Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Lạng Sơn hiện nay docx (Trang 67 - 70)

Công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở tỉnh Lạng Sơn trong những năm qua còn tồn tại một số hạn chế như đã trình bày ở phần trên, theo chúng tôi những hạn chế đó do một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Một là, sự bất cập, hạn chế trong nhận thức về tôn giáo và chính sách tôn giáo.

Việt Nam có 6 tôn giáo lớn đã được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân, trong đó có 4 tôn giáo ngoại nhập. Trong lịch sử, khi du nhập vào nước ta một số tôn giáo đã gắn bó với thực dân, đế quốc. Các giáo sĩ thừa sai của đạo Công giáo đã ngụy trang bằng các hoạt động tôn giáo để thu thập tình hình, tạo điều kiện cho thực dân Pháp xâm lược và hậu thuẫn cho việc cai trị của chúng đối với nước ta. Sau này đế quốc Mỹ tiếp tục sử dụng lực lượng phản động trong tôn giáo để thành lập chính quyền tay sai trong chiến lược biến Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ. Trong những năm gần đây còn một số chức sắc các tôn giáo vẫn giữ thái độ thù địch, chống đối Đảng và Nhà nước ta, điển hình là các nhân vật như Thích Quảng Độ, Huyền Quang (Phật giáo), Nguyễn Văn Lý, (Công giáo), Lê Quang Liêm (Phật giáo Hòa Hảo)… đã làm cho một bộ phận cán bộ đảng viên có tư tưởng mặc cảm với tôn giáo, nhìn nhận tôn giáo với thành kiến nặng nề.

Lạng Sơn có 3 tôn giáo chính, đó là Phật giáo, Công giáo và Tin lành. Trong những năm qua, tín đồ các tôn giáo luôn hành đạo theo phương châm “kính Chúa, yêu nước”,

“sống tốt đời, đẹp đạo”, chấp hành tốt mọi chủ trương đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, có nhiều đóng góp cho sự phát triển chung của tỉnh nhà.

Các tôn giáo đã có quá trình tồn tại và phát triển khá lâu ở Lạng Sơn, tuy nhiên đến nay vẫn còn một số cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân không hiểu biết về hoạt động của các tôn giáo trên địa bàn. Hiện nay đường hướng hoạt động của các tôn giáo là tích cực gây thanh thế, phát triển tín đồ, vì vậy nhiều hoạt động truyền đạo trái phép đã diễn ra trên địa bàn. Đặc biệt đã có dấu hiệu cho thấy, hoạt động của các tôn giáo có sự chỉ đạo của các thế lực từ nước ngoài. Hoạt động của các giáo hội không còn là hoạt động tôn giáo thuần túy nữa mà đã có tính đan xen với chính trị. Trước tình hình phức tạp như vậy, một bộ phận cán bộ đảng viên có thành kiến nặng nề, có tư tưởng phân biệt đối xử với tôn giáo; chỉ nhìn thấy những tiêu cực, hạn chế mà không nhìn thấy mặt tích cực của tôn giáo. Những bất cập trong nhận thức như vậy đã là nguyên nhân hạn chế trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Lạng Sơn.

Ngoài ra, công tác tuyên truyền phổ biến quan điểm đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với tôn giáo trong đội ngũ cán bộ đảng viên chưa sâu rộng. Một bộ phận cán bộ đảng viên còn chưa nắm rõ chủ trương chính sách về tôn giáo của Đảng và Nhà nước, chưa hiểu rõ những qui định cụ thể về đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta hiện nay, nhất là Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo. Chính vì vậy mà công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo không thể đạt hiệu quả cao được.

Hai là, sự phối hợp của các cơ quan làm công tác tôn giáo, quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo còn thiếu chặt chẽ, đồng bộ.

Việc phân công, phân cấp trách nhiệm cho các cơ quan làm công tác tôn giáo còn thiếu rõ ràng cụ thể, còn có sự chồng chéo hoặc buông lỏng quản lý; Các ngành quản lý nhiều khi chưa hiểu biết sâu sắc về chính sách tôn giáo, chưa gắn công tác tôn giáo với nhiệm vụ của đơn vị mình. Công tác sơ kết, tổng kết quá trình thực tiễn thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, của tỉnh về tôn giáo để rút kinh nghiệm ở cấp cơ sở còn chưa được coi trọng. Cấp ủy, chính quyền ở một số nơi chưa thật sự coi trọng công tác xây dựng, củng cố tổ chức làm công tác vận động quần chúng tín đồ các tôn giáo. Trong

khi đó chất lượng của các tổ chức này ở vùng tôn giáo tập trung còn nhiều yếu kém, chưa có phương thức hoạt động phù hợp.

