Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao; tăng sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của VIệt Nam sau khủng hoảng tài chính toàn cầu (Trang 79 - 80)

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU

3.3.1.1. Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao; tăng sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có

mặt hàng có giá trị gia tăng cao; tăng sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu các mặt hàng thô.

Việc cải thiện cơ cấu mặt hàng xuất - nhập khẩu không thể thực hiện trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, cần xây dựng lộ trình cụ thể nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa sản xuất trong nước, đặc biệt là các sản phẩm xuất khẩu truyền thống, đồng thời tìm thị trường cho các sản phẩm xuất khẩu mới. Ví dụ trong năm 2010, có nhiều mặt hàng có khả năng phát triển xuất khẩu, như 80% lượng cao su tự nhiên được dùng cho ngành công nghiệp lắp ráp ôtô, trong khi dự báo cho thấy thị trường ôtô sẽ có nhiều khởi sắc trong năm 2010. Hiện, khả năng cung cấp cao su của nhiều nước trên thế giới đang giảm, nên nhiều dự báo cho thấy giá cao su sắp tới tương đối tốt. Mặt hàng gạo cũng có khả năng phát triển, vấn đề là chúng ta làm thế nào bán ở giá tốt nhất, lựa chọn đơn hàng và đấu thầu một cách khôn khéo để chọn được giá tốt.

Đồng thời, quá trình chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu cần phải đảm bảo khai thác được các sản phẩm có lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh trên thương

trường quốc tế. Như độ tinh xảo của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ cũng như nông sản là các sản phẩm có thế mạnh của Việt Nam. Vì vậy, cần phải đặc biệt chú trọng, phát huy và cải tiến các sản phẩm truyền thống có hàm lượng giá trị nghệ thuật, văn hoá, tay nghề thủ công cao bằng cách đầu tư phát triển có trọng điểm những làng nghề truyền thống, vùng nguyên liệu đặc sản để có đơn hàng ổn định với khối lượng lớn. Đối với nông, hải sản cần đẩy mạnh công nghệ chế biến sau thu hoạch để nâng cao tỷ trọng hàng công nghệ chế biến, giảm tỷ lệ hàng sơ chế nhằm tránh ảnh hưởng của quy luật giá cánh kéo.

Ngoài ra để hỗ trợ tốt cho quá trình chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, cần triển khai xây dựng các trung tâm cung ứng nguyên – nhiên liệu, đóng vai trò là các đầu mối tổ chức nhập khẩu và cung ứng nguyên - phụ liệu cho các DN sản xuất hàng xuất khẩu trong nước, đặc biệt là một số lĩnh vực như sản xuất hàng dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhưa...nhằm nâng cao khả năng cung nguyên liệu cho sản xuất một cách kịp thời với chi phí thấp hơn.

Hợp tác với các nước khác có cùng mặt hàng xuất khẩu ( như gạo với Thái Lan, cafe với Indonesia, Braxin, đồ gỗ với Malaysia...) để tăng cường hiệu quả xuất khẩu, nhất là các mặt hàng nông sản có thế mạnh của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của VIệt Nam sau khủng hoảng tài chính toàn cầu (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w