c, Nguyên nhân gắn với nguyên lý vận hành của hệ thống kinh tế thị trường : nhà nước hay thị trường
1.3.2.2. Do sự sụt giảm về kim ngạch, cơ cấu và thị trường xuất khẩu của kinh tế thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng sau khủng hoảng.
thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng sau khủng hoảng.
Theo báo cáo của WTO cho thấy tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa thế giới đã giảm khoảng 23% trong năm 2009. Trong số 10 quốc gia xuất khẩu hàng đầu, mức tăng trưởng xuất khẩu của Nhật Bản tồi tệ nhất (giảm 26%), Trung Quốc giảm 16% nhưng mức giảm vẫn thấp hơn so với mức giảm của Đức là 22%.
Hình 1.2. Xuất khẩu hàng hoá của Đức, Trung Quốc, Mỹ giai đoạn 2005 - 2009
Nguồn: Global Trade Information
Việt Nam cũng không nằm ngoại lệ. Giai đoạn 2001 – 2005, xuất khẩu Việt Nam luôn vượt mục tiêu đề ra cả về quy mô lẫn tốc độ, đạt mức tăng trưởng bình quân 17.6% năm so với mục tiêu là 16%/năm, đẩy tổng kim ngạch xuất khẩu cả giai đoạn lên đến 110,8tỷ USD ( so với mục tiêu là 95 tỷ USD). Năm 2006 tốc độ 22,9%, với kim ngạch đạt 39,8 tỷ USD vượt 104,9%chỉ tiêu Chính phủ đưa ra. Năm 2007, tốc độ xuất khẩu đạt 22,0%, kim ngạch 48.56 tỷ USD , năm 2008 đạt xấp xỉ 63 tỷ USD, tăng trên 29,5% so với năm 2007. Tăng trưởng của các khu vực thị trường trongnăm 2008 có sự thay đổi, xuất khẩu sang thị trường Châu Phi tăng tới 95,7%, Châu Á tăng 37,8%, châu Đại Dương tăng 34,9%. Tuy nhiên tốc độ tăng đã chậm lại so với Châu Mỹ ( 21,9%), Châu Âu đạt 26,3. Điều này cho thấy xu hướng chuyển
dịch và đa dạng hoá thị trương xuất khẩu của Việt Nam đã bắt đầu hé lộ.
Tuy nhiên do tác động của khủng hoảng tài chính từ cuối năm 2008 đầu năm 2009 làm cho kinh tế toàn cầu suy giảm mạnh, tác động đến thương mại toàn càu nói chung, xuất khẩu của Nhật Bản giảm 50% trong quý I/2009, Mỹ giảm 30%, Trung Quốc giảm 25,7%, Singapor giảm gàn 30%...Đối với Việt Nam xuất khẩu bị giảm mạnh do bị ảnh hưởng bởi cả cầu suy giảm và sự xuất hiện nhiều hơn các hàng rào phi thuế quan và các biện pháp bảo hộ mới từ các nước nhập khẩu. Xuất khẩu chịu tác động kép trên cả ba phương diện: đơn đặt hàng giảm suýt do chính sách hướng nội và sự giảm kinh tế tài chính ở các nước nhập khẩu; nhu cầu tiêu dùng giảm; giá cả nhiều mặt hàng xuất khảu chủ lực của ta như dầu thô, lúa gạo, cao su cafe, thuỷ sản...đều giảm. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, kể các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, co lại do gặp khó khăn về vốn và đầu ra. Trên thực té, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái thế giới, giá hàng hoá giảm mạnh, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp...nên kim ngạch xuất khảu trong 6 tháng đầu năm 2009 của Việt Nam chỉ đạt 27,57 tỷ USD, giảm 10% so với cùng kì năm 2008. Trong đó xuất khảu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ( không kể dầu thô) đạt 10,3 tỷ USD, chiếm 37,3% kim ngạch xuất khẩu giảm 7,6%. Kim ngạch xuất khẩu vào thi trường Hoa Kì giảm 7%, EU giảm 10%, ASEAN giảm 6%. Trong bốn thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam bao gồm Hoa Kì, Nhật bản, Trung Quốc, AUSTRALIA, chỉ có Hoa Kì có xu hướng tăng trong những tháng quý II/2009.
Trong khi đó nhập siêu đang có dấu hiệu tăng troẻ lại sẽ ảnh hưởng không tốt tới cán cân thanh toán tỏng thể, gây áp lực nên tỷ giá VND/USD. Thật vậy, về nhập khẩu, một số mặt hàng có khả nưng giảm bớt nhập siêu do giá cả giảm nhu cầu trong nước ít đi. Nhưng mặt khác nguy cơ nhập siêu tăng là rất cao do giá cả trên thị trường thế giới thuyên giảm, thuế suất hạ thấp theo các cam kết quốc tế và điều này sẽ gây sức ép mạnh lên sản xuất trong nước.
Như vậy đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trong giai đoạn hiện nay khi kinh tế thế giới vẫn đang gánh chịu hậu quả nặng nề của cuộc KHTC toàn cầu là một khó khăn thách thức lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên trước yêu cầu của CNH – HĐH đất nước thì việc nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu, tranh thủ nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại, thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế nhằm nâng cao sức cạnh tranh lâu dài cho nền kinh tế Việt Nam là một tất yếu khách quan.