0
Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Do bối cảnh kinh tế thế giới thời kỳ hậu khủng hoảng, những cơ hội và thách thức đối với kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU (Trang 25 -28 )

c, Nguyên nhân gắn với nguyên lý vận hành của hệ thống kinh tế thị trường : nhà nước hay thị trường

1.3.2.1. Do bối cảnh kinh tế thế giới thời kỳ hậu khủng hoảng, những cơ hội và thách thức đối với kinh tế Việt Nam

thách thức đối với kinh tế Việt Nam

Sau khủng hoảng, sẽ có một thế giới thay đổi rất nhiều, rất mạnh trong thời gian tới, trong đó có hai xu hướng di chuyển quan trọng:

Thứ nhất, là di chuyển công nghệ thấp đến các nước đi sau, kém phát triển. Đây là điểm mà Việt Nam cần phải cảnh giác vì phía sau giá rẻ của công nghệ thấp chính là nguồn nhân lực chất lượng thấp, đó chính là thảm hoạ lâu dài cho một quốc gia và dân tộc.

Thứ hai, là luồng di chuyển công nghệ cao. Những nước nghèo, kém phát triển cũng muốn nhập cuộc và có cơ hội nhập cuộc. Đấy là một cơ hội rất lớn cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên đằng sau cơ hội ấy, đòi hỏi phải có sự đổi mới tư duy. Bởi vì trong nhiều trường hợp, ở các nước lạc hậu đi sau, những tầng nấc văn hoá, tư duy theo kiểu truyền thống sẽ là sức cản lớn.

Nhìn chung để có bước đi rõ ràng chính xác trong giai đoạn hậu khủng hoảng ta cần có cái nhìn tổng quát về bối cảnh kinh tế thể giới hậu khủng hoảng. Có thể khái quát một số nét sau:

KHTC chạm đáy nhưng hiểm hoạ suy thoái vẫn còn

Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế vẫn tiếp diễn và là không thể đảo ngược:

Tăng trưởng xuất khâu hàng hoá thế giới vẫn ở mức cao đạt 14.06% (2005), 15,4%(2006), 14,44%(2007).

Đầu tư ( tư nhân) trực tiếp nước ngoài vào các nuớc đang phát triẻn và mới nổi cũng tanưg mạnh đạt 241,4 tỷ $( 2006), 359,0 tỷ $( 2007), 459,3 tỷ $ (2008).

Dòng vốn đầu tư gián tiếp đã rất lớn tạo sự gắn chặt về lợi ích. Đến cuối namư 2007 chứng khoán nước ngoài do nhà đầu tư Hoa Kỳ năm lên tới 4956 tỷ USD, chứng khaón Hoa Kỳ do nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ lên tới 3130 tỷ USD…

Mô hình kinh tế thị trường vẫn đững vững. Tuy nhiên sự thất bại của mô hình kinh tế thị trường tự đo kiểu Hoa KÌ cho thấy vai trò điều tiết, giám sát của nhà nước là rất quan trọng.

chế giám sát nền kinh tế sẽ hiệu quả hơn. Đồng thời, có đại diện của các nước và nền kinh tế mới nổi ( Trung Quốc, Braxin…)

Các nước tiến hành quá trình tái cơ cấu tuy ở mức độ, tốc độ và phạm vi khác nhau tuỳ thuộc vào trình độ phát triển và các yếu kém nội tại trong nền kinh tế( đặc biệt là về vĩ mô và hệ thông tài chính). Mất cân đối vĩ mô giữa các quốc gia và nền kinh tế vẫn còn nhưng không lớn như hiện nay. Ít có xu hướng quay trở lại chủ nghĩa bảo hộ kiểu cũ.

Trước bối cảnh kinh tế thế giới trong thời kì hậu khùng hoảng, chúng ta cần xác định rõ cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế nước ta:

1.3.2.1.1. Cơ hội

Cơ hội xem xét và đánh giá lại mô hình phát triển. KHTC tạo ra cơ hội cho nước ta xem xét và đánh giá lại mô hình phát triển. Mô hình tăng trưởng trước đay còn nhiều hạn chế ( cơ cấu xuất khẩu lạc hậu, tăng trưởng dựa nhiều vào đầu tư nhà nước) và KHTC chính là cơ hội để điều chỉnh mô hình với chi phí điều chỉnh thấp nhất.

KHTC cũng cho ta bài học về ổn định và lành mạnh hóa kinh tế vĩ mô bằng cách gắn liền tăng trưởng kinh tế đi đôi với ổn định kinh tế vĩ mô, hướng tới phát triển bền vững.

