Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Lạng Sơn hiện nay docx (Trang 30 - 38)

* Đặc điểm kinh tế:

Lạng Sơn đã được tạo hóa ban tặng nhiều lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên. Tuy là tỉnh miền núi, nhưng Lạng Sơn chỉ cách thủ đô Hà Nội 154km, nằm cạnh khu tam giác kinh tế Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh. Hệ thống giao thông thuận lợi cho việc phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch, bởi Lạng Sơn vừa là đầu mối tuyến Quốc lộ 1A xuyên Việt, vừa là nơi bắt nguồn của đường 4B ra Trà Cổ, Vịnh Hạ Long, đường 4A lên Cao Bằng, đường 1B sang Thái Nguyên, đường 3B sang Bắc Cạn. Đồng thời, Lạng Sơn còn có tuyến đường sắt liên vận quốc tế Việt Nam-Trung Quốc vươn tới các nước Đông Âu. Lạng Sơn có hai cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Tân Thanh, hai cửa khẩu quốc gia Chi Ma, Bình Nghi và bảy cặp chợ đường biên, thuận tiện cho việc đi lại, giao lưu buôn bán, xuất nhập khẩu hàng hóa và phát triển du lịch, dịch vụ.

Bên cạnh đó, điều kiện khí hậu tương đối thuận lợi, quỹ đất lớn để phát triển nông- lâm nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa như: Hồng Bảo Lâm, đào Mẫu Sơn, quýt Bắc Sơn, na dai Chi Lăng, cây công nghiệp hồi, vùng nguyên liệu thuốc lá Bắc sơn,…là nền tảng cho sự phát triển của ngành nông nghiệp Lạng Sơn.

Nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối phong phú và đa dạng là điều kiện tốt để phát triển các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản. Trong đó, đáng chú ý là mỏ than nâu Na Dương phục vụ cho việc xây dựng phát triển nhà máy nhiệt điện Na Dương.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII (nhiệm kỳ 2001- 2005), phát huy những thành quả đã đạt được trong những năm đổi mới, Đảng bộ và nhân dân Lạng Sơn đã đạt được nhiều thành tích quan trọng, đưa sự nghiệp đổi mới của tỉnh đi lên. Nền kinh tế của tỉnh tiếp tục ổn định và có bước phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong bốn năm 2001-2004 đạt 9,98%/ năm, cao hơn mức 9,25%/ năm giai đoạn 1996-2000. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành thương mại-dịch vụ và công nghiệp-xây dựng, giảm dần tỷ trọng ngành nông-lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh và từng bước khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

Sau bốn năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, Lạng Sơn đã có 13 chỉ tiêu đạt và vượt, 10 chỉ tiêu đạt xấp xỉ mục tiêu đề ra đến năm 2005. Các nguồn lực được huy động cho đầu tư phát triển đạt khá; kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội được tăng cường đáng kể, các khu vực đô thị, nhất là thành phố Lạng Sơn và các khu vực cửa khẩu, khu du lịch…có nhiều đổi mới, ngày càng đồng bộ, khang trang hơn.

Với vị trí thuận lợi, Lạng Sơn đã xây dựng môi trường thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế quốc tế, trong 5 năm 2000-2004, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu của tỉnh đạt 2.230 triệu USD, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua biên giới của các tỉnh phía Bắc, tổng thu ngân sách từ thuế xuất nhập khẩu đạt gần 2.500 tỷ đồng. Phát triển kinh tế cửa khẩu đã tác động đến thị trường nội địa, hoạt động du lịch và các dịch vụ khác.

Cũng trong 5 năm qua, khu vực cửa khẩu Lạng Sơn đã được đầu tư trên 1.650 tỷ đồng, thu hút 30 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đến đầu năm 2005, Lạng Sơn có 35 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài hoạt động với tổng vốn đăng ký trên 80 triệu USD.

Đến cuối năm 2005, Lạng Sơn đã có 100% xã có đường ô tô đến trung tâm; 90% xã, phường, thị trấn có điện lưới quốc gia, 93,7% xã có điện thoại; 100% xã có nhà trạm y tế kiên cố; 72, 6% xã, phường, thị trấn hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở; tỷ lệ hộ đói nghèo giảm xuống còn 9,98%; quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, góp phần tăng cường ổn định chính trị, tạo điều kiện cho những bước phát triển mới [23, tr.16].

