Nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm, chuyển từ cạnh tranh bằng giá rẻ sang cạnh tranh bằng chất lượng và sáng tạo, nâng cao và mở rộng chuỗi giá trị.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của VIệt Nam sau khủng hoảng tài chính toàn cầu (Trang 88 - 90)

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU

3.3.2.1. Nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm, chuyển từ cạnh tranh bằng giá rẻ sang cạnh tranh bằng chất lượng và sáng tạo, nâng cao và mở rộng chuỗi giá trị.

sang cạnh tranh bằng chất lượng và sáng tạo, nâng cao và mở rộng chuỗi giá trị.

Đa số các DNVN đều là các DN nhỏ và vừa. So với DN các nước khác thì quy mô DNVN rất nhỏ. Đa số còn thiếu và yếu về các nguồn lực quan trọng như vốn, nhân lực, mặt bằng, thiết bị công nghệ…phụ thuộc nhiều vào nguồn cung bên ngoài nhưng lại khó tiếp cận với các nguồn cung đó. Do đó năng lực cạnh tranh của các DN còn nhỏ trên thị trường quốc tế. Vì vậy, trong bối cảnh kinh tế như hiện nay, vấn đề đặt ra đối với các DNVN nói chung, DN xuất nhập khẩu nói riêng, đó chính là nâng cao sức cạnh tranh của DN. Trong đó, các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của DN bao gồm: Chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt; sự hiểu biết và đáp ứng đúng và kịp thời nhu cầu khách hàng; giảm giá thành, nâng cao giá trị gia tăng của DN ; Xây dựng và phát triển thương hiêu, uy tín của DN; Đổi mới công nghê, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ chuyên môn và cần sự linh hoạt, thích ứng khi điều kiện thị trường thay đổi. Trong đó, các yếu tố do DN chi phối là:

Chiến lược kinh doanh của DN, dựa trên phân tích thị trường, lợi thế so sánh của DN, định hướng vào một mảng thị trường nhất định, tập trung vào những sản

Trình độ khoa học công nghệ, khả năng tiếp cận công nghệ và đổi mới công nghệ hiện có, chi phí cho R & D, đầu tư phát triển, kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm ( quyết định chất lượng, tính năng, sự khác biệt của sản phẩm).

Trình độ phát triển các quan hệ hợp tác, chuyên môn hoá, qua hình thành những “ chùm/cụm” các sản phẩm, dịch vụ liên kết với nhau.

Như vậy, một trong những công việc DN cần làm trong điều kiện khủng hoảng chính là nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá, nâng cao và mở rộng chuỗi giá trị thông qua các giải pháp công nghệ, thị trường, sản phẩm, liên kết… Những biện pháp đê nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam chính là:

Tiếp tục đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ điều chỉnh hợp lý cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng nâng cao tỷ trọng hàng xuất khẩu qua chế biến có giá trị gia tăng cao, giảm tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm khoáng sản và nông sản thô ở dạng sơ chế trong tổng kim ngạch xuất khẩu, tạo cơ sở vững chắc cho việc gia tăng hàng xuất khẩu. Thâm nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu thông qua việc tạo liên kết và nâng cấp các nhóm công nghiệp vè các mặt: ngành sản xuất cốt lõi, công nghiệp phụ trợ, dịch vụ hỗ trợ, nguồn nhân lực, phương tiện và dịch vụ hậu cần, nghiên cứu & phát triển.

R&D Thiết kế sản phẩm

Lắp ráp và sản xuất Phân phối Marketing

Nguồn : Kenichi Ohno, Hoạch định chính sách công nghiệp ở Thái Lan, Maylaysia và Nhật Bản, NXB Lao động xã hội 2006

Nâng cao chất lượng và mẫu mã sản phẩm đi đôi với giảm chi phí đầu vào và hạ giá thành sản phẩm.

Đa dạng hoá thị trường để vùa đẩy mạnh xuất khẩu, vừa có thể tránh được các cú sốc mạng tính khu vực.

Quan tâm đến việc đăng kí và bảo vệ thương hiệu hàng hoá của Việt Nam trên thị trường thế giới nhằm tạo uy tín cho hàng hoá của Việt Nam, qua đó đầy mạnh xuất khẩu hàng hoá.

Đẩy mạnh hợp tác liên doanh với nước ngoài trong sản xuất và xuất khẩu hàng hoá.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của VIệt Nam sau khủng hoảng tài chính toàn cầu (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w