0
Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Kim ngạch xuát khẩu giảm sút do sự bảo hộ tại thi trường nước ngoài, nhu cầu nhập khẩu giảm , sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU (Trang 51 -54 )

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

2.2.1. Kim ngạch xuát khẩu giảm sút do sự bảo hộ tại thi trường nước ngoài, nhu cầu nhập khẩu giảm , sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng

nhu cầu nhập khẩu giảm , sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng

Khủng hoảng kinh tế xảy ra, hàng loạt doanh nghiệp phá sản. Chỉ riêng ở Mỹ, trong tháng 9/2008 đã có thêm 159 ngàn việc làm bị cắt giảm.Tại Châu Á và Châu Âu, con số này cũng đang gia tăng nhanh. Mất việc đồng nghĩa không có thu nhập để chi trả dịch vụ. Bên cạnh đó, những lo ngại về sự xấu đi của nền kinh tế và khả năng mất việc làm trong tương lại gần đã buộc người dân phải cắt giảm mạnh mẽ chi tiêu mà trước hết là mặt hàng cao cấp. Đây là nguyên nhân khiến thị trường bán lẻ ảm đạm và các hệ thống bán lẻ bị đóng của hàng loạt. Tại Pháp sức mua cuối năm 2008 giảm 0,4% và cả năm chỉ tăng 0,7% so với 3,3% của năm 2007. Dưới tác động của khủng hoảng, nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường lớn đều giảm, kéo theo nhu cầu nhập khẩu tại các thị trường lớn đều giảm mạnh. Bên cạnh đó, tỷ giá EUR biến động sẽ là bất lợi cho xuất khẩu Việt Nam. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam phấn lớn là gia công. Nếu xuất khẩu sang EU, các doanh nghiệp thường nhập khẩu bằng USD, trả các chi phí khác bằng VND và bán vào thị trường sử dụng EURO. Hiện đồng USD đang tăng giá so với EURO, sức ép giảm giá EURO càng lớn. Như vậy, chi phí sản xuất của doanh nghiệp sẽ tăng trong khi doanh thu thì khó tăng.Ngoài ra, việc các nước sử dụng hàng rào kỹ thuật, thương mại để hạn chế nhập khẩu, bảo vệ sản xuất trong nước, chống thâm hụt thương mại cũng gây khó khăn cho hàng xuất khẩu Việt Nam.

Vì sức tiêu thụ hàng hoá trên thị trường thế giới thu hẹp, giá cả của nhiều loại hàng hoá giảm mạnh nên kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2009 chỉ đạt gần 41,4 tỷ USD, giảm 14,8% so với cùng kỳ năm trước. Những tháng cuối năm tình hình đã được cải thiện rõ rệt. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tháng 11 đạt gần 4,7 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước. Tháng 12 đạt mức cao nhất trong năm với 5,25 tỷ USD, tăng 12% so với tháng trước và tăng 12,5% so với tháng 12 năm trước, chủ yếu do hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đều tăng, trong đó hàng dệt may tăng 90 triệu USD, gạo tăng 80 triệu USD; giày dép tăng 77 triệu USD; cà phê tăng 67 triệu USD; dầu thô tăng 33 triệu USD. Tính chung quý IV năm 2009, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu tăng 7,1% so với quý IV năm 2008.Nhờ xuất khẩu quý IV tăng cao nên kim

ngạch xuất khẩu hàng hoá năm 2009 ước tính đạt 56,6 tỷ USD, giảm 9,7% so với năm 2008, bao gồm: khu vực kinh tế trong nước đạt 26,7 tỷ USD, giảm 5,1%, đóng góp 23,5% mức giảm chung của xuất khẩu hàng hoá cả năm; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 29,9 tỷ USD, giảm 13,5%, đóng góp 76,5%. Nếu không kể dầu thô thì kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 2,2% so với năm 2008.

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2009 ước tính đạt 9 tỷ USD, giảm 1,3% so với năm trước; dầu thô 6,2 tỷ USD (giảm 2,4% về lượng và giảm tới 40% về kim ngạch), chiếm tới 68% mức giảm chung của tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm; thủy sản đạt 4,2 tỷ USD, giảm 6,7%; giày dép đạt 4 tỷ USD, giảm 15,8%; gạo đạt 2,7 tỷ USD (tăng 25,4% về lượng và giảm 8% về kim ngạch); gỗ và sản phẩm gỗ đạt 2,6 tỷ USD, giảm 9,9%; cà phê đạt 1,7 tỷ USD (tăng 10,2% về lượng và giảm 19% về kim ngạch); than đá đạt 1,3 tỷ USD (tăng 29,9% về lượng và giảm 4,5% về kim ngạch).

Như vậy, kim ngạch xuất khẩu bình quân năm 2009 ước đạt gần 4,72 tỷ USD/tháng, thấp hơn 520 triệu USD so với mức bình quân năm 2008 (5,22 tỷ USD/tháng). Tuy nhiên, nếu loại trừ yếu tố đột biến về thị trường và giá hàng hoá trên thế giới năm 2008, xuất khẩu năm 2009 vẫn có tốc độ tăng khá so với dãy số thời gian của các năm trước: tăng 74,1% so với năm 2005, tăng 41,8% so với năm 2006, tăng 16,3% so với năm 2007. Trong đó xuất khẩu của khu vực FDI vẫn giữ vị trí quan trọng. Doanh nghiệp FDI tham gia xuất khẩu hầu hết các mặt hàng chủ lực và chiếm tỷ trọng cao trong xuất khẩu nhiều mặt hàng, đặc biệt là nhóm hàng công nghiệp chế biến. Một số mặt hàng khối FDI chiếm tỷ trọng lớn là: túi xách, va li mũ ô dù, hàng dệt may, giày dép, điện tử, máy tính, máy móc, thiết bị, dây cáp điện. Nhóm hàng công nghiệp chế biến là nhóm hàng chiếm tỷ trọng cao nhất (63,5%) trong xuất khẩu của Việt Nam hiện nay và tỷ trọng xuất khẩu của FDI cũng chiếm cao nhất

.

Nguồn: Báo cáo tỉnh hình thực hiện kế hoạch năm 2009 của ngành công thương - Bộ công thương

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU (Trang 51 -54 )

×