Thị trường thị xuất khẩu bị thu hẹp mạnh do nhu cầu nhập khẩu và khả năng thanh toán tại các thị trường chủ lực đều sút giảm và đang có xu hướng

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của VIệt Nam sau khủng hoảng tài chính toàn cầu (Trang 61 - 65)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

2.2.3.Thị trường thị xuất khẩu bị thu hẹp mạnh do nhu cầu nhập khẩu và khả năng thanh toán tại các thị trường chủ lực đều sút giảm và đang có xu hướng

năng thanh toán tại các thị trường chủ lực đều sút giảm và đang có xu hướng chuyển dịch

Về thị trường xuất khẩu, các thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD có 16 quốc gia, đạt 43,7 tỷ USD, chiếm 77% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong năm 2009, các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam vẫn là Hoa kì, EU, ASEAN, và Nhật Bản, trong đó duy nhất xuất khẩu sang thị trường khu vực Châu Phi có mức tăng trưởng dương, ước khoảng 17,5% do tăng xuất khẩu gạo sang thị trường Bờ biển Ngà và tái xuất khẩu vàng sang Nam Phi, còn các thị trường khác đều giảm, giảm mạnh nhất là thị trường châu Đại dương (khoảng 44,8%) do lượng dầu thô xuất khẩu sang Ôxtrâylia giảm, cụ thể như sau:

Thị trường Châu Á đạt kim ngạch 25,27 tỷ USD, giảm 13,1% so với năm 2008, trong đó: Thị trường Nhật Bản đạt 6,2 tỷ USD, giảm 27,4%, thị trường ASEAN đạt 8,6 tỷ USD, giảm 16,2% so với năm 2008. Thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc và Hồng Kông tăng tương ứng 5,4%; 15,7% và 17%.

Thị trường châu Âu đạt 12,28 tỷ USD, giảm 0,9 % so với năm 2008, trong đó: Khối EU đạt kim ngạch 9,2 tỷ USD, giảm 14,9%; khối các nước Tây Âu, Bắc Âu và Đông Âu, tăng 98% do tái xuất khẩu vàng sang Thuỵ sỹ trong những tháng đầu năm.

Thị trường châu Mỹ đạt 12,94 tỷ USD, giảm 7,2% so với năm 2008, trong đó: Thị trường Hoa Kỳ đạt kim ngạch 11,2 tỷ USD, giảm 5,5%; Canada đạt 634 triệu USD, giảm 3,4%.Thị trường Châu Phi đạt 986 triệu USD, tăng 17,5% so với năm 2008.

Thị trường Châu Đại dương đạt 2,27 tỷ USD, giảm 47,2% so với năm 2008, chủ yếu do xuất khẩu dầu thô xuất khẩu sang Ôxtrâylia giảm 48%.

Hình 2.13 : KNXK sang một số thị trường lớn từ năm 2007 đến năm 2009

Mặt khác, dưới tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, thị trường xuát khẩu của Việt Nam cũng bắt đầu có dấu hiệu chuyển dịch.

Thị trường châu Á chiếm trên dưới một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm 2009 đã giảm mạnh hơn tốc độ chung (giảm 21,2% so với giảm 10,1%), nên tỷ trọng đã giảm từ 50% trong cùng kỳ năm trước xuống còn 43,8% của năm 2009. Giảm mạnh nhất là Nhật Bản, giảm 40%, Hàn Quốc

Mỹ, EU chững lại hoặc sút giảm thì xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 440 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước; khả năng cả năm sẽ đạt gần 1 tỷ USD so với mức 820 triệu USD của năm trước.

Thị trường Nhật Bản cần được quan tâm, vì hiện có ba lợi thế: đồng Yên lên giá mạnh, hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản với nhiều ưu đãi thuế hơn trước có hiệu lực từ đầu tháng 7; kinh tế Nhật Bản đã có dấu hiệu tốt lên nhờ chính sách kích thích tiêu dùng của Chính phủ.

Song châu Á cũng là thị trường mà Việt Nam nhập siêu lớn nhất. Trong khi với thị trường này, Việt Nam xuất khẩu 12,1 tỷ USD thì nhập khẩu lên đến 23,9 tỷ USD, nhập siêu lên đến 11,8 tỷ USD, cao gấp 5 lần tổng mức nhập siêu của cả nước.

ASEAN là một bộ phận của thị trường châu Á, vừa là thị trường lớn; 6 tháng đầu năm xuất khẩu của Việt Nam sang đây bị giảm 17,6%, nên tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu đã giảm từ 18,2% xuống còn 16,7%. Do xuất khẩu chỉ đạt 4,6 tỷ USD, trong khi nhập khẩu lên đến 5,9 tỷ USD, nên nhập siêu từ ASEAN ở mức 1,3 tỷ USD.

Châu Âu là thị trường lớn thứ hai trong các châu lục. Sáu tháng đầu năm 2009, thị trường này đã tăng 19% so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do thị trường Thụy Sĩ tăng cao nhờ Việt Nam xuất khẩu vàng sang đây. Nhờ vậy, tỷ trọng của thị trường châu Âu trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng từ 20% lên 26%. Nhờ xuất khẩu cao hơn nhập khẩu, nên Việt Nam đã xuất siêu khoảng 3,8 tỷ USD sang châu Âu. Thị trường châu Âu tới đây sẽ tiếp tục được cải thiện khi xuất khẩu dệt may, thuỷ sản sang Nga được mở rộng.

