CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA
2.2.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu vẫn đơn điệu, lạc hậu chậm đổi mới, đồng thời do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính nên xuất khẩu các mặt hàng
thời do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính nên xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm thuỷ sản và khoáng sản đều bị giảm sút do giá giảm.
Cơ cấu các nhóm hàng hoá xuất khẩu trong năm 2009 so với cơ cấu hàng xuất khẩu các năm trước có thể thấy vẫn chưa xuất hiện mặt hàng nào có khả năng tăng trưởng mạnh đủ để dẫn dắt tốc độ tăng xuất khẩu. Trong năm 2008, cơ cấu các mặt hàng XK ở mức thấp như khoáng sản xấp xỉ 2%, công nghiệp nặng chiếm 1,6%, công nghiệp nhẹ (dệt may, giầy da …) chiếm 5,7%, máy móc công nghệ cao chỉ chiếm có 8,3%. Trong khi các nước ASEAN 6 (trừ Brunei), đưa ra 20 mặt hàng XK lớn trong đó hàng linh kiện điện tử bán dẫn chiếm 17,9%, máy xử lý nguyên liệu chiếm 7,5% kim ngạch XK. Như vậy nếu Việt Nam không thay đổi cơ cấu XK dài hạn thì hoạt động XK sẽ còn gặp nhiều khó khăn. Đây có thể coi là nguyên nhân chính tác động tới tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua. Sang năm 2009, các sản phẩm thô vẫn chiém tỷ trọng lớn trong cơ cấu các mặt
hàng xuất khẩu, sản phẩm chế biến và những mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao chỉ chiếm một phần nhỏ. Xuất khẩu, sản phẩm khai thác tài nguyên như dầu thô, than đá chiếm đến 15%, (năm 2008 là 20%). Sản phẩm thuộc về nông, thủy sản như hạt tiêu, điều, cà phê, cao su, rau quả, gạo, thủy sản chiếm trên 22% về kim ngạch. Con số trên cho thấy xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào khai thác tài nguyên, đặc biệt là dầu thô. Thủy sản là sản phẩm chế biến nhưng phần nhiều dưới dạng đơn giản, chưa có những sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao. Những sản phẩm có tính chất gia công xuất khẩu như dệt may, giày da, đồ gỗ, túi xách chiếm gần 30% kim ngạch xuất khẩu. Nguyên liệu để làm những sản phẩm này phần lớn là nhập khẩu, nguồn nguyên liệu trong nước chỉ chiếm một phần nhỏ. Những mặt hàng như máy móc thiết bị, điện tử và linh kiện chiếm một phần nhỏ trong xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu của những sản phẩm này giảm không đáng kể. Xuất khẩu những mặt hàng này chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Bảng 2.6. Cơ cấu mặt hàng và kim ngạch xuất khẩu trong 8T/2009 so với 8T/2008
Như vậy, dưới tác động cua khủng hoảng cùng với sự yếu kém nội tại trong co cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, nên trong năm 2009, Việt Nam chỉ có 12 nhóm hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD ( trong đó có 9 mặt hàng đạt trên 2 tỷ USD , giảm 2 mặt hàng so với năm 2008. Trong năm 2009 có 3 nhóm hàng loại khỏi số nhóm hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD so với năm 2008 là: nhóm hàng dây điện và dây cáp điện, phương tiện vận tải và phụ tùng và nhóm hàng sắt thép các loại. Thay vào đó là nhóm hàng đá quý, kim loại quý và sản phẩm (trong đó chủ yếu là vàng) có kim ngạch xuất khẩu đạt 2,7 tỷ USD , tăng 1,94 tỷ USD so với năm 2008. Cụ thể các nhóm hàng chủ lực như sau:
Nhóm hàng nông lâm thuỷ sản
Nông, lâm, thủy sản chiếm 5 trong số 12 mặt hàng và nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất nước ta với các mặt hàng: thuỷ sản, gạo, đồ gỗ, cà phê và cao su. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực tiếp tục khẳng định vị thế của nông, lâm, thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới: đứng đầu về xuất khẩu hạt tiêu và hạt
điều; đứng thứ hai về xuất khẩu gạo (sau Thái Lan) và cà phê (sau Braxin); đứng thứ tư về xuất khẩu cao su (sau Thái Lan, Inđônêsia và Malaysia); đứng thứ 6 về xuất khẩu thủy sản. Tuy nhien trong năm 2009, nhóm hàng nông, lâm, thủy sản ước đạt 12,15 tỷ USD, chiếm 21,5% trong tổng KNXK. So với năm 2008, lượng XK của nhiều mặt hàng nông sản tăng mạnh, như: sắn và các sản phẩm từ sắn tăng gấp 2,2 lần, hạt tiêu tăng 40,2%, chè tăng 21,1%, gạo tăng 18%... nhưng nhìn chung giá XK bình quân của các mặt hàng đều giảm, như: cao su giá giảm 33,6%, hạt tiêu giá giảm 28,6%, gạo giá giảm 26%, cà phê giá giảm 24,2%...Các doanh nghiệp đã cố gắng khắc phục khó khăn, đẩy mạnh xuất khẩu, gia tăng về lượng để bù vào sự sụt giảm về giá; lượng xuất khẩu nhiều mặt hàng như gạo, cao su, hạt điều, hạt tiêu, chè đạt mức kỷ lục từ trước tới nay với mức tương ứng 5,96 triệu tấn, 731 ngàn tấn, 177 ngàn tấn, 134,3 ngàn tấn và 134 ngàn tấn. Nhưng do giá các mặt hàng chủ lực sụt giảm nhiều nên kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2009 vẫn giảm gần 7% so với mức 16,5 tỷ USD đạt được trong năm 2008. Trong đó, tốc độ sụt giảm của kim ngạch xuất khẩu cao su lớn nhất (giảm 23,5%), tiếp đến là cà phê (giảm 18%), đồ gỗ (giảm trên 8%), gạo (giảm 8%), hạt điều (giảm trên 7%), và thủy sản giảm gần 6%.
Hình 2.7. Xuất nhập khẩu nông sản và vật tư nông nghiệp giai đoạn 2001-2008 (triệu USD)
Nguồn: Tổng cục Hải quan.
Nguồn : Tổng cục hải quan
Hình 2.9. Xuất khẩu các mặt hàng nguyên liệu và nông sản chính giai đoạn 2006 - 2009
Nhóm khoáng sản ước đạt 8,51 tỷ USD, chiếm 15% trong tổng KNXK. Lượng XK dầu thô giảm 7,9%, giá XK giảm 60% đã làm cho KNXK mặt hàng này giảm khoảng 4,1 tỷ USD so với năm 2008; mặt hàng than đá mặc dù lượng tăng 16,5% nhưng do giá XK giảm nên KNXK giảm khoảng 62 triệu USD so với năm 2008. Tính chung xuất khẩu nhóm khoáng sản giảm 34,1%.
Hình 2.10: Lượng và đơn giá dầu thô xuất khẩu từ năm 1999- 2009
Nguồn : Tổng cục Hải Quan
Nhóm hàng công nghiệp chế biến
Nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 29,39 tỷ USD, chiếm 51,9% trong tổng KNXK, giảm 19,5% so với năm 2008. Cụ thể các mặt hàng như sau :
Gạo: năm 2009, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam lên mức kỷ lục với 5,96 triệu tấn, tăng 25,7% so với năm 2008. Tuy vậy, giá xuất khẩu bình quân giảm 26,8% (tương ứng giảm 163USD/tấn) nên trị giá là 2,66 tỷ USD giảm 8% so với năm trước.
