Vấn đề đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Lạng Sơn hiện nay docx (Trang 79 - 83)

Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch xác định tôn giáo là vấn đề nhạy cảm, tín đồ tôn giáo là lực lượng xã hội dễ bị lừa bịp, kích động để tạo dựng “ngọn cờ” chống đối. Ngay từ những năm 50 của thế kỷ XX, Mỹ đã kích động lôi kéo giáo dân di cư từ Bắc vào Nam để gây mất ổn định chính trị và sử dụng lực lượng này vào vành đai chiến lược chống Cộng, diệt Cộng; sử dụng các nhóm Cao Đài, Hòa Hảo cực đoan để hoạt động chống lại lực lượng cách mạng; đưa Tin lành vào Việt Nam và hỗ trợ các tà giáo khác phát triển để lôi kéo, phát triển lực lượng, tổ chức các hoạt động chống phá cách mạng.

Hiện nay Mỹ và các lực thù địch nhìn nhận tôn giáo ở Việt Nam như một lực lượng chính trị có thể “đối trọng” với Đảng Cộng sản Việt Nam và đang hậu thuẫn cả về vật chất lẫn tinh thần cho số đối tượng chống đối trong các tôn giáo, nhằm phục vụ cho âm mưu đẩy nhanh tiến trình “dân chủ hoá” thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam. Các thế lực thù địch ngày càng gia tăng các các hoạt động phát triển đạo nhằm tranh thủ nắm quần chúng. Chúng cử nhiều đoàn vào Việt Nam gặp gỡ các chức sắc tôn giáo; các cơ quan chức năng của Mỹ đặt vấn đề, cần có “tự do tôn giáo ở Việt Nam”; họ thường xuyên khích lệ, hỗ trợ các hoạt động chống đối trong tôn giáo [69, tr.40].

Từ diễn biến tình hình phức tạp như đã nêu trên, Lạng Sơn cũng là địa bàn mà các thế lực thù địch tăng cường “Thúc đẩy phát triển Kitô giáo và đạo Tin lành lên vùng cao, vùng sâu, vùng xa ở biên giới phía Bắc” [69, tr.45].

Hiện tại ở Lạng Sơn, số có biểu hiện phản động cực đoan trong các tôn giáo chiếm tỷ lệ ít so với đại đa số tuân thủ pháp luật. Trong số này chủ yếu là những phần tử bất mãn, đây sẽ là cơ sở để các thế lực thù địch kích động, chỉ đạo, tài trợ cho số này móc nối, phát triển đạo, tập hợp lực lượng, hình thành các tổ chức phản động hoạt động nhằm lật đổ chính quyền khi có thời cơ. Trong các hình thức chúng sử dụng, đáng chú ý là hình thức tuyên truyền phát triển đạo Tin lành, đạo Công giáo cũng như các loại tôn giáo mới khác.

Sau đây là một số vụ việc lợi dụng tôn giáo điển hình mà qua đấu tranh và quản lý các cơ quan chức năng và các cấp chính quyền ở tỉnh Lạng Sơn đã phát hiện được trong thời gian vừa qua.

Do nắm chắc địa bàn, đồng thời làm tốt công tác vận động quần chúng tín đồ các tôn giáo tham gia tố giác tội phạm, từ năm 1999 đến năm 2002 các ngành chức năng của tỉnh đã kịp thời phát hiện và ngăn chặn 5 vụ tuyên truyền, phát triển tà đạo vào địa bàn, cụ thể: Đạo “Long hoa chính giáp”, “Quần tiên duy lạc” truyền vào địa bàn huyện Bắc Sơn; đạo “Địa mẫu chân kinh” thâm nhập vào vùng đồng bào dân tộc Dao sinh sống tại xã Lợi Bác huyện Lộc Bình và xã Thái Bình huyện Đình Lập; đạo “Long hoa di lặc” được truyền vào chùa Tiên, quần thể đền, chùa Nhất- Nhị- Tam Thanh (thành phố Lạng Sơn), đền Bắc Lệ (huyện Hữu Lũng), đền Mẫu (thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc). Hình thức tuyên truyền, phát triển các loại tà đạo như đã nêu trên là phát tán các loại kinh sách, tài liệu, băng cassete… nhưng do các cơ quan chức năng làm tốt công tác quản lý nhà nước về các hoạt động tôn giáo trên địa bàn, các loại tài liệu tuyên truyền đạo trái phép đều bị tịch thu, đến nay các loại tà đạo đã được ngăn chặn kịp thời, không phát triển được tín đồ.

Ngày 14/01/2002, tại hai xã Nhất Tiến, Nhất Hòa (huyện Bắc Sơn), đây là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Mông mới di cư đến, đã xuất hiện ông Dương Văn Mình tự xưng là “Vua” ở Cao Bằng đến thăm nơi ăn ở của các gia đình người Mông. Với trình độ

nhận thức rất thấp của đồng bào và sự hiện hữu của vị “Vua” với những lời phán bảo nhảm nhí đã gây tâm lý hoang mang, lo sợ cho đồng bào, nhưng do các ngành chức năng và chính quyền địa phương đã can thiệp và giải quyết kịp thời, bà con đã yên tâm trở lại, ổn định trong cuộc sống và lao động sản xuất.

Hiện nay các tổ chức Tin lành trong và ngoài nước cũng thường xuyên cử người đến Lạng Sơn để tuyên truyền phát triển đạo. Các tổ chức này thường chọn địa bàn vùng sâu, vùng xa để phát tán tài liệu, tuyên truyền đạo trái pháp luật.

