Những thành tựu và nguyên nhân

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Lạng Sơn hiện nay docx (Trang 49 - 59)

2.2.1.1. Thành tựu

* Công tác vận động quần chúng tín đồ, chức sắc:

Công tác vận động quần chúng nói chung, vận động quần chúng có tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng có một vị trí đặc biệt quan trọng. Bởi vì, sự nghiệp cách mạng có thành công hay thất bại thì việc có được quần chúng ủng hộ là vấn đề quyết định. Nói cách khác làm tốt công tác vận động quần chúng nói chung là điều kiện có tính quyết định để đảm bảo cho sự thành công của cách mạng.

Xác định được tầm quan trọng của công tác vận động quần chúng tín đồ, chức sắc các tôn giáo, Lạng Sơn đã đề ra mục đích của công tác này là: Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao dân trí cho nhân dân, trong đó có tín đồ các tôn giáo; tạo ra mối quan hệ tốt giữa quần chúng với Đảng và Nhà nước; phát huy dân chủ, tiếp thu những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của chức sắc, tín đồ các tôn giáo để đề ra những chủ trương, chính sách phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, góp phần tạo ra sự ổn định chính trị xã hội, phát huy tinh thần đoàn kết trong nhân dân. Do vậy công tác vận động quần chúng tín đồ, chức sắc tôn giáo ở Lạng Sơn đã có những chuyển biến tích cực. Những chuyển biến đó được thể hiện ở những mặt sau đây:

- Đời sống vật chất và tinh thần, trình độ dân trí của đồng bào các tôn giáo, đặc biệt của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa từng bước được nâng lên. Lòng tin của đồng bào các tôn giáo vào công cuộc đổi mới đất nước do Đảng lãnh đạo ngày càng được củng cố, do đó đồng bào các tôn giáo tích cực tham gia thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như mọi qui định khác của địa phương.

Những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới đất nước, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Lạng Sơn đã góp phần làm cho đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc trên địa bàn nói chung và đồng bào các tôn giáo được cải thiện và nâng cao một cách rõ rệt. Nhờ làm tốt công tác vận động quần chúng, đến nay đã có 85% thôn bản xây dựng được hương ước, quy ước trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuốc sống mới ở khu dân cư”.

Phong trào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo được nhiều tổ chức, đoàn thể tham gia với nhiều hình thức, cụ thể là: Đoàn thanh niên với hai chương trình hành động lớn “Thanh niên lập nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nước” đã xung kích tình nguyện giúp các hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa. Đặc biệt trong “Tháng thanh niên” năm 2006, tuổi trẻ Lạng Sơn đã giúp làm đường giao thông vào thôn Suối Luông, xã Vũ Lăng, huyện Bắc Sơn, đây là thôn của đồng bào dân tộc Dao theo Tin lành; tổ chức tu sửa nhà và tặng quà cho đồng bào dân tộc Mông theo Tin lành mới đến định cư ở huyện Bắc Sơn, huyện Tràng Định.

Sở Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với các ngành liên quan và chính quyền nơi có đông tín đồ tôn giáo đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo theo Quyết định 133/QĐ-TTg ngày 23/07/1998 của Chính phủ, trong vùng đồng bào dân tộc ít người. Tăng cường chỉ đạo công tác xóa đói giảm nghèo, cho vay vốn để phát triển kinh tế, thực hiện tốt công tác chăm sóc gia đình chính sách vùng đồng bào dân tộc ít người, nhất là đối với tín đồ tôn giáo.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giúp các xã có đông tín đồ xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở như: đường, điện, nước sạch, trường học, trạm xá… qua đó thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao dần mức sống cho tín đồ nhanh hơn so với thời gian vừa qua.

Ngành Văn hóa-Thông tin phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp tăng cường cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hóa, giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp với bài trừ mê tín, dị đoan và các hủ tục lạc hậu. Đẩy mạnh phong trào “Xây dựng gia đình, thôn bản văn hóa, làng văn hóa”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư”, đề ra hương ước, qui ước về xây dựng nếp sống văn hóa trong vùng đồng bào tôn giáo.