KHTC cũng tạo cơ hội thử thách tính hiệu quả và khả năng thích nghi của các DN trong nước. Là cơ hôi lớn để các doanh nghiệp cải thiện năng lực cạnh tranh, có thể rút ra bài học về quản trị từ các nước khác mà không phải trải qua tổn phí trực tiếp. Mặt khác KHTC còn tạo khả năng cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận với lao động nước ngoài có trình độ tương đối cao hơn so với lao động trong nước nhưng bị mất việc làm ở thị trường lao động nước họ.

Có thể thấy rằng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là không thể đảo ngược. Nền kinh tế toàn cầu sẽ được tái cấu trúc, các thể chế tài chính to cầu mới sẽ được xây dựng và hoàn thiện. Kinh tế thị trường vẫn là mô hình kinh tế có sức sống, có động lực khuyến khích, sáng tạo và phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả hợp lý. Tuy nhiên điều đó chưa đủ để tạo nên một nền kinh tế vận hành hiệu quả mà cần có sự can thiệp của nhà nước với vai trò định hướng, dẫn dắt. Đó chính là tính đúng đắn của mô hình kinh tế thị truờng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế nước ta là một nền kinh tế

mới nổi và còn phải nỗ lực học hỏi rất nhiều nhằm theo kịp tiến trình phát triển nhưng cũng cần đến những bước đột phá để tiến nhanh.

1.3.2.1.2. Thách thức

Tác động tiêu cực từ suy thoái kinh tế toàn cầu và giảm sút thị trường( do tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào mở rộng xuất khẩu, độ mở của nền kinh tế tương đối cao). Trên thực tế, xuất khẩu trong quý I/2009 chỉ tăng 2.4% so với cùng kỳ năm 2008.

Nguy cơ thiếu vốn do nguồn lực tài chính từ nước ngoài giảm sút. Do chênh lệch giữa tiết kiệm trong nước - dầu tư tương lứon ( khaỏng 10%GDP)nên nước ta thường phải dựa vào nguồn vốn đầu tư nước ngoài để đáp ứng nhu cầu vốn cho quá trình tăng trưởng. Trong những năm trước, môi trường kinh tế thế giới không uqá khó kahưn, nguồn vốn đầu tư tương đối dư dả trong khi tỷ suất lợi nhuận ở các thị trường phat triển gần như bão hoà, nên các nguồn vốn FDI đã đổ vào nước ta khá nhiều nhằm tìm kiếm cơ hội sinh lời. Tuy nhiên, KHTC toàn chính dẫn đến các quốc gia đều cắt giảm chi tiêu, hướng sản xuất vào thị trường nội địa, đầu tư ra nước ngoài giảm sút do đó làm giảm các dự án FDI mới trong khi các dự án cũ lại giải ngân chậm hoặc thậm chí là bãi bỏ.

Những khó khăn trong hoạch định chính sách vĩ mô do vừa nhằm mục tiêu kích thích sản xuất kinh doanh vừa tránh nguy cơ “ tái lạm phát”.

Mức độ ảnh hưởng của KHTC tới nền kinh tế nước ta còn phụ thuộc nhiều vào phản ứng chính sách của nhà nước đối với các biểu hiện của nền kinh tế. Tuy nhiên việc đưa ra các công cụ chính sách một cách hợp lý không phải là điều đơn giản vì các công cụ chính sách có tác động trái chiều với các nhóm xã hội khác nhau. Và thời điểm để ra các quyết định chính sách cũng khó khăn vì phải kể đến độ trễ của chính sách, áp lực cầu và sự lành mạnh hoá kinh tế vĩ mô.

Tóm lại, cuộc KHTC thế giới dù có nhiều bất định cả về thời điểm chạm đáy và những hệ quả của nó, đã đem lại cho các nước cả thách thứ và cơ hội. Là một nước nhỏ đang tích cực phát triển tham gia quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nước ta cần chủ động lựa chọn những biện pháp chính sách nhằm tận dụng những cơ hội, và đối phó với những thách thức từ cuộc khung hoảng. Một trong những giải pháp hữu hiện nay nhằm tăng vốn, tăng GDP hiện nay chính là thúc đẩy phát triển xuất khẩu. Đó là giải pháp quan trọng và tất yếu đối với một nền kinh tế dựa nhiều vào

xuất khẩu như nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU (Trang 25 -28 )

×