CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA
2.1.2. Thực trạng xuất khẩu Việt Nam trong giai đoạn 2008 2009.
Năm 2008, tác động của khỉng hoảng tài chính tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam mới ở giai đoạn manh nha.
của Việt Nam năm 2008 vẫn đạt 62.7 tỷ USD, tăng 29,1% so với năm 2007, nếu không tính năm 2004 thì đây là mức tăng kim ngạch xuất khẩu cao nhất kể từ năm 1997. Kết quả này chủ yếu là nhờ vào giá thị trường thế giới tăng cao trong nửa đầu năm 2008. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá của tám mặt hàng xuất khẩu chủ yếu và trị giá tái xuất sắt thép, vàng thì kim ngạch xuất khẩu hàng hoá chỉ tăng 13,5%.
( chưa loại trừ yếu tố USD mất giá).
Hình 2.2 Kim ngạch xuất khẩu của 8 mặt hàng chủ lực năm 2008
Nguồn: Tổng cục thống kê
Tám mặt hàng xuất khẩu năm 2008 đạt kim ngach xuất khẩu trên 2 tỷ USD là dầu thô, dệt may, giầy dép, hải sản, gạo, café, gỗ và sản phẩm gỗ, máy vi tính và linh kiện. Nhóm hàng dệt may đạt kim ngạch xuất khẩu 9,1 tỷ USD, tăng 17,5% so với năm 2007, trong đó Hoa Kì là thị trường lớn nhất với 5,1 tỷ USD, tăng 14,2% so với năm 2007. Giầy dép đạt kim ngạch 4,7 tỷ USD, tanưg 17,6% so với namư 2007, trong đó hai thị trường EU và Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng trên 74% tổng kim ngạch xuất khẩu giầy dép. Thuỷ sản đạt 4,6 tỷ USD, tăng 21,2 % so với năm 2007, trong đó EU vẫn là thị trường nhập khẩu chính với tổng kim ngạch là 1,2 tỷ USD, tăng 26,5% so với năm 2007.
Nhiều mặt hàng xuất khẩu truyền thống vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng cao, trong đó đặc biệt là gạo với mức tăng kim ngạch xuất khẩu gần tới 100%. Ngoài ra còn có đá quý và kim loại quý ( tăng 180,7%), dầu mỡ động vật( 105,5%), hạt điều
tỷ trọng nhóm hàng chế biến, giảm tỷ trọng hàng xuất khẩu thô, khoáng sản, nhiên liệu.
Biểu 2.1. Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam 2008
Đơn vi: %
Nguồn : Từ số liệu của Tổng cục thống kê.
Tuy nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực có chiều hướng giảm hoặc chỉ tăng nhẹ về lượng nhưng do giá hàng xuất khẩu tăng cao hơn rất nhiều nên nhìn chung tổng kim ngạch xuất khẩu tăng cao trong năm 2008. Như dầu thô tuy lượng giảm 8,8% nhưng giá xuất khẩu bình quân tăng 34,0% nên kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng 22,1% và vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu là 16,5%. Về gạo,
lượng xuất khẩu chỉ tăng 5,4% nhưng giá tăng tới 88,9% so với năm 2007. Nhóm hàng nông – lâm - thuỷ sản với tám mặt hàng chủ lực đạt kim ngạch 12,9 tỷ USD chiếm 20,4% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhóm hàng công nghiệp chế biến với 17 mặt hàng chủ lực đạt 27,0 tỷ USD kim ngạch xuât khẩu ( tuy nhiên kim ngạch mặt hàng thép tăng do tái xuất lớn nên tăng trưởng không vững chắc).
Bảng 2.4. Mười mặt hàng xuất khẩu chính năm 2008
Mặt hàng Giá trị ( triệu USD) Tỷ trọng ( %) Mức tăng giá trị so với năm 2007( %) 1. Dầu Thô 10.356 16,52 22.18 2. Hàng dệt may 9.120 14,55 17,17 3. Giầy dép các loại 4.767 7,61 20,31 4. Hàng hải sản 4.510 7,19 18,94 5. Gạo 2.894 4,62 99,07 6. Gỗ và sản phẩm gỗ 2.829 4,51 19,68 7. Máy ví tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 2.638 4,21 21,14 8. Café 2.111 3,37 13,87 9. Cao Su 1.603 2,56 14,54 10. Than đá 1.388 2,21 36,35
Nguồn : tổng cục thống kê và tính toán của Viện NCQLKTTƯ
Hình 2.3.Đóng góp của yếu tố giá và lượng trong tăng trưởng kim ngạch một số mặt hàng năm 2008 (%)
Nguồn: Tổng cục Hải quan.
