Nguyên nhân của thành tựu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Lạng Sơn hiện nay docx (Trang 59 - 64)

Trong thời gian vừa qua tình hình hoạt động của tôn giáo trong cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nói riêng có nhiều diễn biến phức tạp, nhưng công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo đã thu được những kết quả tích cực, qua đó góp phần ổn định tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh. Có được những thành tựu đó, theo chúng tôi có những nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất, Đảng và Nhà nước đã kịp thời đề ra đường lối đổi mới đất nước nói chung và chính sách đối với tôn giáo nói riêng đúng đắn, phù hợp với tình hình phát triển đất nước

Đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến những thành tựu trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở nước ta trong những năm qua.

Sau khi thống nhất đất nước, nhân dân ta bước sang giai đoạn lịch sử mới, đó là thời kỳ tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước. Vào thập kỷ 80 của thế kỷ XX, phong trào Công nhân và Cộng sản quốc tế có những diễn biến phức tạp, bất lợi đối

với phong trào cách mạng thế giới. ở Việt Nam, cách mạng nước ta đang đứng trước những khó khăn và thách thức mới. Tình hình đó đòi hỏi Đảng ta phải nhanh chóng lãnh đạo công cuộc đổi mới, để nước ta vượt qua khủng hoảng đi lên.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đánh dấu cho sự đổi mới của Đảng, trong đó có đổi mới về công tác tôn giáo:

Đảng và Nhà nước ta, trước sau như một, thực hành chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng. Lãnh đạo và giúp đỡ đồng bào theo tôn giáo đoàn kết xây dựng cuộc sống mới và hăng hái tham gia bảo vệ Tổ quốc. Cảnh giác, kiên quyết và kịp thời chống lại âm mưu, thủ đoạn của bọn đế quốc và phản động chia rẽ đồng bào có đạo và đồng bào không có đạo, giữa đồng bào theo đạo này và đồng bào theo đạo khác [26, tr.117].

Đường lối đổi mới đất nước của Đảng phản ánh đúng đắn lợi ích, nguyện vọng, của nhân dân ta, trong đó có đông đảo đồng bào các tôn giáo hăng hái tích cực thực hiện công cuộc đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.

Qua các thời kỳ cách mạng trong giai đoạn đổi mới đất nước, trong các Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX Đảng ta đã khẳng định quan điểm nhất quán trước sau như một đối với tôn giáo là:

Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật…. Nghiêm cấm lợi dụng vấn đề dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ các dân tộc, xâm phạm an ninh quốc gia [30, tr.128].

Quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng về chính sách đối với tôn giáo, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp qui quan trọng trên lĩnh vực quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo. Chính phủ đã ban hành Nghị định 69/ HĐBT ngày 21/3/1991 của Hội

đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) Qui định về các hoạt động tôn giáo; ngày 19/ 4/1999

Chính phủ ban hành Nghị định số 26/NĐ-CP Về các hoạt động tôn giáo. Để thực hiện

tôn giáo trong tình hình mới, ngày 29/6/2004 Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã ký Lệnh công bố Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khóa IX thông qua ngày 18/6/2004. Đây là văn bản qui phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất đối với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta hiện nay. Để Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo đi vào cuộc sống, ngày 01/ 3/ 2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 22/

NĐ-CP Hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo. Từ đó để

bộ máy quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo từ Trung ương đến các địa phương vận dụng quản lý cho sát hợp với tình hình thực tiễn.

Trong bối cảnh mới của cách mạng nước ta hiện nay, với hệ thống quan điểm đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với tôn giáo tương đối hoàn chỉnh như đã nêu ở phần trên, một mặt đã đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của một bộ phận nhân dân có đạo; mặt khác hướng dẫn định hướng cho hoạt động tôn giáo phù hợp với luật pháp và lợi ích của dân tộc.

Hai là, các cấp ủy đảng và chính quyền trong tỉnh đã quan tâm chỉ đạo, xây dựng, củng cố lực lượng chính trị trong vùng tôn giáo tập trung, thực hiện tốt công tác vận động tín đồ, chức sắc các tôn giáo. Đồng thời kiện toàn và thành lập kịp thời cơ quan quản lý chuyên trách về tôn giáo.

Công tác xây dựng đảng và củng cố lực lượng chính trị trong vùng giáo luôn là vấn đề then chốt, có tính quyết định tới sự thành công của công tác quản lý các hoạt động tôn giáo.

