Đối với Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng sơn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Lạng Sơn hiện nay docx (Trang 94 - 95)

Một là, công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, do vậy trong thời gian tới các cấp ủy đảng cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo đối với công tác tôn giáo. Hàng năm tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết về công tác tôn giáo, qua đó để rút kinh nghiệm về công tác tôn giáo từ tỉnh đến cơ sở.

Hai là, để tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo và phù hợp với nhiệm vụ, khối lượng công việc và yêu cầu thực tiễn ở Lạng Sơn, đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh cho thành lập ngay cơ quan tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tôn giáo theo mô hình: Ban Tôn giáo, có con dấu và tài khoản riêng.

Ba là, kiện toàn lại các Ban quản lý đền, chùa, đảm bảo sự định hướng, chỉ đạo của chính quyền các cấp, đồng thời có đại diện chính quyền cơ sở trực tiếp tham gia Ban quản lý. Đã đến lúc cần phải kiểm tra, giám sát được các nguồn thu, chi tại các đền, chùa để tránh

tình trạng khiếu kiện về nguồn thu chi tại các cơ sở này như hiện nay. Đề ra cơ chế phù hợp, qui định cụ thể việc sử dụng các nguồn thu, nhất là phục vụ công tác từ thiện hoặc quĩ phúc lợi xã hội.

Bốn là, Uỷ ban nhân dân tỉnh cần tăng cường công tác trao đổi thông tin về tình hình tôn giáo, công tác tôn giáo ở địa phương với Ban Tôn giáo Chính phủ, trên cơ sở đó tranh thủ ý kiến chỉ đạo kịp thời và tiếp tục bổ sung các nội dung phối hợp cho hiệu quả.

Năm là, hiện nay trên địa bàn Lạng Sơn, các tôn giáo đang đẩy mạnh việc tuyên truyền phát triển đạo, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa vùng dân tộc thiểu số. Do vậy đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh và các cơ quan ban ngành hữu quan tiếp tục có các chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao dân trí, giác ngộ ý thức chính trị, xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc; tăng cường xây dựng củng cố tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể; quan tâm xây dựng lực lượng cốt cán ở vùng đồng bào dân tộc có đạo để thu hút quần chúng tích cực tham gia các phong trào cách mạng.

Sáu là, hàng năm mở các lớp tập huấn, trang bị kiến thức pháp luật cũng như kiến thức chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cho cán bộ chuyên trách và cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, nhất là các xã, phường, thị trấn có nhiều hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.

Bảy là, các cấp ủy đảng, chính quyền cần chú ý đến công tác động viên và khen thưởng kịp thời các chức sắc tôn giáo hành đạo theo đúng chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, có nhiều thành tích tham gia phong trào cách mạng của địa phương. Đồng thời có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn các hành vi truyền đạo trái pháp luật và kích động bà con giáo dân làm mất ổn định tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Lạng Sơn hiện nay docx (Trang 94 - 95)