủ cần tiếp tục điều chỉnh phá giá dần dần tiền đồng, tránh gây sốc, nhưng bảo đảm theo khuynh hướng tăng/giảm giá trị của đồng USD trên thị trường thế giới. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh tỷ giá cần cân nhắc theo một giỏ tiền tệ các ngoại tệ mạnh, tự do chuyển đổi (USD, EUR, JPY, GBP) theo tỷ trọng thương mại của Việt Nam với các nước/khối nước liên quan.

Chính sách hỗ trợ tín dụng xuất khẩu: Nguồn kinh phí của gói kích cầu 1 tỉ USD cần được sử dụng đúng nơi, đúng chỗ nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Ví dụ, nếu chỉ tài trợ cho các khoản tín dụng liên quan trực tiếp tới xuất khẩu như cho phép doanh nghiệp xuất khẩu chiết khấu các loại hối phiếu thanh toán trả chậm, hoặc cấp tín dụng ngay cho các doanh nghiệp có thể chứng minh đã hoàn

bằng chuyển giao chứng từ sở hữu hàng hóa cho ngân hàng. Chính phủ có thể bảo lãnh các khoản thanh toán này.

Chính sách hỗ trợ chi phí xuất khẩu: Hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu để giảm các loại chi phí liên quan tới xuất khẩu như chi phí tại cảng biển, sân bay và chi phí vận tải, bến bãi; giảm tối đa thủ tục hành chính gây phiền hà cho doanh nghiệp xuất - nhập khẩu (có thể tài trợ chi phí cho doanh nghiệp xuất - nhập khẩu để thực hiện các thủ tục này được thuận tiện, thông qua bộ máy hành chính nhà nước phục vụ xuất khẩu như thuế, hải quan).

Chính sách thưởng xuất khẩu và giảm thuế cho các doanh nghiệp xuất khẩu: Có cơ chế thưởng xuất khẩu xứng đáng, đồng thời giảm thuế thu nhập cho các doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là các doanh nghiệp giải quyết nhiều công ăn việc làm cho người lao động.

Các chính sách tài khóa khác: Để giảm tác động tiêu cực của suy giảm sản xuất xuất khẩu, đặc biệt là vấn đề công ăn việc làm và thu nhập cho công nhân sản xuất hàng xuất khẩu, Chính phủ cần nghiên cứu chế độ trợ cấp thất nghiệp cho công nhân của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất khẩu bị mất việc làm, song song với các biện pháp hỗ trợ tạo công ăn việc làm cho công nhân mất việc trên cả nước nhằm tránh vòng xoáy suy thoái kinh tế - thất nghiệp, không có thu nhập, giảm tiêu dùng, buộc doanh nghiệp phải cắt giảm sản xuất và sa thải công nhân dẫn tới thất nghiệp trầm trọng hơn.

Chính sách tiền tệ: Cần nới lỏng chính sách tiền tệ một cách từ từ, nhằm tạo thanh khoản và huy động nguồn lực cho chính sách tài khóa của Chính phủ. Tuy nhiên, việc nới lỏng chính sách tiền tệ cần được tiến hành thận trọng trên cơ sở giám sát chặt chẽ tỷ lệ lạm phát và thực hiện nghiêm túc các biện pháp giám sát cẩn trọng, minh bạch trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng.

Ngoài ra, cần thúc đẩy kí kết các hiệp định song phương và đa phương thiết lập các khu vực mậu dịch tự do để tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu, qua đó giảm nhập siêu. Thực hiện quyền yêu cầu cân bằng thương mại lẫn nhau của WTO để trao đổi với các đối tác thương mại mà Việt Nam nhập siêu; phối hợp tìm giải pháp giảm nhập và tăng xuất từ Việt Nam. Đẩy mạnh đàm phán với các nước để triển khai kí

kết các thoả thuận song phương và công nhận lẫn nhau về kiểm dịch thực vất, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực vất, nhất là các thị trường xuất khẩu trọng điểm như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Australia, New zealand…

Nghiên cứu và phát triển hình thức xúc tiến doanh nghiệp nhằm kêu gọi các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới vào đầu tư sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu tại Việt Nam….

Xây dựng các trung tâm cung ứng nguyên - phụ liệu, đóng vai trò là đầu mối tổ chức nhập khẩu và cung ứng nguyên - phụ liệu cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu trong nước, đặc biệt là một số lĩnh vực như sản xuất hàng Dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa….nhằm nâng cao khả năng cung ứng nguyên liệu cho sản xuất một cách kịp thời và với chi phí thấp hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của VIệt Nam sau khủng hoảng tài chính toàn cầu (Trang 86 - 88)