Thời kỳ trước những năm 1990, công tác xây dựng đảng và củng cố hoạt động của các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội trong vùng giáo ở Lạng Sơn còn chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều thôn, bản có đông tín đồ tôn giáo vẫn còn “ trắng” đảng viên, hoặc là có đảng viên nhưng diễn ra tình trạng hành giáo đều hơn sinh hoạt đảng; các đoàn thể như Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh…hoạt động cầm chừng, không có hiệu quả.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác xây dựng lực lượng chính trị vùng giáo. Trong những năm gần đây Lạng Sơn đã thường xuyên chú trọng đến công tác xây dựng đảng trong vùng giáo, nhất là từ khi có Qui định số 123- QĐ/TW ngày 28/9/2004

của Ban chấp hành Trung ương Đảng qui định Một số điểm về kết nạp đảng viên đối với người có đạo và đảng viên có đạo tham gia sinh hoạt tôn giáo thì công tác xây dựng đảng trong vùng tôn giáo đã đạt được một số kết quả quan trọng, đến nay 100% thôn, bản, khu phố có đông tín đồ tôn giáo đã có chi bộ đảng hoạt động thường xuyên.

Công tác củng cố các tổ chức đoàn thể đã có những bước tiến mới. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở vùng giáo đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên và quần chúng tín đồ, kịp thời nắm bắt tâm tư nguyện vọng của đồng bào, đồng thời vận động họ thực hiện tốt các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đã tìm ra được những phương pháp phù hợp với đặc điểm của vùng có đồng bào dân tộc thiểu số theo đạo, đồng thời chú trọng đến công tác vận động, thuyết phục, cảm hóa đội ngũ chức sắc, nhà tu hành để họ tuyên truyền vận động tín đồ thực hiện tốt chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước cũng như các qui định khác của địa phương.

Bên cạnh công tác tuyên truyền đường lối chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước trong đội ngũ cán bộ đảng viên và đông đảo quần chúng nhân dân, tỉnh Lạng Sơn đã kiện toàn lại bộ máy làm công tác tôn giáo. Ngoài các cơ quan có bộ phận theo dõi tôn giáo theo chức năng của đơn vị mình như Phòng P.A 38 của Công an tỉnh, Phòng tôn giáo của Ban Dân vận Tỉnh ủy, Uỷ ban mặt trận Tổ quốc tỉnh… Ngày 17/5/1995 Uỷ ban nhân dân tỉnh ra Quyết định số 441/QĐ-UBND về việc thành lập Phòng Tôn giáo tỉnh Lạng Sơn, đây là cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo trên

địa bàn tỉnh. Thực hiện Thông tư số 25/TT-BNV ngày 19/4/2004 của Bộ Nội vụ Hướng

dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân quản lý nhà nước về công tác tôn giáo ở địa phương, đến nay Lạng Sơn đã thành lập Phòng Dân tộc-Tôn giáo trực thuộc Uỷ ban nhân dân 11 huyện và thành phố.

Trong những năm qua, bộ máy tổ chức làm công tác tôn giáo ở Lạng Sơn đã có nhiều cố gắng trong việc quản lý, giải quyết các vấn đề tôn giáo, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của quần chúng, được đông đảo tín đồ, chức sắc các tôn giáo tin tưởng, phấn khởi, góp phần làm cho các hoạt động tôn giáo dần đi vào nề nếp, hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật.

Ba là, công tác phối hợp giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị làm công tác tôn giáo khá chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo.

Công tác tôn giáo là công việc của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng được thực hiện theo nguyên tắc: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể vận động. Trong những năm qua, Lạng Sơn đã cụ thể hóa được nguyên tắc trên thành cơ chế hoạt động là: Cấp ủy trực tiếp chỉ đạo công tác tôn giáo; các cấp chính quyền thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo theo qui định của pháp luật; Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể vận động chức sắc, tín đồ các tôn giáo và cơ quan an ninh trực tiếp chống các hoạt động lợi dụng tôn giáo. Đồng thời thường xuyên trao đổi tình hình về hoạt động tôn giáo qua các kỳ giao ban, qua đó một mặt kịp thời điều chỉnh các hoạt động tôn giáo, mặt khác tránh chồng chéo trong công tác quản lý. Nhờ vậy sức mạnh của hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo được tăng cường.

Bốn là, tình hình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh thu được những kết quả tích cực, tạo cơ sở kinh tế-xã hội cho công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo.

Lạng Sơn là một tỉnh biên giới phía Bắc của Tổ quốc, trong những năm qua thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã có nhiều cố gắng và đạt được kết quả trong phát triển kinh tế, xã hội đáng khích lệ. Kinh tế tăng trưởng bình quân 10,04%/ năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ và công nghiệp-xây dựng, giảm dần tỷ trọng ngành nông- lâm nghiệp; GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 5,9 triệu đồng, tương đương 376 USD [56, tr.2].

Lĩnh vực văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong đó có đồng bào các tôn giáo được cải thiện và nâng cao một cách rõ rệt. Điều đó làm tăng thêm sự phấn khởi, tin tưởng của đồng bào các tôn giáo vào công cuộc đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, động viên, khích lệ họ hăng hái tham gia thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như mọi qui định khác của địa phương đã đề ra.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Lạng Sơn hiện nay docx (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)