Hoạt động xuất khẩu hàng hoá

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của VIệt Nam sau khủng hoảng tài chính toàn cầu (Trang 34 - 41)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

2.1.1.2. Hoạt động xuất khẩu hàng hoá

Trước năm 1990 hoạt động xuất khẩu của Việt Nam hoạt động theo cơ chế “ nhà nước độc quyền ngoại thương “. Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất không trực tiếp xuất khẩu , việc xuất khẩu hàng hoá chỉ do một số đầu mối là các tổng công ty thương mại nhà nước thực hiện. Trong đó thị trường xuất nhập khẩu rất hạn chế chủ yếu là Liên Xô cũ và các nước Đông Âu. Đây là các thị trường không đòi hỏi cao về chất lượng hàng hoá, việc thanh toán theo phương thức hàng đổi hàng và không phản ánh đúng giá trị thị trường của hàng hoá. Tất cả các yếu tố trên đã kìm hãm hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu thấp, khả năng cạnh tranh của hàng hoá thâp…

Từ năm 1990, khi các quan hệ kinh tế đói ngoại được mở rộng, các doanh nghiệp ngày càng nắm quyền trực tiếp trong việc xuất khẩu hàng hoá, các chính sách khuyến khích xuất khẩu được đẩy mạnh…đã taộ động lực cho hoạt động xuất khẩu đạt được những kết quả ngoạn mục, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Theo số liệu của bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm 1991 -1995 gấp 2,5 lần so với 5 năm trước, nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu trong 10 năm 1991 – 2000 đạt khoảng 18,4%/năm so với nhịp độ tăng trưởng bình quân của GDP là 7,2%/năm, như vậy tốc độ tăng trưởng xuất khảu tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 2,6 lần.

Giai đoạn 2001 – 2005 là giai đoạn 5 năm đầu thực hiện “chiến lược xuất khẩu của VIệt Nam thời kỳ 2001- 2010”, đây là giai đoạn chứng kiến nhiều biến động lớn về kinh tế, chính trị xã hội và để đạt được tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân 17,4%/năm ( cao hơn so với mục tiêu đề ra trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001 – 2005 là 1,3%) Chính phủ, các bộ ngành và doanh nghiệp đã thể hiện được những nỗ lực và quyết tâm rất lớn. Trong hai năm đầu của giai đoạn 2001-2005 thi trường thế giới có nhiều diễn biến không thuận nên dù ta áp dụng nhiều giải pháp khuyến khích xuất khẩu nhưng kim ngạch xuất khẩu chỉ đat 15tỷ USD ( 2001) và 16,7 tỷ USD ( 2002). Sang năm 2003, nhờ vào tình hình dầu thô tăng giá cộng với việc tích cực thâm nhập vào thị trường Hoa Kì kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn đạt mức 20,17 tỷ USD ( tăng 20,7% so với năm 2002). Trong hai năm cuối của giai đoạn 2001- 2005 nhờ tích cực xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu và khắc phục những khó khăn về nguồn cung trong nước, kim

2003) và lên tới 32,4 tỷ USD trong năm 2005. Năm 2006, hoạt động xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của cả nước đạt 39,6 tỷ USD tăng 22,1% so với năm 2005và đạt 66,4%GDP

Bảng 2.1. Tình hình xuất khẩu hàng hoá từ năm 2001 – 2006

Đơn vị: triệu USD, %

Nôi dung Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Kim ngạch Tăng Kim ngạch Tăng Kim ngạch Tăng Kim ngạch Tăng Kim ngạch Tăng Kim ngạch Tăng Tổng số 15.029 3,8 16.706 11,2 20.149 20,6 26.503 31,5 32.442 22,2 39.600 22,1 Tỷ trọng XK/GDP 46,2 47,6 51 58,3 61,3 66,4 Tăng bình quân 7,4 24,7 22,1

Nguồn: Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006- 2010 và báo cáo tóm tắt về Thương mại Việt Nam 2006, phương hướng phát triển năm 2007 của Bộ thương mại

Trên cơ sở những kết quả đạt được của hoạt động xuất khẩu giai đoạn 2001 – 2006 ta có thể rút ra một số nhận định sau:

Quy mô và tốc độ tăng trưởng của Xuất khẩu đã được mở rộng và tăng trưởng ở mức độ cao. Từ chỗ chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng thu nhập quốc dân (24% GDP năm 1991), đến 2006 xuất khẩu đã chiếm 64,9%, đứng thứ 5 so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, thứ 6 ở châu Á, thứ 8 trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá bình quân đầu người năm 2006 gấp 2,5 lần so với năm 2000, tăng 22,1% so với năm 2005, đứng thứ 6 trong khu vực, thứ 25 ở châu Á, thứ 92 trên thế giới. Hệ số giữa tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá với tốc độ tăng GDP đạt hơn 2,7

Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu đã có những chuyển biên tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng chế biến, chế tạo, nhóm hàng có hàm lượng công nghệ cao, giảm dần xuất khẩu hàng thô, hàng gia công có giá trị thấp. Tỷ trọng nhóm hàng nông - lâm - thủy sản đã giảm từ 52,2% năm 1990 xuống còn khoảng 20,5% năm 2006. Tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ tương đối ổn định: 33,9% năm 2001; 40,4% năm 2004 và 39,0% năm 2006. Tỷ trọng nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản cũng dao động trong khoảng từ 21,6 % năm 2001 đến 24,7% năm 2005 và 23,4% năm 2006 .

Bảng 2.2.Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 2001 - 2006

Đơn vị : %

2001 2002 2003 2004 2005 2006

Nông, Lâm, Thuỷ sản 24,3 23,9 22,1 20,5 21,1 20,5

Nhiên liệu, khoáng sản 21,6 20,5 19,9 22,7 24,7 23,4

CN và TCMN 33,9 40,0 40,5 40,4 38,4 39,0

Hàng hoá khác 20,2 15,6 17,5 16,4 15,6 17,1

Nguồn: Báo cáo tổng kết của Bộ Thương mại 2005, 2006

Công tác phát triển thị trường xuất khẩu đạt được nhiều thành tựu quan trọng, vừa mở ra thị trường mới, vừa thâm nhập và khai thác tốt hơn những thị trường đang có. Các thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam theo thứ tự là: Mỹ, EU, ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Australia. Trong giai đoạn 2001-2007, Kim ngạch xuất khẩu vào tất cả các thị trường trọng điểm đều tăng trưởng ấn tượng:

xuất khẩu vào EU tăng 2,8 lần, vào Nhật tăng 2,3 lần và vào ASEAN tăng 2,8 lần. Đáng chú ý nhất là việc gia tăng xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Nếu như năm 2001, giá trị xuất khẩu sang thị trường lớn nhất thế giới này chỉ là 1065,3 triệu USD, thì đến năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đạt 10,54 tỷ USD, xấp xỉ 10 lần năm 2001. Kết quả này có được là nhờ Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ kí kết vào năm 2000 và có hiệu lực vào cuối năm 2001.

Đến năm 2006, thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã được mở rộng đến 220 nước và vùng lãnh thổ. Từ chỗ chúng ta phải lệ thuộc hoàn toàn vào khu vực thị trường Đông Âu và Liên xô (cũ), từ năm 1991 đến nay, thị trường ngày càng được mở rộng từ ASEAN đến châu Á, châu Âu và châu Mỹ, châu Phi. Nếu như từ năm 2000 trở về trước thị trường xuất khẩu thị trường chủ yếu của nước ta chủ yếu ở khu vực châu Á, thì từ 2001 đến nay, thị trường đã được đa dạng hoá.

Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường châu Mỹ tăng đều trong 3 năm qua (từ 21,3% năm 2004 lên 23,2% năm 2006). Thị trường Hoa Kỳ vẫn là đối tác chính của Việt Nam về xuất khẩu với kim ngạch 8 tỉ USD, chiếm tỷ trọng 86,8%, các nước khác chỉ chiếm 13,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang thị trường châu Mỹ.

Trong khi đó, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn đối với xuất khẩu giày dép nhưng thị trường châu Âu vẫn duy trì được tỷ trọng 19-20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước từ năm 2004 đến nay. Các nước EU chiếm tỷ trọng 89,2% kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang thị trường châu Âu (6,81 tỉ USD), tăng 23,5% so với cùng kỳ năm 2005.

Riêng Châu Á, kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng rất lớn so với các châu lục khác, bởi đây là thị trường lớn nhất từ trước tới nay. Ngoài ra, việc số liệu thống kê về xuất khẩu vào châu Đại Dương được tính gộp vào châu Á (kể từ năm nay) đã làm tăng thêm tỷ trọng của khu vực này (châu Đại Dương chiếm tỷ trọng 8,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước). Trong đó, khu vực Đông Bắc Á chiếm tỷ trọng 51,8%, đạt kim ngạch 10,79 tỉ USD; khu vực Đông Nam Á chiếm tỷ trọng 31,5%, đạt kim ngạch 6,56 tỉ USD; châu Đại Dương chiếm tỷ trọng 15,87%, đạt kim ngạch 3,3 tỉ USD... trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang thị trường châu Á .

