c, Nguyên nhân gắn với nguyên lý vận hành của hệ thống kinh tế thị trường : nhà nước hay thị trường
1.3.2.3. Bài học kinh nghiệm từ các nền kinh tế Châ uÁ trong việc đề ra các giải pháp hậu khủng hoảng
pháp hậu khủng hoảng
1.3.2.3.1. Trung Quốc
Từ cuối năm 2008, khi KHTC toàn cầu bùng phát, Trung Quốc nhanh chóng chuyển hướng ưu tiên sang “bảo đảm tăng truởng, kích thích nội nhu, điều chỉnh cơ cấu”với trọng tâm là thực hiện chính sách tài chính tcích cực, tiền tệ lới lỏng; phát triển kinh tế nông thôn, tăng thu nhập cho người dân; điều chỉnh chiến lược về cơ cấu kinh tế, lấy nội nhu và kích thích tiêu dùng là động lực phát triển, giảm dần phụ thuộc vào xuất khẩu; tập trung giả quyết các vấn đề nóng về lao động, nông thô, môi trường. Gói kích thích kinh tế 586 tỷ USD ( 4.000 tỷ NDT) trong 2 năm 2009 – 2010 dành 80% cho cơ sở hạ tầng, tam nông, dân sinh và khắc phục thiên tai...
Nhìn chung các biện pháp đối phó với khủng hoảng của Trung Quốc có các đặc điểm sau:
Vừa nhằm đẩy mạnh kinh tế tài chính trước mắt vừa đẩy nhanh chuyển đổi phương thức tăng truởng chú trọng hớn chất lượng, hiệu quả và phát triển xanh.
Tăng cường xây dựng, cải cáh, giám sát các tổ chức tài chính, tích cực tham gia tiến trình cải cách hệ thống tài chính tiện tệ quốc tế, từng bước nâng cao vai trò của Trung Quốc trong hệ thống tài chính tiền tệ quốc tế sau khủng hoảng.
Kiên trì mở cửa và hội nhập quốc tế, tích cực thúc đẩy tư do hoá thương mại, đầu tư với bên ngoài, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư ra bên ngoài nhằm giành chỗ đứng có lợi bảo đảm nguồn nguyên liệu và thị trường ra khủng hoảng.
1.3.2.3.2. Hàn Quốc.
Các biện pháp kích thích kinh tế của Hàn Quốc nằm trong trọng tâm: thực thu các biện pháp khản cấp đối phó với khủng hoảng; triển khai các chuơng trình dân sinh; thúc đẩy cải cách sớm đưa Hàn Quốc sớm vào các nước phát triển; đẩy nhanh chuẩn bị cho “tăng trưởng xanh”. Hàn Quốc đang thực hiện “ chính sách kinh tế - xã hội mới” với quy mô 36 tỷ USD để phát triển cơ sở hạ tầng ; kế hoạch “phát triển xanh” để tạo 96.000 việc làm đến năm 2012.
1.3.2.3.3. Một số nước ASEAN.
cao năng lực cạnh tranh.
Malaysia triển khai đồng bộ nhiều biện pháp tài khoá, tiền tệ, thương mại, đầu tư và lao động nhằm kích cầu kinh tế như nâng cấp giao thông; lập quỹ khuyến khích đầu tư tư nhân; đơn giản hoá thủ tục và xúc tiến đầu tư...
Thái Lan thực hiện gói kích thích kinh té 2,8 tỷ USD (1%GDP)với trọng tâm là hỗ trợ nông dân, xuất khẩu, du lịch, giảm chi phí dịch vụ công.
Indonesia đang triển khai chương trình kích thích kinh tế 4,6 tỷ USD với 2 phần chính : miễn thuế VAT cho 17 lĩnh vực ưu tiên như thép, dệt may, miễn thuế nhập nguyên liệu cho ngành ô tô, điện tử, công nghiệp nặng và tạo việ làm, hỗ trợ cho các doanh nghiệp tư nhân...
Như vậy, có thể thấy rằng hầu hết các nước đều đièu chỉnh theo hương cân bằng hơn giữa xuất khẩu và thị trường nội địa, giưa tiết kiệm, đầu tư và tiêu dùng. Phát triển xanh nổi lên thành một xu hướng phát triển kinh tế mới sau khủng hoảng. Với nền kinh tế dựa nhiều vào ngoại lực hơn nội lực như Việt Nam việc lựa chọn hướng đi đúng đắn sau khủng hoảng là điều hết sức quan trọng. Cần đưa ra được các chính sách tài khóa hỗ trợ tăng trưởng, đảm bảo an sinh xã hội, giảm đói nghèo. Trong dó phải kể đến các chính sách hỗ trợ đẩy mạnh xuất khẩu, cắt giảm thuế quan đông thời tăng cường bảo hộ đối với một số ngành trong nước như là một con đương tất yếu đối với nền kinh tế nuớc ta trong giai đoạn hậu khủng hoảng.