Năm 2009, Việt Nam xuất khẩu gạo sang Châu Á đạt 3,21 triệu tấn, tăng 19,9% so với năm 2008 và chiếm 53,8% tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước (trong đó, Philippin tiếp tục là nước dẫn đầu với 1,71 triệu tấn, tăng nhẹ 0,9%; các nước còn lại 1,5 triệu tấn, tăng 52,6%). Tiếp theo là Châu Phi: 1,67 triệu tấn, tăng 41,7%; Châu Mỹ: 497 nghìn tấn, giảm 9,2% so với năm trước
HÌnh 2.11: Lượng cao su xuất khẩu theo tháng các năm 2006- 2009
Hình 2.12: Lượng gạo xuất khẩu theo tháng các năm 2006- 2009
theo tháng các năm 2006- 2009 tháng các năm 2006- 2009
Nguồn: Tỏng cục hải quan Việt Nam
Cao su: lượng xuất khẩu trong tháng 12 đạt 90,4 nghìn tấn, nâng tổng lượng xuất khẩu mặt hàng này cả năm đạt 731 nghìn tấn, tăng 11,1% so với năm 2008. Mặc dù vậy, do giá xuất khẩu bình quân giảm mạnh đến 31,1% nên kim ngạch chỉ đạt 1,23 tỷ USD, giảm 23,5% so với năm trước.
Trung Quốc tiếp tục là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu cao su của Việt Nam trong năm qua với 510 nghìn tấn (chiếm 69,6% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước), tăng 18,4% so với năm 2008. Tiếp theo là sang Malaixia: 30,1 nghìn tấn, tăng 43,3%; sang Hàn Quốc: 28,3 nghìn tấn, giảm 2,4%; sang Đài Loan: 25 nghìn tấn, tăng 18,1%; sang Đức: 21,4 nghìn tấn, giảm 12,4%;…
Hàng dệt may: tháng 12/2009, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam là 882 triệu USD, tăng 20,8% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch nhóm hàng này lên 9,06 tỷ USD, giảm 0,6% so với năm 2008.
Năm 2009, Hoa kỳ, EU và Nhật Bản tiếp tục là 3 đối tác lớn nhất của hàng dệt may Việt Nam, chiếm tỷ trọng xuất khẩu lần lượt là 55,1%; 18,2% và 10,5% trong tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Tuy nhiên so với năm 2008, chỉ có xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản là có tốc độ tăng trưởng dương (tăng 16,3%), đạt kim ngạch 954 triệu USD còn thị trường Hoa Kỳ đạt 4,99 tỷ USD, giảm 2,2% và EU đạt 1,65 tỷ USD, giảm 3,1%.
Giày dép các loại: trong tháng, xuất khẩu nhóm hàng này là 472 triệu USD, tăng 37,6% so với tháng 11, nâng tổng trị giá xuất khẩu cả năm lên 4,07 tỷ USD, giảm 14,7% so với năm 2008.
21,4% so với năm 2008 và chiếm 48,5% trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Tiếp theo là sang thị trường Hoa Kỳ: 1,04 tỷ USD, giảm 3,4%; sang Mexico: 138 triệu USD, giảm 10,1%; sang Nhật Bản : 122 triệu USD, giảm 10,9%
Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: trong hai tháng cuối năm, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này liên tục giảm từ hơn 284 triệu USD của tháng 10 xuống 274 triệu USD trong tháng 11 và tháng 12 là 260 triệu USD. Nhưng tính đến hết năm, kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện đạt 2,76 tỷ USD, tăng 4,6% so với năm trước.
Các thị trường chính trong năm 2009 cho sản phẩm này là Hoa Kỳ với 433 triệu USD, tăng 41,2%; Nhật Bản: 381 triệu USD, tăng 1,4%; Thái Lan: 288 triệu USD, giảm 28,8%; Trung Quốc: 287 triệu USD, tăng 4,9%;…
Máy móc thiết bị, dụng cụ & phụ tùng: liên tục đạt kim ngạch trên 200 triệu USD/tháng trong 4 tháng cuối năm và tính hết năm 2009 xuất khẩu của nhóm hàng này đạt kim ngạch 2,06 tỷ USD, tăng 10,7% so với năm 2008.
Dẫn đầu về nhập khẩu nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng của Việt Nam là Nhật Bản với gần 600 triệu USD, tăng nhẹ (0,6%) so với năm 2008; tiếp theo là thị trường Hoa Kỳ: 244 triệu USD, giảm 4,4%; Trung Quốc: 134 triệu USD, tăng 44,3%; Hồng Kông: 118 triệu USD, tăng 26,4%; Singapore: 102 triệu USD, tăng 23,6%;…
( Các số liệu về cơ cấu mặt hàng được trích dẫn từ số liệu thống kê của Hải Quan Việt Nam )