Đơn vị : %

2000 2002 2003 2004 2005 2006

Châu Á 60,5 52,0 49,0 54,8 58,5 52,6

Châu Âu 23,0 23,0 22,0 20,4 18,1 19,3

Châu Mỹ 6,7 16,0 20,2 21,3 21,3 23,2

Châu Phi, Tây Nam Á 1,0 1,0 0,8 1,6 2,1 4,8

Châu Đại Dương 8,8 8,0 8,0 6,7 - -

Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Nguồn : Tổng cục thống kê.

Các chủ thể tham gia xuất khẩu không ngừng được mở rộng đa dạng hoá và hoạt động ngày càng hiệu quả, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân và khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Những thành tựu trên của hoạt động xuất khẩu của VIệt Nam trong giai đoạn 2001-2006 co được là do nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan:

Nguyên nhân chủ quan:

Sự đổi mới trong cơ chế chính sách quản lý theo hướng phát triển nền kinh tế mở của Đảng và Nhà nước.

Sự gia tăng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo nguồn lực quan trọng để mở rộng quy mô sản xuất trong nước, gia tăng khối lượng hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu. Trong giai đoạn 2001- 2005 tông vốn đầu tư được huy động và đưa vào nền kinh tế Việt Nam đạt khoảng 976 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 1,8 lần so với giai đoạn 5 năm trước, trong dó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt khoảng 162 nghìn tỷ đồng ( khoảng 16,6%). Riêng namư 2006, tổng vốn FDI huy đông được trên 10tỷ USD ( khoảng 160 tỷ đồng) gần bằng tổng số vốn của 5 năm trước cộng laị.

Việc đẩy mạnh đàm phán kí kết các hiệp định thoả thuận hợp tác thương mại giữa Việt Nam với Chính Phủ các nước, các khu vực thị trường đã góp phần quan trọng giúp mở rộng nhiều thị trường, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu thâm nhập và khai thác các thị trường xuất khẩu thuận lợi và hiệu quả hơn, từ đó mở thêm co hội xuất khẩu và gia tăng quy mô xuất khẩu. Đặc biệt, Hiệp Định thương mại song phương Việt - Mỹ được kí kết vào cuối năm 2001 đã tạo ra bước đột phá

quan trọng trong việc nanag cao giá trị hàng xuất khẩu của hàng Việt Nam ( xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường Hoa Kì đã tăng từ khoảng 1 tỷ USD năm 2001 lên hơn 2,4 tỷ USD năm 2002 và liên tục tăng cao, đạt 6,5 tỷ USD vào năm 2005).

Cuối cùng hoạt động xúc tiến thương mại trên toàn quốc đã từng biết hình thành và dành được sự quna tâm cảu nhiều ban ngành, địa phương. Các hình thức xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp ngày càng đa dạng, phong phú và chuyên nghiệp hơn, góp phần quan trọng trong việc giúp DN khai thác và mở rộng thị trường xuất khẩu…

Nguyên nhân khách quan:

Sự phục hồi tăng trưởng của nền kinh tế thế giới trong giai đoạn 2003 – 2006 làm tăng nhu cầu nhập khẩu hàng hoá của khu vực và các quốc gia trên thế giới. Xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn này đạt mức tăng trưởng bình quân 24,7%/năm.

Giá cả nhiều loại hàng hoá trên thị trường thế giới tăng cao , đặc biệt là sự tăng lên trong giá xuất khẩu của một số mặt hàng chủ yếu của Việt Nam như gạo, hạt tiêu, cao su, dầu thô, than đá…đã góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu cho hàng hoá của Việt Nam.

Mặc dù xuất khẩu của Việt Nam đã đạt được những thành tựu khá khả quan tuy nhiên vẫn còn những hạn chế nhất định như:

Quy mô xuất khẩu vẫn còn nhỏ bé, kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Năm 2004 kim ngạch xuất khẩu của nước ta chỉ gần bằng ¼ kim ngạch xuất khẩu của Malaysia, 1/3 của Thái Lan, 2/3 của Philippin. Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người còn thấp hơn, chỉ bằng ¼ của Thái Lan, 2/3 của Philippin.

Xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhưng chưa vững chắc và dễ bị tổn thương bởi các cú sốc từ bên ngoài như sự biến động giá cả trên thị trường hay sự xuất hiện của các rào cản thương mại mới.

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chưa hợp lý, thể hiện ở ba phương diện: Chủng loại hàng hoá xuất khẩu còn đơn điệu chậm xuất hiện những mặt hàng mới có đóng góp đáng kể vào kim ngạch; Các mặt hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng thấp, các sản phẩm xuất khẩu vẫn chủ yếu ở dạng thô, chưa qua sơ chế hoặc chủ yếu là dưới hình

thức gia công như dệt may, da giày, điện tử…; Quá trình chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng theo hướng công nghiệp hoá diễn ra chậm và chưa có giải pháp cơ bản triệt để. Về thực chất cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua chủ yếu chuyển dịch theo chiều rộng mà chưa đi vào chiều sâu, xuất khẩu chủ yếu dựa vào khai thác lợi thế so sánh sẵn có mà chưa khai táhc được lợi thế cạnh tranh thông qua việc xay dựng các ngành công nghiệp có mối liên kết chặt chẽ với nhau hình thành chuỗi giá trị gia tăng xuất khẩu lớn.

Khả năng chủ động nắm bắt những cơ hội thuận lợi để thâm nhập và khai thác các thị trường xuất khẩu còn nhièu hạn chế. Chưa tận dụng triệt để lợi thế từ các hiệp định thương mại song phương, đa phương và khu vực đã kí kết giữa Việt Nam và các đối tác để khai thác hết tiềm năng của các thị trường lớn như Hoa Kì, EU, Trung Quốc.

Năng lực cạnh trạnh còn yếu kém ở cả ba cấp độ: nền kinh tế, doanh nghiệp và mặt hàng xuất khẩu. Trong đó những hạn chế từ phía doanh nghiệp chuyển biến chậm : đại bộ phận có quy mô nhỏ, yếu về năng lực, kém về kiên sthức và kinh nghiệm kinh doanh trên thị trường quốc tế phần nhiều doanh nghiệ không có chiến lược kinh doanh xuất khẩu dài hạn, mức độ thụ động cao.

Công tác của mạng lưới đại diện, đặc biệt về thương mại ở nước ngoài còn yếu kém, chưa thực sự hỗ trợ tốt cho hoạt động xuất khẩu, các chương trình XTTM nhỏ lẻ, rời rạc, hiệu quả chưa cao.

Nguyên nhân của những hạn chế trên được xét đến ở cả khía cạnh khách quan và chủ quan như sau:

Nguyên nhân chủ quan :

Đầu tư xã hội cho sản xuất hàng xuất khẩu còn thấp, ảnh hưởng đến khả năng gia tăng quy mô sản xuất và xuất khẩu. Bên cạnh đó hiệu quả đầu tư chưa cao, đầu tư dàn trải, chưa có dự án dầu tư quy mô lớn nhằm tập trung khai thác tiềm năng xuất khẩu khiến cơ cấu sản xuất và xuất khẩu chậm đổi mới theo hướng tích cực.

Sự thiếu chuẩn bị từ phía các cơ quan nhà nước trong việc phổ biến, hướng dẫn và chuẩn bị điều kiện để đón những cơ hội từ các hiệp định và thoả thuận hợp tác thương mại đem lại, trong khi đó các DN lại mang nặng tư tưởng trông chờ vào những hướng dẫn, hỗ trợ của nhà nước.

Khả năng dự báo và thích ứng với những biến động mới của thị trường thế giới như rào cản thương mại và phi thương mại ngày càng gia tăng, xu hướng hình thành các RTA và FTA trở nên phổ biến làm thay đổi chính sách và luồng thương mại…của các doanh nghiệp xuất khẩu con yếu dẫn đến xuất khẩu một số mặt hàng còn khó khăn ( thuỷ sản…).

Các kết cấu hạ tầng quan trọng phục vụ cho xuất khẩu như cảng biển, sân bay, đường giao thông, kho hàng…còn thiếu hoặc năng lực hoạt động còn thấp, tính cạnh tranh kém làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và của hàng xuất khẩu.

Nguyên nhân khách quan :

Những bất ổn về kinh tế và chính trị trên thị trường thế giới đem lại cho xuất

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của VIệt Nam sau khủng hoảng tài chính toàn cầu (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w