Hội nhập sâu rộng hơn cũng đồng nghĩa với nền kinh tế Việt Nam có quan hệ gắn kết và ràng buộc chặt chẽ hơn với nền kinh tế thế giới. Vì vậy tăng trưởng xuất khẩu của nhiều mặt hàng đặc biệt các mặt hàng chủ lực của Việt Nam chịu biến động mạnh cùng với những thăng trầm của nền kinh tế Thế Giới. Trong năm 2008, kinh tế thế giới xấu đi đã có ảnh hưởng không tích cực đến xu hướng chuyển dịch cơ cấu sang xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng cao hơn của nước ta, theo đó tỷ trọng xuất khẩu của nhiều mặt hàng chế biến chủ lực ( dệt may, đồ gỗ, hàng điện tử) giảm nhẹ. Để đối phó với những rủi ro trên thị trường thế giới, xu thê đa dạng hoá các mặt hàng cũng được triển khai. Tuy nhiên cơ cấu hàng hoá xuất khẩu nhìn chung là chuyển dịch chậm. Xuất khẩu vẫn phụ thuộc nhiều vào nhóm hàng nông – lâm - thuỷ sản thô, khoáng sản thô chưa sơ chế. Hàng công nghiệp chế biến chủ yếu vẫn là gia công lắp ráp. Các mặt hàng xuất khẩu chưa đa dạng phong phú, kim ngạch nhỏ, tăng trưởng chậm. Hàng hoá sản xuất xuất khẩu chưa được tổ chức sản xuất kinh doanh theo quy mô công nghiệp, sản xuất hàng hoá lớn, chưa liên kết chặt chẽ thành chuỗi giá trị, chưa liên kết được các khâu cung ứng nguyên liệu, sản xuất, chế biến, tiêu thụ giữa các doanh nghiệp trong nước cũng như với các doanh nghiệp nước ngoài.
Xét về thị trường, do tác động của hội nhập, thị trường xuất khẩu năm 2008 tiếp tục phát triển. Các thị trường thuộc khu vực Châu Phi, Tây Nam Á, Châu Á, châu Đại Dương tiếp tục được mở rộng, với tộc độ tăng xuất khảu ở Châu Phi đạt 95,7%, Châu Á đạt 37,8%, Châu Đại Dương đạt 34,9%. Trong khi các thị trường trọng điểm vẫn được tập trung khai thác, mặc dù xuất khẩu có dấu hiệu chậm lại ở Châu Mỹ ( 21,9%) và Châu Âu ( 26,3%). Nhìn chung kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng trên tất cả các thị trường và ít có biểu hiện chuyển hướng thương mại. Châu Á vẫn là bạn hàng
lớn nhất. Năm 2008, thị trường châu Á chiếm tỷ trọng 44,5% ( năm 2007 là 41,9%), tiếp đó thị trường châu Mỹ chiếm 20,6%( năm 2007 là 21,9%); thị trường Châu Âu chiếm 18,3% ( năm 2007 là 18,7%); Châu Đại Dương chiếm 6,7% ( năm 2007 là 6,4%);Châu Phi vẫn là thị trường mới còn chiếm tỷ trọng nhỏ , mới đạt 1,9% ( năm 2007 là 1,3%) ( Số liệu theo báo cáo của Bộ Công Thương). Trong đó phải kể đến Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất với kim ngạch 11,8 tỷ USD , tăng 14,5% so với năm 2007. Năm mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hoa Kì là dệt may, dầu thô, gỗ và sản phẩm gỗ, giầy dép, thuỷ sản ( chiếm 76% kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Hoa Kỳ). Trong đó thị trường EU đạt 10,8 tỷ USD, tăng gần 16% so với năm 2007 với các mặt hàng chính là Dệt May, Giầy dép, nông thuỷ sản. Thị trường Nhật Bản đạt 8,5 tỷ USD, tăng 44% so với năm 2007 với các mặt hàng chủ yếu là dầu thô, giầy dép, thuỷ sản, máy tính và linh kiện, dây và cáp điện. Thị trường ASEAN tuy có giảm trong vài tháng cuối năm nhung vẫn đạt kim ngạch gần 10,2 tỷ USD , tăng 31% so với năm 2007 với các mặt háng chính là dầu thô, gạo, thuỷ sản, máy tính , điện tử và linh kiện.