Trong đó điển hình là vụ ông Hồ Trọng Tuấn sinh năm 1962, thường trú tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, được tổ chức Tin lành Cơ đốc Phục lâm ở Mỹ cử đến Lạng Sơn để truyền đạo. Với thủ đoạn đi thăm thân, đi tìm việc làm Tuấn đã lén lút nhiều lần đến các huyện Bắc Sơn, Văn Quan, Cao Lộc, Tràng Định…để tuyên truyền đạo. Hồ Trọng Tuấn đã lợi dụng những chỗ đông người, chủ động làm quen, sau đó giới thiệu băng, đĩa, tài liệu, kinh sách tuyên truyền đạo, đồng thời hướng dẫn mọi người cách bắt sóng đài phát thanh “An bình hạnh phúc”. Hàng tháng thông qua hệ thống điện thoại công cộng và Intenet, Hồ Trọng Tuấn báo cáo tình hình hoạt động tuyên truyền phát triển đạo ở Lạng Sơn cho tổ chức Cơ đốc Phục lâm có trụ sở tại Mỹ do mục sư Dương Quốc Tùng cầm đầu và nhận sự tài trợ về tài chính và tài liệu để tiếp tục tuyên truyền, phát tán.

Do làm tốt công tác vận động quần chúng, các cơ quan chức năng của tỉnh đã phát hiện được việc làm trái pháp luật trên của Hồ Trọng Tuấn, ngày 6/6/2002 Công an tỉnh đã gọi hỏi đấu tranh đối với Hồ Trọng Tuấn. Qua khám xét tại chỗ ở của Hồ Trọng Tuấn, cơ quan chức năng đã phát hiện có 232 quyển kinh sách các loại, 90 tấm cardvidit giới thiệu về địa chỉ của tổ chức Tin lành ở Mỹ, nhiều lịch phát sóng của đài phát thanh “An bình hạnh phúc” và một số băng cassete, đĩa VCD có nội dung tuyên truyền phát triển đạo. Căn cứ vào các hoạt động trái pháp luật của Hồ Trọng Tuấn, ngày 19/6/2002, Công an Lạng Sơn đã trục xuất Hồ Trọng Tuấn và gia đình ra khỏi địa bàn.

Cũng liên quan đến đạo Tin lành, năm 2005 các cơ quan chức năng của Lạng Sơn đã phát hiện ông Nguyễn Vũ Trường Giang, thường trú tại thành phố Hà Nội, tự xưng là mục sư đã tuyên truyền, phát triển hệ phái Tin lành Hữu liên Cơ đốc; bà Nguyễn Thị Thúy, thường trú tại tỉnh Phú Thọ tuyên truyền hệ phái Phúc âm Ngũ tuần lên địa bàn

tỉnh Lạng Sơn. Đến nay đã làm lễ Báp Têm cho 03 tín đồ người dân tộc Tày ở huyện Cao Lộc và huyện Văn Quan. Điều đáng chú ý là trước kia đạo Tin lành chỉ hoạt động trong vùng dân tộc Dao ở Bắc Sơn, đến nay đã phát triển sang vùng dân tộc thiểu số khác (dân tộc Tày, Nùng…)

Bên cạnh đó, hoạt động của Hội thánh Tin lành Bắc Sơn cũng có những biểu hiện lấn lướt chính quyền địa phương như phát tán tài liệu phát triển đạo trái phép. Các cơ quan chức năng đã thu giữ 20 quyển “ Người Việt Nam đối với đạo Tin lành”, 60 quyển “Ca khúc Trúc tôn” và sau khi kiểm tra thấy không đủ điều kiện lưu hành nên đã tịch thu. Hội thánh Tin lành Bắc Sơn thường xuyên cử người đi các tỉnh, thành khác học giáo lý, học nhạc nhưng không báo cáo chính quyền; tích cực liên hệ với Tổng hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) bằng thư từ, điện thoại để báo cáo tình hình hoạt động và xin ý kiến chỉ đạo việc phát triển đạo trên địa bàn.

Hoạt động của Tin lành trong dân tộc Mông (huyện Bắc Sơn) cũng có nhiều dấu hiệu đáng chú ý. Trong năm 2005 cùng với việc viết đơn gửi chính quyền đòi công nhận là một Hội thánh trực thuộc Tổng hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc), họ lén lút cử 02 tín đồ còn trẻ đi vào thành phố Hồ Chí Minh tập huấn kinh Thánh do một số mục sư người Mông từ Mỹ, Thái Lan về giảng dạy. Trong vấn đề xin thành lập Hội thánh độc lập, quan điểm chỉ đạo của ta là không đồng ý cho thành lập Hội thánh Tin lành trực thuộc Tổng hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) mà chỉ đồng ý là một Hội nhánh, trực thuộc Hội thánh Tin lành Bắc Sơn.

Hoạt động của Giáo hội Công giáo Lạng Sơn cũng có nhiều hình thức để tuyên truyền phát triển đạo, thu nạp thêm nhiều tín đồ. Những năm gần đây Giáo hội thường xuyên xin đi làm lễ tại một số nơi không có nhà thờ, đến một số nơi có giáo dân chào đời hay chết để làm lễ, qua đó đã phục đạo ở một số tín đồ đã khô nhạt đạo, phát triển thêm được nhiều tín đồ. Đầu Năm 2006, Giáo hội Công giáo Lạng Sơn đã có đơn gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn và Uỷ ban nhân dân huyện Bắc Sơn xin xây dựng nhà thờ tại xã Vũ Lễ, huyện Bắc Sơn.

Trên đây là những vấn đề nổi cộm đã và đang đặt ra cho, vì vậy công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Lạng Sơn cần đặc biệt chú ý để từ đó có các giải pháp quản lý có hiệu quả.

Chương 3

giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao

Hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Lạng Sơn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Lạng Sơn hiện nay docx (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)