Sở Giáo dục-Đào tạo phối hợp với Sở Kế hoạch-Đầu tư và Uỷ ban nhân dân các huyện có đông tín đồ các tôn giáo xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục, đầu tư xây dựng trường lớp, đồ dùng dạy học nhằm xóa mù chữ, nâng cao dân trí cho vùng dân tộc thiểu số. Có chính sách khuyến khích đội ngũ giáo viên ở vùng sâu vùng xa và vùng đồng bào theo đạo, qui hoạch đào tạo giáo viên tại chỗ, xây dựng mô hình trường bán trú cho con em đồng bào dân tộc, nhất là vùng dân tộc Dao theo đạo,…[63, tr.3].

Với những hoạt động trên đã góp phần vào tăng trưởng kinh tế, ổn định đời sống, giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội. Nhưng điều quan trọng hơn là qua đó đã củng cố được tình làng nghĩa xóm, tăng cường tình đoàn kết giữa đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo và đồng bào không có tín ngưỡng, tôn giáo.

Đến nay tỷ lệ hộ đói nghèo của tỉnh đã giảm từ 19,6% năm 2000 xuống còn 7,8% năm 2005, trong 5 năm qua (2000-2005) đã giải quyết việc làm cho 4,3 vạn lao động, góp phần nâng cao thu nhập và ổn định đời sống cho nhân dân [56, tr.6]. Điều đó đã làm tăng thêm sự phấn khởi, tin tưởng của đồng bào các tôn giáo vào công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta lãnh đạo, động viên khích lệ đồng bào tôn giáo hăng hái tham gia thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như mọi qui định của địa phương.

Số lượng tín đồ, chức sắc các tôn giáo trên địa bàn toàn tỉnh tích cực tham gia, hưởng ứng các phong trào cách mạng ở cơ sở ngày càng gia tăng. Nhiều địa phương có đông đồng bào tôn giáo tập trung như huyện Bắc Sơn, Lộc Bình, Tràng Định và thành phố Lạng Sơn đã xuất hiện nhiều tập thể và cá nhân tiên tiến, điển hình cho các phong trào xã hội, xây dựng quê hương trong thời kỳ đổi mới. Điều đó tiếp tục khẳng định tính đúng đắn trong đường lối chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, kế hoạch và công tác vận động quần chúng tín đồ tôn giáo của tỉnh Lạng Sơn.

- Cơ sở chính trị trong các vùng tôn giáo tập trung được xây dựng, củng cố, phát huy được vai trò của cán bộ, đảng viên, người có uy tín để vận động đồng bào có đạo,

phát triển thêm được nhiều đảng viên, hội viên các đoàn thể là tín đồ các tôn giáo.

Những năm gần đây tại cơ sở vùng tôn giáo, các lực lượng chính trị đã phát huy được vai trò của lực lượng cốt cán, của cán bộ đảng viên và những người có uy tín trong tín đồ, chức sắc các tôn giáo để vận động quần chúng có đạo đã có những chuyển biến tích cực, đạt được những kết quả rất quan trọng.

Công tác xây dựng Đảng trong các vùng tôn giáo đã có những bước tiến bộ. Nếu những năm 1990 trên địa bàn tỉnh còn nhiều thôn, bản “trắng” đảng viên, thì đến nay 100% thôn bản đã có chi bộ đảng sinh hoạt, nhiều đảng viên theo tôn giáo tham gia cấp ủy.

Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, đã phát huy tốt vai trò đại diện nhân dân trong đóng góp ý kiến với Đảng, Nhà nước, Chính quyền địa phương để xây dựng chính sách đối với dân tộc, tôn giáo phù hợp.

Công tác xây dựng lực lượng cốt cán trong tín đồ, chức sắc các tôn giáo cũng đạt được những kết quả tích cực. Lực lượng này đã và đang phát huy tốt vai trò trong việc vận động quần chúng tín đồ, đặc biệt là trong công tác ngăn ngừa các tệ nạn xã hội, hủ tục lạc hậu trong cộng đồng thôn bản và đấu tranh chống âm mưu lợi dụng tôn giáo phá hoại khối đại đoàn kết và thành quả cách mạng của nhân dân ta.