Công tác giáo dục thanh thiếu niên là một công tác có ý nghĩa chiến lược trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo, nhưng các đoàn thể chưa có cơ chế phối hợp, xem nhẹ và chưa tạo được sức mạnh tổng hợp để giáo dục và thuyết phục, lôi cuốn họ. Trong khi đó các tổ chức tôn giáo lại ra sức tăng cường hoạt động, họ dùng nhiều hình thức lôi cuốn, thu hút đội ngũ thanh, thiếu niên, nhi đồng.

Ba là, hệ thống pháp luật về tôn giáo của Nhà nước còn thiếu, việc cụ thể hóa các chính sách của Nhà nước ở địa phương còn gặp nhiều khó khăn.

Trong một thời gian dài ở nước ta công tác nghiên cứu khoa học về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo chưa được quan tâm đúng mức. Trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt là sau

khi có Nghị quyết số 24 ngày 16/10/1990 của Bộ chính trị Về tăng cường công tác tôn

giáo trong tình hình mới được ban hành thì công tác nghiên cứu đã được đẩy mạnh hơn. Tuy nhiên hiện nay hệ thống pháp luật về tôn giáo đang trong quá trình soạn thảo, hình thành nên chưa bao quát hết được một số nội dung hoạt động của tôn giáo. Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo và Nghị định hướng dẫn thi hành Pháp lệnh có nhiều điểm mới, song thời gian triển khai chưa nhiều nên ở một số địa phương còn lúng túng trong tổ chức thực hiện [7, tr.17].

Việc cụ thể hóa chính sách về tôn giáo của Nhà nước trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, như: Trình độ dân trí của quần chúng tín đồ người dân tộc thiểu số còn hạn chế; công tác tuyên truyền chưa phong phú và phù hợp với trình độ và tâm lý của tín đồ là người dân tộc, do đó cũng ảnh hưởng đến việc tiếp thu các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước nói chung và chính sách về tôn giáo nói riêng. Công tác triển

khai Chỉ thị số 01 ngày 4/2/2005 của Thủ tướng Chính phủ Về một số công tác đối với đạo

Tin lành trên địa bàn tỉnh cũng còn nhiều lúng túng, cho đến ngày 8/5/2006, Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn mới có Hướng dẫn số 529/HD-UBND-TG về việc triển khai kế hoạch số 05 KH/ TGCP-TL trong tín đồ dân tộc Mông ở huyện Bắc Sơn.

Bốn là, đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo còn thiếu về số lượng và yếu về năng lực.

Trong những năm qua mặc dù đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo ở tỉnh đã được tăng cường nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý về hoạt động tôn giáo hiện nay trên địa bàn. Tình trạng tồn tại hiện nay là cán bộ làm công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo còn yếu về năng lực, trình độ, hầu hết cán bộ chuyển công tác từ các ngành khác đến, chưa qua đào tạo cơ bản về tôn giáo và công tác tôn giáo. Thậm chí có người chậm đổi mới tư duy, ít hiểu biết về tôn giáo nên có nhiều lúng túng trong thực thi nhiệm vụ. Trong khi đó đội ngũ chức sắc các tôn giáo được đào tạo bài bản, kỹ lưỡng, có trình độ học vấn và thần học cao, do đó cán bộ làm công tác tôn giáo của ta ngại tiếp xúc với chức sắc các tôn giáo, điều đó làm hạn chế rất nhiều đến công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo.

Hiện nay các huyện và thành phố trong tỉnh đã có phòng Dân tộc-Tôn giáo, tuy nhiên cấp xã, phường, thị trấn là những nơi trực tiếp gặp gỡ, tiếp xúc với tín đồ, chức sắc các tôn giáo thì đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo đều theo chế độ kiêm nhiệm, vì vậy công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo cũng gặp một số khó khăn.

Phòng Tôn giáo trực thuộc Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh tuy đã được kiện toàn nhưng vẫn trực thuộc Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, chưa có con dấu và tài khoản riêng. Vì vậy khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, đặc biệt khi thực hiện Quyết

định 16/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Về việc hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân

sách Nhà nước cho các tổ chức, cá nhân tôn giáo tại Việt Nam cũng gặp một số vướng mắc, trở ngại nhất định. Ngoài ra, chế độ ưu đãi đối với đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo chưa được quan tâm đúng mức, đời sống của cán bộ tôn giáo còn nhiều khó khăn. Vì vậy đã tạo ra tâm lý cán bộ không an tâm công tác…

Một số nguyên nhân trên đã dẫn đến những hạn chế đối với công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo trên địa bàn Lạng Sơn trong những năm qua.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Lạng Sơn hiện nay docx (Trang 67 - 70)