Đối với Trung ương

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Lạng Sơn hiện nay docx (Trang 92 - 94)

Từ ngày thành lập nước đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản về công tác tôn giáo và liên quan đến tôn giáo. Trong số này có một số văn bản quan trọng, như: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II đến lần thứ X; Nghị quyết số 24-

NQ/TW ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình

hình mới; Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 2/7/1998 của Ban Chấp hành Trung ương Về công tác tôn giáo trong tình hình mới; Nghị định số 26/NĐ-CP ngày 19/4/1999 của Chính phủ

Về các hoạt động tôn giáo; các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992; gần đây nhất là Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo…

Những văn bản trên chỉ rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng tôn giáo của công dân, đồng thời đề ra những chính sách, biện pháp quản lý các hoạt động tôn giáo.

Tuy nhiên do ban hành ở nhiều thời điểm khác nhau, nên các văn bản có sự trùng lặp, do vậy nên cần thiết phải rà soát lại, xác định những văn bản phù hợp, bãi bỏ những

văn bản mà trên thực tế không còn tác dụng. Hiện nay Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo là

văn bản luật có tính pháp lý cao nhất trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta. Nhưng trong quá trình thực hiện, nhiều vấn đề được cụ thể hóa để tránh tình trạng các tổ chức, cá nhân tôn giáo lợi dụng để hoạt động tôn giáo trái phép, như: một số giáo phận đã tự ý chia tách giáo xứ, nâng họ lên xứ, phong chức, thuyên chuyển linh mục, tu sĩ, xuất cảnh ra nước ngoài không có ý kiến của cấp có thẩm quyền…[7, tr.6].

Để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về tôn giáo, trong thời gian tới Nhà nước cần tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về tôn giáo, tiến tới xây dựng Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo có giá trị pháp lý cao. Luật về Tín ngưỡng, tôn giáo phải thể hiện bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, cụ thể hóa toàn diện các lĩnh vực tôn giáo, qua đó tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo của chính quyền các cấp.

Hai là, đề nghị Trung ương đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các đề án nghiên cứu, khảo sát về tôn giáo, qua đó làm cơ sở quyết định những giải pháp, chính sách quản lý cho phù hợp trên các vấn đề sau: Vấn đề các tổ chức tôn giáo chưa được công nhận tư cách pháp nhân; về các tổ chức tập hợp quần chúng của tôn giáo; quản lý dòng tu của

Công giáo; việc các tôn giáo tham gia các hoạt động y tế, giáo dục, từ thiện nhân đạo; đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo; công tác tổ chức quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ (NGO) liên quan đến tôn giáo đang hoạt động ở Việt Nam…

Ba là, hiện nay ở các xã, phường, thị trấn có đông tín đồ các tôn giáo, Chính phủ nên nghiên cứu xây dựng đề án tổ chức làm công tác tôn giáo trực thuộc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, hoặc có phân công một cán bộ chuyên trách theo dõi công tác tôn giáo. Khắc phục tình trạng phân công một ủy viên Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn kiêm

nhiệm như hiện nay theo qui định ở Điều 2 khoản 4 Nghị định 22/ 2004/ NĐ- CP Về kiện

toàn tổ chức bộ máy làm công tác tôn giáo thuộc Uỷ ban nhân dân các cấp.

Bốn là, Chính phủ cần quan tâm giải quyết kinh phí hoạt động cho công tác tôn giáo. Khắc phục tình trạng kinh phí dành cho công tác tôn giáo rất khó khăn, hạn hẹp như hiện nay. Nên bố trí một khoản kinh phí đặc biệt để chi cho việc tranh thủ các chức sắc tôn giáo, cho đội ngũ cốt cán ở cơ sở. Cần có định biên cụ thể về số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách tôn giáo của chính quyền các cấp và có chính sách đãi ngộ riêng đối với cán bộ làm công tác tôn giáo.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Lạng Sơn hiện nay docx (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)