Nhìn chung trong năm 2008, xuất khẩu đã đạt được kết quả ấn tượng cả về quy mô, tốc độ, thị trường và các khu vực doanh nghiệp tham gia xuất khẩu. Tuy nhiên, tình hình xuất khẩu diễn biến phức tạp do các biến động trái chiều trên thị trường thế giới. Trong nửa đầu năm 2008, giá hàng hoá thế giới tăng cao ( giá xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2008 của gạo tăng 80%, dầu thô 69%, than đá 64%, café 40%, cao su trên 30% so với cùng kì năm 2007) góp phần quan trọng làm tăng kim ngạch xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu tăng cao nhất trong các tháng 7 – 8/2008.
Cũng trong thời này, do lạm phát cao nên Chính Phủ chủ trương kìm giữ gía, chỉ đạo một số ngành hàng không được tăng giá hạn ché xuất khẩu, áp dụng thuế xuất khẩu cho một số mặt hàng, thậm chí cho dừng xuất khẩu gạo trong vài tháng giữa năm. Điều này cũng có tác động nhất định làm giảm kim ngạch xuất khẩu hàng hoá.
Từ tháng 9 cho đến hết năm, xuất khẩu giảm mạnh cả về giá và số lượng. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đều giảm giá mạnh, đặc biệt là dầu thô, nông, thuỷ sản. Lượng đơn hàng từ đối tác nước ngoài của nhiều ngành hàng bị sụt giảm hoặc huỷ bỏ. Dệt May giảm 20 -30% cả về số đơn hàng vầ giá, thuỷ sản cũng giảm khoảng 30% về đơn hàng và giá. Biến động trái chiều và khó lường của tỷ giá trong năm 2008 cũng tác động xấu đến hoạt động xuất, nhập khẩu hoá.
Trong khi đó chi phí đầu vào sản xuất không giảm, thậm chí còn tăng. Thị trường tín dụng và vốn cho sản xuất kinh doanh hàng xuát khẩu vẫn còn bất cập. Nhiều cơ sở sản xuát, nhất là hộ sản xuất các mặt hàng nông – lâm - thuỷ ản xuất khẩu rất khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Lãi suất cao, thủ tục rắc rối vừa làm tăng chi phí đầu vào vừa làm các doanh nghiệp nhỏ và vừa, làm giảm khgả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu. Với tình hình trên, các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, phải chuyển về làm gia công cho các công ty nước ngoài, giảm hoặc dừng sản xuất, thậm chí giải thể hoặc phá sản. Trong đó khó khăn nhất là các ngành dệt may, da giầy , đồ gỗ.
Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam phải đối mặt với những rào cản thương mại mới, các vụ kiện chống bán phá giá và các hành vi bảo hộ thương mại tại các thị trừờng lớn. Như Hoa Kì vẫn tiếp tục giám sát hàng Dệt May nhập khẩu từ Việt Nam, EU lên kế hoạch rà soát chống bán phá giá sản phẩm giày da của Việt Nam; Ấn Độ chính thức điều tra chống bán phá giá đối với sợi vải cảu VIệt Nam ; Hiệp hội công nghiệp Giày của Braxin cũng chính thức khởi kiện giày dép Việt Nam bán phá giá. Tình trạng này đã đang và sẽ còn gây nhiều khó khăn cho hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam.
Mặt khác, trong khi thực hiện các cam kết trong các hiệp định gia nhập WTO, các hiệp định thương mại khu vực ( ASEAN, ACFTA), các doanh nghiệp Việt Nam chưa chủ động tận dụng các lợi ích và cơ hội do các cam kết hội nhập đem lại; mặt khác lại thụ động lúng túng trong việc đối phó với các thách thức xảy ra. Chính điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả cảu hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam
Cuối năm 2008, sang năm 2009, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam bắt đầu ngấm đòn khủng hoảng
Suy thoái kinh tế toàn cầu tác đáng kể đến hoạt động ngoại thương của Việt Nam mà kênh truyền dẫn tác động của suy thoái chính là hoạt động xuất khẩu với tổng kim ngạch tương đương 70% GDP. Trong mười tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giảm 13,8% so với năm 2008. Sự sụt giảm này còn thấp hơn ở hầu hết các quốc gia đang phát triển khác, song điều này sẽ làm cho 2009 trở thành năm đầu tiên có tăng trưởng xuất khẩu âm kể từ khi Việt Nam bắt đầu cải cách kinh tế. Mức sụt giảm này còn lớn hơn nếu lượng xuất khẩu vàng (hơn 2 tỷ
USD) trong quý I/2009 không được vào thống kê tổng giá trị xuất khẩu.
