ngành chức năng của tỉnh có liên quan đến tôn giáo
Một là, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp là cơ quan tập hợp lực lượng toàn dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn Đảng, toàn dân vào thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Do vậy Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cần qui tụ, liên kết các tổ chức chính trị, xã hội, các tầng lớp nhân dân, trong đó có các tổ chức, cá nhân tôn giáo, đoàn kết thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.
Hai là, các tổ chức chính trị, xã hội cần quan tâm nhiều đến hội viên, đoàn viên là tín đồ các tôn giáo, vận động họ thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước do địa phương phát động. Thông qua các phong trào thi đua, vận động tín đồ gia nhập vào các đoàn thể, đồng thời chọn ra những hội viên, đoàn viên ưu tú điển hình giới thiệu cho Đảng.
Ba là, các cơ quan chức năng như: Sở Tài nguyên - Môi trường tiến hành khoanh vùng, đo đạc lập hồ sơ đất đai từng cơ sở thờ tự, tiến tới cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất cho từng cơ sở thờ tự theo qui định của pháp luật hiện hành. Để tránh tình trạng khiếu kiện, tranh chấp đất đai của cơ sở thờ tự như hiện nay.
Sở Xây dựng sau khi cấp phép xây dựng các cơ sở thờ tự của các tôn giáo cần thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ thi công để các công trình kiến trúc tôn giáo đúng với thiết kế, qui hoạch đã được duyệt.
Ngành Văn hóa - Thông tin cần tăng cường công tác bảo tồn, bảo tàng các giá trị văn hóa, lịch sử của các công trình tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn.
Đoàn Kiểm tra liên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội các cấp cần thường xuyên theo định kỳ tiến hành các đợt kiểm tra hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và lễ hội trên địa bàn, qua đó phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc, trái pháp luật, đồng thời phát huy được những giá trị tốt đẹp của các lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống, góp phần giữ gìn nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
Cơ quan An ninh chủ động nắm bắt tình hình, kịp thời phát hiện các hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để tiến hành các hoạt động tuyên truyền đạo trái pháp luật, lôi kéo, kích động quần chúng tín đồ tham gia các hoạt động đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc
Để công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo có hiệu quả cao cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và chính quyền các cấp trong công tác tôn giáo. Đối với những vùng giáp ranh thường xuyên phải trao đổi thông tin về tình hình hoạt động tôn giáo, quan tâm đến hoạt động của chức sắc các tôn giáo.
Kết luận
Tôn giáo là một thực thể xã hội, luôn gắn liền với đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội và là nhu cầu tâm linh, tinh thần của một bộ phận nhân dân. Tôn giáo luôn là vấn đề nhạy cảm và hết sức phức tạp, nó vừa liên quan đến nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng tín đồ, vừa ảnh hưởng trực tiếp đến trật tự an toàn xã hội và an ninh của Quốc gia. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, nước ta đang tiến hành đổi mới, mở cửa hội nhập quốc tế, song song với quá trình ấy các thế lực thù địch trong và ngoài nước đang đẩy mạnh lợi dụng tôn giáo để thực hiện âm mưu “Diễn biến hòa bình” chống chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Vì vậy quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo là một trong những công tác có tính cấp bách trong giai đoạn hiện nay, làm tốt công tác này sẽ góp phần đưa hoạt động tôn giáo đi vào ổn định, đúng pháp luật, loại bỏ những âm mưu, hoạt động lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch.
Trong thời gian qua, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Lạng Sơn đã đạt những kết quả quan trọng. Có được những kết quả đó là do cấp ủy đảng và chính quyền địa phương đã dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề tôn giáo và quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo. Qua đó đã khắc phục được quan niệm phiến diện về tôn giáo trong đội ngũ cán bộ đảng viên.
Chính sách về tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước đã được Lạng Sơn quán triệt và thực hiện nghiêm túc, tạo được sự đồng thuận, thống nhất của quần chúng tín đồ, chức sắc các tôn giáo với công tác quản lý của chính quyền địa phương.
Các dự án phát triển kinh tế, xã hội trong vùng tôn giáo tập trung được chính quyền, các cơ quan ban ngành ở cấp tỉnh và huyện quan tâm thực hiện có hiệu quả, do vậy đời sống vật chất và tinh thần của quần chúng tín đồ, đặc biệt trong vùng dân tộc thiểu số được nâng lên rõ rệt. Quần chúng tín đồ, chức sắc các tôn giáo tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, phấn khởi tham gia xây dựng cuộc sống mới “tốt đời, đẹp đạo”, góp phần vào sự thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Ban Chấp hành Trung ương (1998), Thông báo số 145 về kết luận của Bộ Chính trị về
tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới, Hà Nội.
2. Ban chấp Trung ương (1998), Chỉ thị 37/ CT- TWvề công tác tôn giáo trong tình mới,
3. Ban Chấp hành Trung ương (2004), Qui định số 123- QĐ/TW về một số điểm kết nạp đảng viên đối với người có đạo và đảng viên có đạo tham gia sinh hoạt tôn giáo, Hà Nội.