Bên cạnh đó, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong những năm qua đã chú trọng đến công tác phát triển hội viên, đặc biệt là hội viên theo tôn giáo. Bằng nhiều hình thức sinh hoạt phong phú và thường xuyên tổ chức đi thăm hỏi, tặng quà gia đình chính sách, gia đình tín đồ khó khăn và chức sắc các tôn giáo nhân dịp lễ trọng của giáo hội; dịp lễ cổ truyền của dân tộc. Đồng thời thông qua các phong trào hội viên giúp nhau “Xóa đói giảm nghèo”, “Xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng nông thôn mới, kế hoạch hóa gia đình…càng làm cho quần chúng tín đồ các tôn giáo phấn khởi, tin tưởng vào chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Động viên, khích lệ đội ngũ chức sắc, tín đồ các tôn giáo tích cực tham gia xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo” phấn đấu vì mục tiêu: Dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

- Tỉnh đã tạo điều kiện để các sinh hoạt tôn giáo được tiến hành bình thường, thuận lợi. Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo đã có nhiều cố gắng, từng bước đưa hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo vào nề nếp theo qui định của pháp luật.

Nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của quần chúng tín đồ, chức sắc các tôn giáo ngày càng được đáp ứng, đảm bảo. Các hoạt động của đời sống sinh hoạt tôn giáo của quần chúng được chính quyền từ tỉnh đến cơ sở tạo điều kiện thuận lợi. Để giúp tín đồ thuận lợi trong việc hành đạo, Các ban, ngành của tỉnh Lạng Sơn đã đồng ý và hỗ trợ cho các tôn giáo xây dựng, trùng tu và tôn tạo các cơ sở thờ tự, như trùng tu chùa Thành, chùa Tiên…Tháng 10/2005 Uỷ ban nhân dân tỉnh đã đồng ý cho tu sửa và xây dựng mới nhà thờ Thất Khê (huyện Tràng Định), nhà thờ Đồng Đăng (huyện Cao Lộc) và nhà thờ Mỹ Sơn(thành phố Lạng Sơn).

Từ trước đến nay tín đồ Tin lành ở huyện Bắc Sơn chưa có cơ sở thờ tự, họ tự cơi nới nhà riêng của các nhóm trưởng làm nơi sinh hoạt đạo. Ngày 21/03/2006, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã có công văn số 168/UBND-TG đồng ý cho Hội thánh Tin lành Bắc Sơn xây dựng 01 nhà thờ chung tại thôn Phúc Tiến, xã Vũ Sơn. Qua đó tạo nên lòng tin tưởng, phấn khởi cho đồng bào có đạo vào đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Từng bước xóa bỏ những mặc cảm của đồng bào, hạn chế tiêu cực, ngăn ngừa việc lợi dụng tôn giáo gây hậu quả xấu cho xã hội, đồng thời củng cố thêm mối quan hệ gắn bó giữa quần chúng tín đồ các tôn giáo với Đảng và với chế độ xã hội chủ nghĩa của chúng ta.

* Thực hiện chính sách đối với chức sắc, nhà tu hành và tổ chức giáo hội các tôn giáo:

Chức sắc, nhà tu hành là những người chuyên lo việc đạo, họ có phẩm trật khác nhau và có vai trò rất quan trọng trong sự tồn vong của mỗi tôn giáo. Có thể nói, chức sắc, nhà tu hành là những người chuyên lo hành nghề tôn giáo, họ giữ vai trò chủ yếu trong mối quan hệ giữa giáo hội với chính quyền địa phương, giữa tôn giáo của họ với xã hội, giữa giáo hội của họ với các giáo hội tôn giáo khác. Do vậy chính sách cụ thể đối với chức sắc là hết sức quan trọng trong hệ thống chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta.

Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có 11.959 tín đồ các tôn giáo, tuy nhiên số lượng chức sắc, nhà tu hành chuyên nghiệp chỉ có 06 người (01 Đại Đức, 01 giám mục, 03 Linh mục và 01 mục sư nhiệm chức) và 62 chức việc giúp Giáo hội chăm lo việc đạo.

