Các nước thuộc Châu Á– Thái Bình Dương ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng của thương mại thế giớ

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của VIệt Nam sau khủng hoảng tài chính toàn cầu (Trang 71 - 72)

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU

3.2.1.4. Các nước thuộc Châu Á– Thái Bình Dương ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng của thương mại thế giớ

trọng trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng của thương mại thế giới

Theo hội nghị của Liện hợp Quốc về hợp tác và phát triển ( UNCTAD), các nước thuốc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng của thương mại thế giới. Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, từ chỗ chỉ chiếm gần 21% tỷ trọng thương mại quốc tế vào năm 1990, đến nay đã được coi là khu vực phát triển sôi động nhất thế giới và chiếm tới gần 35% thị phần trong xuất nhập khẩu toàn cầu. Trong đó Mỹ tiếp tục dẫn đầu về thương mại, mặc dù tỷ trọng của Mỹ trong giá trị xuất nhập khẩu của toàn thế giới có xu hướng sụt giảm từ 14% năm 2005 đến 12% đến năm 2020 ( theo dự báo của cơ quan tình báo kinh tế Anh – “ Foresight 2020”- EIU, 2006). Đồng thời Trung Quốc và Ấn Độ đang nổi lên trở thành những quốc gia có vị thế và có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến nền thương mại thế giới.

Trung Quốc sẽ thay thế Đức ơ vị trí thứ 2 và có khả năng bắt kịp Mỹ vào năm 2020. Với thế mạnh về tỷ lệ vốn/lao động được nâng cao và phát triển cả về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực, dự báo xuất khẩu các mặt hàng có hàm lượng kĩ thuật cao của Trung Quốc sẽ tăng mạnh. Đến năm 2020 các mặt hàng điện tủ dệt may hoá chất và thiết bị dầu khí sẽ là những mặt hàng xuất khẩu chính của Trung Quốc. Ấn

Độ có khả năng sẽ nhảy vọt từ vị trí 24 như hiện nay ( 2006) lên vị trí thứ 10, tuy nhiên cũng chỉ chiếm 3% tổng thương mại toàn cầu. Những mặt hàng xuất khẩu chính của Ẫn Độ được dự báo là dệt may, phụ tùng ô tô, dược phẩm và các sản phầm ICT nhờ lợi thế là đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật cao.

Kinh tế các nước đang phát triển ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ và một số nền kinh tế đang nổi ở Châu Á sẽ tăng trưởng mạnh cũng góp phần thúc đẩy thương mại thế giới phát triển trong thời gian tới. Sản lượng của các nền kinh tế này cũng không ngừng tăng lên, làm tăng gía trị xuất khẩu của toàn thế giới. Ngược lại để phục vụ cho xuất khẩu, cầu của các nền kinh tế này về hàng hoá trung gian, năng lượng, công nghệ và tư liệu sản xuất từ các nước phát triển và đang phát triển cũng tăng mạnh, làm tăng kim ngạch xuất khẩu của toàn thế giới. Bên cạnh đó mức sống của người dâ ở các nền kinh tế đang nổi được nâng cao nên cầu nhập khẩu hàng tiêu dùng và dịch vụ của thế giới cũng tăng mạnh, vì đa số các nền kinh tế này đều là các quốc gia và khu vực đông dân cư và có nhiều tiềm năng

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của VIệt Nam sau khủng hoảng tài chính toàn cầu (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w