4. Ban Tôn giáo Chính phủ (2002), Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Nghị định 26 của
Chính phủ về các hoạt động tôn giáo, Hà Nội.
5. Ban Tôn giáo Chính phủ (2001), Các văn bản pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn
giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
6. Ban Tôn giáo Chính phủ (2004), Báo cáo tổng kết công tác quản lý nhà nước về tôn
giáo, Hà Nội.
7. Ban Tôn giáo Chính phủ (2005), Báo cáo tổng kết công tác quản lý nhà nước về tôn
giáo, Hà Nội.
8. Ban Tôn giáo chính phủ (2005), Đề cương bài giảng tôn giáo và công tác quản lý nhà
nước đối với các hoạt động tôn giáo, Hà nội.
9. Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương (2002), Vấn đề tôn giáo và chính sách tôn giáo của
Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Ban Dân vận Tỉnh ủy Lạng Sơn (1995), Báo cáo tình hình tôn giáo trong 2 năm thực
hiện Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị, Lạng Sơn.
11. Ban Dân vận Tỉnh ủy Lạng sơn (1997), Báo cáo công tác tôn giáo- dân tộc năm
1997, Lạng Sơn.
12. Ban Dân vận Tỉnh ủy Lạng Sơn (1998), Kế hoạch về việc triển khai thực hiện kết
Luận 145 và chỉ thị 37 của Bộ Chính trị về công tác tôn giáo trong tình hình
mới, Lạng Sơn.
13. Ban Dân vận Tỉnh ủy Lạng Sơn (1999), Báo cáo công tác tôn giáo - dân tộc năm
1999, Lạng Sơn.
14. Ban Dân vận Tỉnh ủy Lạng Sơn (2002), Báo cáo công tác tôn giáo năm 2002, Lạng
Sơn.
15. Ban Dân vận Tỉnh ủy Lạng Sơn (2003), Báo cáo công tác tôn giáo năm 2003, Lạng
16. Ban Dân vận Tỉnh ủy Lạng Sơn (2004), Báo cáo công tác tôn giáo năm 2004, Lạng Sơn.
17. Ban Dân vận Tỉnh ủy Lạng Sơn (2005), Báo cáo công tác tôn giáo năm 2005, Lạng
Sơn.
18. Bộ Chính trị (1990), Nghị quyết số 24- NQ/ TW về tăng cường công tác tôn giáo
trong tình hình mới, Hà Nội.
19. Bộ Nội vụ (2004), Thông tư số 25/ TT- BNVhướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân quản lý nhà nước về công tác tôn giáo ở địa phương, Hà Nội.
20. Chính Phủ (1999), Nghị định số 26- NĐ/ CP về các hoạt động tôn giáo, Hà Nội.
21. Chính Phủ (2004), Nghị định số 22-NĐ/ CP Về kiện toàn tổ chức bộ máy làm công
tác tôn giáo thuộc Uỷ ban nhân dân các cấp, Lạng Sơn.
22. Chi hội Thánh Tin lành Bắc Sơn, Báo cáo hoạt động của Hội Thánh Tin lành Bắc
Sơn giai đoạn 1997 - 2003 và chương trình hoạt động năm 2004- 2005, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
23. Công ty cổ phần thông tin kinh tế đối ngoại (2005), Lạng Sơn thế và lực mới trong thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Nguyễn Cường (2000) Xứ Lạng văn hóa và du lịch, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
25. Nguyễn Hồng Dương (2002), “Một số vấn đề về công tác tôn giáo trong tình hình
mới”, Tạp chí Dân vận, (1+2), Hà Nội.
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI,
Nxb Sự thật, Hà Nội.
27. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII,
Nxb Sự thật, Hà Nội.
28. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành
30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Địa chí Lạng Sơn (1998), Địa lý Lạng Sơn, Lạng Sơn.
33. Hoàng Minh Đô (2005), Việc thực hiện chính sách tôn giáo trong vùng đồng bào dân
tộc thiểu số ở Tây Nguyên, (chủ nhiệm đề tài) thuộc đề án Chính phủ, Hà Nội.
34. Hoàng Giáp (2003), “Ngô Thì Sĩ và đền thờ Tam giáo ở Lạng Sơn”, Tạp chí Nghiên
cứu tôn giáo, ( ).
35. Hội Đồng Bộ Trưởng(nay là Chính phủ) (2003), Nghị định số 69- NĐ/ HĐBT về các
hoạt động tôn giáo, Hà Nội.
36.Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo
và công tác tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
37. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh- Trung tâm khoa học về Tín ngưỡng và
Tôn giáo (2004), Tập bài giảng lý luận về tôn giáo và chính sách đối với tôn
giáo của Đảng và Nhà nước ta, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
38. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Trung tâm khoa học về Tín ngưỡng và
Tôn giáo (1998), Trích tác phẩm Kinh điển Chủ nghĩa Mác - Lênin về Tôn
giáo, Tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội.