Trong 6 tháng đầu 2009, xuất khẩu của Việt Nam sang châu Mỹ đạt 6 tỷ USD, giảm 7,7% so với cùng kỳ năm trước - giảm ít hơn so với tốc độ giảm chung. Do vậy tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang châu Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng từ 21,2% lên 21,7%. xuất khẩu cao hơn nhập khẩu, nên Việt Nam tiếp tục ở vị thế xuất siêu sang thị trường này ở mức 4,1 tỷ USD, chỉ giảm chút ít so với mức 4,2 tỷ USD của cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu sang châu Mỹ sẽ có sự cải thiện khi kinh tế Mỹ tốt hơn lên và xuất khẩu thuỷ sản sang Brazil được mở rộng. Trong thị trường châu Mỹ, Mỹ chiếm tỷ trọng lớn nhất. Trong 6 tháng, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đạt 5,1 tỷ USD, giảm 5% so với cùng kỳ, thấp hơn tốc độ giảm chung,

nên tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu đã tăng từ 17,5% của cùng kỳ năm trước lên 18,5% trong 6 tháng đầu năm nay.

Châu Đại Dương là thị trường lớn thứ tư trong các châu lục, nhưng trong 6 tháng năm 2009 đã giảm tới 40,2% so với cùng kỳ năm trước. Do vậy, tỷ trọng thị trường này đã giảm từ 7,1% xuống còn 4,7%. Trong quan hệ buôn bán với châu Đại Dương, Việt Nam tiếp tục giữ vị thế xuất siêu, nhưng mức xuất siêu đã giảm từ 1,05 tỷ USD xuống còn trên 0,74 tỷ USD.

Trong quan hệ buôn bán của Việt Nam với Châu Phi, Việt Nam giữ vị thế xuất siêu; mức xuất siêu của 6 tháng này đạt 637 triệu USD, cao gần gấp đôi mức xuất siêu 366 triệu USD của cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, do tỷ trọng thị trường này còn nhỏ (dù tỷ trọng thị trường này 6 tháng đầu năm 2009 đã tăng từ 1,8 lên 3%) khả năng thanh toán không cao, nên dù tốc độ tăng cao nhưng tác động đến tốc độ chung không lớn.

2.2.4.Đánh giá chung

Khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ hiện đang lây lan toàn cầu, hệt như động đất dưới lòng biển và sau đó xảy ra sóng thần. Những bất ổn trên thị trường bất động sản và tài chính Mỹ trong năm 2008 đã biến thành cơn bão tàn phá kinh tế và tài chính toàn cầu. Khủng hoảng tài chính đã nhanh chóng tác động vào các ngành sản xuất, xuất khẩu và dịch vụ. Giá của hàng loạt mặt hàng giảm một cách đột ngột, trong đó giá nhiều mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, thép, nguyên liệu, lượng thực thực phẩm, dịch vụ vận tải biển… giảm hơn 50%. Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Hoa Kỳ vào cuối năm 2008 đã lan ra thị trường thế giới và tác động mạnh tới các nền kinh tế lớn như EU, Nhật Bản. Do Hoa Kỳ chiếm 15% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng năm của thế giới, nên sự biến động của nền kinh tế nước này có tác động đến nhiều nước xuất khẩu trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Nhìn chung, khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động đến xuất khẩu Việt Nam thể hiện ở một số mặt như:

Thứ nhất: Thị trường xuất khẩu bị thu hẹp mạnh do nhu cầu nhập khẩu và khả năng thanh toán tại các thị trường chủ lực đều sút giảm. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là đối với một số ngành có giá trị xuất khẩu lớn như dệt may, da giày, dây và cáp điện...

Thứ hai: Khủng hoảng khiến hàng hoá giảm trên phạm vi toàn cầu, làm cho xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản, khoáng sản... gặp khó khăn do giá giảm.

Thứ ba: Số vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp tăng lên khi các nước nhập khẩu quan tâm hơn đến việc giành lại thị trường cho các doanh nghiệp trong nước. Mặt khác, khi nhu cầu nhập khẩu trên thị trường thế giới càng giảm thì sức ép cạnh tranh từ các nước châu Á khác càng gia tăng, đặc biệt là đối với các mặt hàng nông sản, thuỷ sản, dệt may, giày dép, điện tử...

Mạt khác, để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2010 đạt 6,5%, Quốc hội đã thông qua mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tăng trên 6% so với năm 2009, tương đương 59,9 tỷ USD. Việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu ở mức 6% là một nhiệm vụ hết sức khó khăn vì nhiều nhóm hàng đã chạm ngưỡng trong năm 2009, khó tăng tiếp trong năm 2010. Bên cạnh đó, xuất khẩu của Việt Nam cũng phải sẽ đối mặt thêm với nhiều rào cản thương mại mới do chính sách bảo hộ từ các thị trường nhập khẩu. Vì vậy, việc đưa ra các giải pháp để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sau khủng hoảng là vấn đề quan trọng và cấp thiết trong thời gian tới nhằm đón đầu sự phục hồi của nền kinh tế thế giới trong tương lai.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của VIệt Nam sau khủng hoảng tài chính toàn cầu (Trang 61 - 65)