Trong những năm qua, thực hiện chủ trương đường lối, chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước, Lạng Sơn đã từng bước tạo điều kiện cho chức sắc các tôn giáo hoạt động thuận lợi trong khuôn khổ của pháp luật từ khâu tuyển chọn đào tạo, thuyên chuyển, bổ nhiệm, đến phân công địa bàn hoạt động.

Năm 2005 tỉnh đã tạo điều kiện cho giám mục Ngô Quang Kiệt, linh mục Nguyễn Ngọc Thể đi Hoa Kỳ dự Hội nghị và thăm thân, đồng thời cho phép linh mục Phạm Thế Hòa (linh mục ở tỉnh Kiên Giang) làm mục vụ tại Tòa giám mục Lạng Sơn trong thời gian 06 tháng khi linh mục Nguyễn Ngọc Thể đi vắng

Theo đề nghị của Tòa giám mục Lạng Sơn, năm 2005 Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã chấp thuận và tạo điều kiện cho hai ứng sinh theo học tại Đại chủng viện Hà Nội khóa XII. Hiện nay tại Đại chủng viện Hà Nội có 04 chủng sinh của Lạng Sơn đang theo học [17, tr.3].

Lãnh đạo các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở cũng đã tạo điều kiện thuận lợi, động viên kịp thời các chức sắc tôn giáo trong những kỳ tĩnh tâm, cấm phòng của Công giáo, kỳ đại hội của Hội thánh Tin lành, lễ Phật Đản…Với phương châm: gần, hiểu, cảm hóa và phát huy uy tín của đội ngũ chức sắc, nhà tu hành trong công tác vận động quần chúng, các cấp chính quyền trên địa bàn toàn tỉnh thường xuyên tiếp xúc, giúp họ tìm hiểu về lịch sử dân tộc và chủ nghĩa xã hội, về đường lối chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước nói chung và chính sách về tôn giáo nói riêng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong hai năm 2004, 2005 trên địa bàn toàn tỉnh, thông qua hình thức hội nghị đã phổ biến, giáo dục pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, về Luật Dân sự, Luật Đất đai, Xây dựng,…cho 100% chức sắc tôn giáo trên địa bàn. Ngoài ra thường xuyên giúp họ hiểu rõ tình hình chung của đất nước, của địa phương, động viên họ tham gia sự nghiệp chung của toàn dân thích hợp với khả năng và điều kiện của họ, nhất là những hoạt động từ thiện, nhân đạo, bảo vệ hòa bình, khuyến khích những việc làm đúng đắn. Đồng thời khéo léo nhưng thẳng thắn phê bình uốn nắn những việc làm không đúng. Nhân dịp kỷ

niệm ngày Thương binh liệt sĩ 27/7/2005, đoàn phật tử Lạng Sơn do Đại đức Thích Quảng Truyền dẫn đầu cùng 78 phật tử chùa Thành đã đi viếng và cầu hồn các Anh hùng Liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn theo sự tổ chức của Trung ương Hội Phật giáo Việt Nam.

Nét nổi bật trong thực hiện chính sách đối với chức sắc, nhà tu hành và tổ chức giáo hội các tôn giáo trên địa bàn Lạng Sơn trong những năm gần đây là cùng với các cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đã chủ động tăng cường các hoạt động gặp gỡ, tiếp xúc với các chức sắc, nhà tu hành, đại diện các ban hành giáo, ban quản lý đền, chùa, giải thích các chính sách của Đảng và Nhà nước; thường xuyên tổ chức thăm hỏi động viên họ trong các dịp lễ trọng hay khi họ ốm đau, tạo điều kiện cho họ làm tốt việc đạo. Nhận được tin Giáo Hoàng Giăng Pôn II từ trần, tỉnh đã tổ chức đoàn đại biểu gồm nhiều thành phần đến viếng và chia buồn với Tòa giám mục Lạng Sơn và bà con giáo dân. Qua những việc làm nêu trên đã đem lại những hiệu quả thiết thực, to lớn, đã xóa dần những định kiến, mặc cảm của cả hai phía, kéo họ gần gũi và cởi mở hơn với cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở. Đồng thời còn động viên, khích lệ họ chủ động tham gia phối hợp cùng với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội chăm lo đến

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Lạng Sơn hiện nay docx (Trang 49 - 59)