Tuy nhiên Lạng Sơn vẫn là một tỉnh nghèo, kinh tế tuy tăng trưởng nhưng chưa cao, thiếu tính bền vững, quy mô sản xuất còn nhỏ bé, năng lực cạnh tranh chưa cao. Nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông-lâm nghiệp, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, lạc hậu, hệ thống hạ tầng còn nhiều hạn chế, chưa thực sự đồng bộ để có thể hấp dẫn đầu tư từ bên ngoài. Mặt khác, do có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, nên mặt bằng trình độ văn hóa còn tương đối thấp, thiếu đội ngũ lao động kỹ thuật, công nhân lành nghề, các doanh nghiệp và các nhà kinh doanh chưa thích ứng nhanh với thị trường… những hạn chế trên đang là “rào cản” đối với Lạng Sơn trong việc đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học- kỹ thuật sản xuất và đời sống cũng như thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội lớn.

* Đặc điểm văn hóa:

Lạng Sơn là một tỉnh miền núi nhưng có nhiều thuận lợi về địa lý, là cửa ngõ giao lưu kinh tế và văn hóa với nước láng giềng Trung Quốc. Chính vì có đường giao thông thuận tiện và là đầu mối giao lưu, quan trọng hơn cả lại là phên dậu chắn phía Bắc của Tổ quốc nên đã tạo ra một văn hóa, một phong cách của con người xứ Lạng.

Từ góc độ khảo cổ học chúng ta thấy Lạng Sơn có vai trò nổi bật, những địa danh như Thẩm Khuyên, Thẩm Hai, Kéo Lèng (huyện Bình Gia) là những di chỉ của người Việt cổ có niên đại cách ngày nay 475.000 năm tức là thời đại pleistocene sớm đến pleistocene giữa, như vậy Thẩm Khuyên đã trở thành di chỉ hóa thạch nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà cả Đông Nam Châu á. Sau di chỉ này là hàng loạt các di chỉ thuộc nền văn hóa Bắc Sơn, nền văn hóa thời kỳ đồ đá mới không chỉ đại diện tiêu biểu cho cả khu

vực mà còn tiêu biểu của Việt Nam và cả khu vực Đông Nam Châu á. Sau văn hóa Bắc Sơn là một số di chỉ có niên đại muộn hơn như Phai Vệ, Phia Điểm và nền văn hóa Mai Pha. Một số di vật tìm được trên đất Lạng Sơn như trống đồng Na Dương, rìu đồng Bắc Sơn đã chứng minh nền văn hóa Đông Sơn hiện diện ở mảnh đất này.

Thế kỷ VII trước công nguyên, nước Văn Lang của các Vua Hùng được thành lập, Lạng Sơn trở thành vùng đất của bộ Lục Hải. Thời Bắc thuộc, Lạng Sơn là châu Ki Mi. Từ thế kỷ IX đến đầu thế kỷ X, Lạng Sơn trở thành đơn vị hành chính của nước Đại Cồ Việt, sau đổi tên thành Đại Việt. Trong thời gian dài của thời kỳ độc lập, với tên gọi Lạng Châu, Lạng Giang, Lạng Sơn là vùng đất quan trọng của nước Đại Việt, là nơi qua lại trao đổi của cư dân, sứ bộ hai nước và của các đoàn quân viễn chinh phương Bắc.

Vào thời Lý (thế kỷ XI), đã thấy trước âm mưu xâm lược của triều Tống nên đã chọn Lạng Sơn làm địa bàn chiến lược “đánh sau lưng địch” phối hợp với phòng tuyến sông Như Nguyệt tiêu hao lực lượng quân Tống. Trong ba lần đánh bại quân xâm lược Nguyên-Mông, có hai lần chúng bị tiêu diệt tại Lạng Sơn. Mảnh đất xứ Lạng, vùng biên cương phía Đông Bắc của Tổ quốc đã góp phần quan trọng trong thắng lợi của quân dân Đại Việt chống quân xâm lược.