39. Mai Thanh Hải (1998), Tôn giáo thế giới và Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà
Nội.
40. Thanh Hiếu (1998), “Quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo”, Tạp chí Công giáo và
Dân tộc, (40).
41. Huyện ủy Bắc Sơn (2006), Báo cáo tình hình tôn giáo và kết quả thực hiện chủ
trương đối với đạo Tin lành ở huyện Bắc Sơn, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
42. Nguyễn Hữu Khiển (2001), Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trong điều
kiện xây dựng nhà nước dân chủ, pháp quyền Việt Nam hiện nay, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
43. Nguyễn Đức Lữ (2002), Đổi mới chính sách tôn giáo và Nhà nước quản lý tôn giáo hiện nay- Những bài học kinh nghiệm và kiến nghị cụ thể, Đề tài nhánh thuộc đề tài cấp Nhà nước, chủ nhiệm đề tài, Hà Nội.
44. Bùi Đức Luận (2003), “Những bước tiến trong việc thể chế hóa chủ trương, chính
sách về tôn giáo ở nước ta thời gian gần đây”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo,
(1).
45. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa
đổi bổ sung năm 2001), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
46. Phòng Tôn giáo, Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (1999), Báo cáo công tác Tôn giáo,
Lạng Sơn.
47. Phòng Tôn giáo, Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (2000), Báo cáo công tác Tôn giáo,
Lạng Sơn.
48. Phòng Tôn giáo, Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (2001), Báo cáo công tác Tôn giáo,
Lạng Sơn.
49. Phòng Tôn giáo, Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (2002), Báo cáo công tác Tôn giáo,
Lạng Sơn.
50. Phòng Tôn giáo, Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (2003), Báo cáo công tác Tôn giáo,
Lạng Sơn.
51. Phòng Tôn giáo, Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (2004), Báo cáo công tác Tôn giáo,
Lạng Sơn.
52. Phan Viết Phong (2002), “Hướng dẫn hoạt động tôn giáo - Nhiệm vụ quan trọng của công
tác tôn giáo hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị, (4), tr.
53. Thủ Tướng Chính phủ (2005), Chỉ thị số 01- CT/ TTg về một số công tác đối với đạo
Tin lành, Hà Nội.
54. Tỉnh ủy Lạng Sơn (1998), Báo cáo tình hình tôn giáo và công tác tôn giáo sau 2 năm
tổng kết Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI đến nay, Lạng Sơn.
55. Tỉnh ủy Lạng Sơn (1991), Báo cáo tình hình công tác tôn giáo của tỉnh Lạng Sơn,
56. Tỉnh ủy Lạng Sơn (2005), Báo cáo trình Đại hội XIV Đảng bộ tỉnh, Lạng Sơn.
57. Ngô Hữu Thảo (1998), Mối quan hệ giữa chính trị và tôn giáo trong thời kỳ mở rộng
giao lưu Quốc tế và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, Đề tài khoa học cấp bộ, Hà Nội.
58. Trần Minh Thư (2005),“Quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo là một yêu cầu
khách quan”,Tạp chí Công tác tôn giáo, (3).
59. Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn(2002), Báo cáo kết quả 3 năm thực hiện nghị định
26/ 1999/ NĐ- CP của Chính phủ về các hoạt động tôn giáo của tỉnh Lạng Sơn (1999- 2002), Lạng Sơn.
60. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (2004), Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, Hà Nội.
61. Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (2003), Báo cáo kết quả kiểm tra các hoạt động tín
ngưỡng, tôn giáo, lễ hội trên địa bàn tỉnh, Lạng Sơn.
62. Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (2003), Báo cáo về những vi phạm trong hoạt động tôn
giáo của ông Lý Tiến Lưu (Mục sư Tin lành), Lạng Sơn.
63. Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (2000), Kế hoạch triển khai thông báo số 255/ TB-
TW Về chủ trương đối với đạo Tin lành trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh,
Lạng Sơn.
64. V.I Lênin, toàn tập (1980), Về thái độ của Đảng công nhân đối với tôn giáo, Tập 17,
Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
65. V.I Lênin, toàn tập (1980), Chủ nghĩa xã hội và Tôn giáo, Tập 12, Nxb Tiến bộ,
Mátxcơva.
66. Đặng Nghiêm Vạn (2002), "Trở lại vấn đề tôn giáo", Tạp chí Cộng
sản, (13).
67. Đặng Nghiêm Vạn (2003), Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
68. Viện Nghiên cứu chiến lược và khoa học- Bộ Công an (2003), Tôn giáo trong thế
69. Viện Chiến lược quân sự- Bộ Quốc phòng (2004), Nghiên cứu tổng kết lý luận, thực tiễn đấu tranh phòng chống chiến lược” Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, Hà Nội.
70. Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Lạng Sơn (1998), Báo cáo thực trạng về công tác quản
lý Đền, Chùa trên địa bàn tỉnh, Lạng Sơn.
71. Sở Văn hóa- Thông tin tỉnh Lạng Sơn (2005), Báo cáo công tác văn hóa- thông tin,
Lạng Sơn.