Bảng 2.5. Giá trị xuất khẩu Giá trị (triệu
USD),2008
Tăng trưởng ( %) 2008 10M-08 10M-2009
Tổng giá trị xuất khẩu 62,685 29.1 36.7 -13.8
Dầu Thô 10,357 22.0 43.2 -43.0
Ngoài dầu thô 52,328 30.6 35.4 -7.6
Gạo 2,894 94.3 83.4 -7.8 Các mặt hàng nông sản khác 5,505 17.2 20.0 -19.9 Thuỷ hải sản 4,510 19.8 23.7 -8.7 Than đá 1,388 38.8 57.4 -19.4 Dệt may 9,120 17.7 20.3 -1.5 Giày dép 4,768 19.4 16.9 -16.1 Điện tử và máy tính 2,638 22.5 27.3 0.1 Thủ công mỹ nghệ ( bao gồm cả vàng) 1,363 65.1 95.7 154.3 Sản phẩm từ gỗ 2,829 17.7 18.6 -14.0 Sản phẩm khác 17,312 44.3 52.9 -16.5
Nguồn: Tổng cục thống kê. Tăng trưởng tính trên cùng kì năm trước.
Như vậy khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến sự giảm mạnh nhu cầu nhập khẩu tại các quốc gia cũng như sự suy giảm khả năng thanh toán tại các thị trường, làm cho giá cả một số mặt hàng giảm mạnh trong những tháng đầu năm. Vì vậy mặc dù có sự tăng trưởng đáng kể về lượng hàng hoá xuât khẩu, song xuất khẩu đa số các mặt hàng đều giảm về mặt giá trị, ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu. Cụ thể, 11 tháng của năm 2009, kim ngạch xuất khẩu đạt 51 tỷ USD. Như vậy ước thực hiện tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2009 đạt khoảng 56,5 tỷ USD, giảm 9,9% so với năm 2008 ( riêng yếu tố giảm giá trong 9 tháng đầu năm làm kim ngạch xuất khẩu giảm trên 6 tỷ USD ). Trong đó: nhóm hàng công nghiệp nặng, khoáng sản chiếm tỷ trọng 31,2% tổng kim ngạch, nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chiếm 45,8% và nhóm nông lâm thuỷ sản chiếm 23%.
hoạch, than đá và dầu thô cũng duy trì được kim ngạch. Xuất khẩu nông sản được xem là thành công khi tính đến thời điểm hiện nay, tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản đã đạt khoảng 15 tỷ USD, trong đó nông sản đạt trên 8 tỷ USD, thủy sản trên 4 tỷ USD, lâm sản trên 2 tỷ USD. Trong khi đó, đối với lĩnh vực công nghiệp, mặt hàng dệt may đã gần chạm đích khi kim ngạch có thể đạt 9,1 tỷ USD, da giầy đạt khoảng 4,1 tỷ USD, xuất khẩu đồ gỗ với nhiều nỗ lực ước đạt 2,7 tỷ USD, chỉ thấp hơn năm 2008 khoảng 100 triệu USD. Tuy vậy, trong bức tranh xuất khẩu, có nhiều mặt hàng bị giảm mạnh như mây tre đan, cói thảm, đồ gốm sứ, dây cáp điện, túi xách. Ngoài ra, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực cũng giảm như thuỷ hải sản chỉ bằng 73,1% so với kế hoạch, hạt điều bằng 89%.... Điều này chứng tỏ kinh tế thế giới tuy đã phục hồi nhưng sức mua chưa đủ mạnh, chưa thật sự ổn định, đặc biệt đối với một số mặt hàng có giá trị cao thì nhu cầu bị tiết giảm. Một điều nữa có thể thấy là giá xuất khẩu năm 2008 rất cao. Do đó, năm 2009 rất khó để đạt được mức giá như năm 2008. Nhiều mặt hàng xuất khẩu tăng về lượng, nhưng lại giảm về kim ngạch. Vì vậy với kim ngạch xuất khẩu đạt được 56,5 tỷ USD cũng là một sự cố gắng lớn của nền kinh tế, cộng đồng doanh nghiệp trong bối cảnh suy thoái kinh tế vừa qua.
Hình 2.4. Kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân TM của Việt Nam năm 2009