Từ năm 1406, khi quân Minh ồ ạt tràn sang xâm lược nước ta, Lạng Sơn lại trở thành chiến trường ác liệt. ải Chi Lăng, vốn là cửa ải xung yếu nhất trong kháng chiến chống quân Tống và chống quân Nguyên-Mông, quân và dân ta đã lợi dụng vị trí hiểm yếu này chặn đánh và tiêu diệt quân xâm lược. Ngày 20-9 năm Đinh Mùi (tức ngày 10/10/1427), Liễu Thăng đích thân dẫn đội kỵ binh hung hãn mở đường tiến vào nước ta, khi qua ải Chi Lăng bị phục binh của ta chặn đánh, đội kỵ binh và Liễu Thăng đã bị tiêu diệt. Chiến thắng Chi Lăng có ý nghĩa quyết định đến cục diện cuộc chiến, góp phần quan trọng kết thúc cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc lúc bấy giờ.

Tiếp theo dòng chảy của lịch sử, đến giữa thế kỷ XIX, Lạng Sơn lại là mảnh đất chiến lược được nhà Thanh nhòm ngó để làm bàn đạp tiến hành xâm lược nước ta. Từ năm 1885, thực dân Pháp đưa quân tiến đánh Lạng Sơn và thiết lập chính quyền đô hộ hà khắc bởi sưu cao thuế nặng. Sau khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930), đặc biệt từ khi chi bộ Đảng đầu tiên ở Lạng Sơn được thành lập (1933), quân và dân Lạng Sơn

tiếp tục viết nên những trang sử vẻ vang và có nhiều đóng góp quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng, giải phóng dân tộc.

Nếu trong sự nghiệp đấu tranh giữ nước, lạng Sơn đã góp một phần không nhỏ thì trong sự nghiệp dựng nước Lạng Sơn cũng có những đóng góp rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa của đất nước.

Lạng Sơn là mảnh đất sinh tụ của nhiều dân tộc, là nơi gặp gỡ, giao lưu của nhiều luồng văn hóa để tạo thành một cộng đồng lớn. Chính sự phong phú về thành phần tộc người đã dẫn đến sự đa phức về hệ thống tôn giáo, tín ngưỡng trong vùng, bên cạnh những tín ngưỡng dân gian như như thờ trời, đất, tổ tiên, bản mệnh có các tôn giáo chính thống như Khổng, Lão, Phật, đã có nhiều ảnh hưởng đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân nơi đây. Cũng chính điều này đã tạo sự xuất hiện của một loạt các di tích kiến trúc tín ngưỡng, tôn giáo ở Lạng Sơn như: đình, đền, chùa. Có thể nói so với các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc khác thì loại hình di tích này ở Lạng Sơn khá nhiều. Điều này có thể do vị trí đặc biệt của Lạng Sơn là nơi tiếp nhận và giao lưu của hệ tư tưởng Nho-Phật-Lão vào mảnh đất này; do các trí thức Nho học, các bậc quan tướng tài cao nhậm chức trấn vùng biên ải góp phần phát triển. Các tín ngưỡng, tôn giáo du nhập vào vùng đất này đã được địa phương hóa, hòa đồng với tín ngưỡng bản địa nên đã tạo ra một diện mạo khá độc đáo cho đời sống tinh thần và tín ngưỡng của cư dân Lạng Sơn. Những công trình kiến trúc này ngoài ý nghĩa là nơi sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân còn là những di sản văn hóa vật thể, những công trình nghệ thuật có giá trị được sáng tạo bởi bàn tay, khối óc của cư dân Lạng Sơn. Theo sách “Đại Nam Nhất Thống Chí” ghi chép thì Lạng Sơn có tất cả 29 di tích đình, đền, chùa, hiện nay đa số những di tích này vẫn còn tồn tại và đang trở thành những danh thắng nổi tiếng, những công trình có giá trị phục vụ cho việc tham quan, nghiên cứu, học tập cho đông đảo các tầng lớp nhân dân. Vẻ đẹp của những công trình đó đã góp phần làm cho Lạng Sơn đẹp và giầu giá trị văn hóa hơn trong mắt du khách đến thăm.

Dấu ấn văn hóa Lạng Sơn không chỉ thể hiện qua các di chỉ khảo cổ học, trong các di tích lịch sử nổi tiếng hay trong mỗi danh lam thắng cảnh, mà văn hóa nơi đây còn được thể hiện qua những nét văn hóa lễ hội đặc sắc như hội Lồng Tồng, lễ hội Đầu Pháo-Kỳ

Cùng, lễ hội Trò Ngô,…Nền văn hóa phi vật thể của Lạng Sơn còn có kho tàng dân ca, dân vũ đồ sộ và vô cùng phong phú.

Ngày nay dưới ánh sáng nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, những định hướng phát triển văn hóa đi vào thực tế đời sống văn hóa, tỉnh tổ chức triển khai và quản lý mọi hoạt động văn hóa trên địa bàn. Do đó nhiều công trình văn hóa được đầu tư xây dựng như: Bảo tàng, thư viện, cung thiếu nhi, công viên văn hóa,…những nơi này đã và đang trở thành tụ điểm phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của người dân.

Đến cuối năm 2005 toàn tỉnh đã có 656 nhà văn hóa; trong đó có: 51 nhà văn hóa xã, phường, thị trấn, 605 nhà văn hóa thôn, bản, khối phố; mạng lưới thư viện đã được mở tại 11/11 huyện, thành phố; 90 % xã có điểm bưu điện văn hóa xã; toàn tỉnh có gần 200 đội văn nghệ quần chúng hoạt động thường xuyên; công tác thông tin tuyên truyền đã kịp thời tuyên truyền phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đến với người dân, nhất là nhân dân vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào có đạo. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đã được triển khai liên tục và rộng khắp với 3 mô hình là gia đình văn hóa, làng bản khu phố văn hóa và cơ quan đơn vị văn hóa. Phong trào này đã tác động tích cực trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, phát huy truyền thống đoàn kết, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú. Đến năm 2005, toàn tỉnh đã có 85.124 hộ gia đình văn hóa, đạt tỷ lệ 80,58%; 556 thôn bản, khối phố văn hóa, đạt tỷ lệ 24,23%; 807 cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hóa, đạt tỷ lệ 64,92%. Đây là những nhân tố tích cực trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở [70, tr.10].

Bên cạnh những thành tựu nói trên, công tác bảo tồn một số loại hình văn hóa đang có nguy cơ thất truyền đang được quan tâm, qua đó góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc, đồng thời thực hiện thành công việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

* Đặc điểm xã hội:

Giống như các tỉnh miền núi phía Bắc, Lạng Sơn là tỉnh có các dân tộc ít người chiếm số đông. Đây là nơi chung sống của nhiều dân tộc anh em, như: Dân tộc Tày, Nùng, Kinh, Dao, Hoa, Sán Chay, Mông,…

- Dân tộc Tày:

Là thành viên trong cộng đồng dân tộc nói ngôn ngữ Tày-Thái. ở nước ta người Tày là dân tộc đông thứ hai sau người Việt và là dân tộc đứng vị trí thứ nhất trong 53 dân tộc ít người, Tày là tên gọi đã có từ lâu đời, đây là một trong những dân tộc sinh sống trên đất nước ta sớm nhất.

Dân tộc Tày ở Lạng Sơn hiện có 251.033 người, chiếm 35,6% trong cơ cấu dân cư của tỉnh. Người Tày cư trú trên địa bàn Lạng Sơn từ lâu đời. Ngoài ra do điều kiện lịch sử một số quan lại người Việt được cử lên Lạng Sơn làm việc, lấy vợ người bản địa, sinh con rồi ở lại đó. Một số tù trưởng được triều đình gả con gái dẫn đến sự hợp huyết Việt- Tày tức là sự Tày hóa, do đó trong văn hóa, tín ngưỡng dân gian xứ Lạng có những nét rất độc đáo so với nhiều vùng có dân tộc Tày khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, người Tày cùng với các dân tộc khác nằm trong chế độ thực dân nửa phong kiến và bị phân hóa sâu sắc do chính sách “chia để trị”. Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, người Tày cùng các dân tộc khác trên quê hương Lạng Sơn cùng nhau đoàn kết xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Dân tộc Nùng:

Dân tộc Nùng cũng là thành viên của nhóm ngôn ngữ Tày-Thái. Hiện ở nước ta dân tộc Nùng có gần 800.000 người, cư trú chủ yếu ở địa bàn các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Cạn.

Nùng vốn là tên gọi của một dòng họ trong bốn dòng họ lớn ở Quảng Tây (Trung

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Lạng Sơn hiện nay docx (Trang 30 - 38)