Có chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vững chắ cở vùng tôn giáo tập trung, qua đó góp phần tạo cơ sở cho công tác quản lý nhà nước đối vớ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Lạng Sơn hiện nay docx (Trang 88 - 90)

giáo tập trung, qua đó góp phần tạo cơ sở cho công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo

Tôn giáo là một hiện tượng xã hội phản ánh hiện thực xã hội bằng hình thức hư ảo vào đầu óc con người. Vậy muốn xóa bỏ hạnh phúc hư ảo, phải xây dựng một xã hội hiện thực tốt đẹp cho quần chúng có đạo. Vì vậy Lạng Sơn cần có kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và thực hiện hiệu quả ở những vùng tôn giáo tập trung bằng các hình thức như: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; đưa vào thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế; giải quyết việc làm; xóa đói giảm nghèo; đẩy mạnh phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; phát triển giáo dục và công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; coi trọng việc củng cố mối quan hệ xã hội trong cộng đồng các tôn giáo và giữa các tôn giáo với toàn thể xã hội; thường xuyên tiến hành công tác giáo dục chính trị tư tưởng, truyền bá tri thức khoa học, kinh tế cho tín đồ các tôn giáo. Bằng các biện pháp kinh tế và văn hóa nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của các vùng đồng bào theo đạo, qua đó góp phần tạo cơ sở và động lực trực tiếp cho công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo.

Để thực hiện chính sách phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất cho tín đồ, chức sắc các tôn giáo, đặc biệt ở một tỉnh miền núi như Lạng Sơn, theo chúng tôi cần tập trung theo hướng sau:

Phát triển nông, lâm nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp và nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng các vùng sản xuất chuyên canh tập trung phù hợp với tiềm năng, lợi thế về khí hậu, đất đai của từng vùng. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng thâm canh, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả. Khai thác và phát huy thế mạnh kinh tế đồi rừng, đẩy mạnh công tác trồng rừng, khoanh nuôi, tái sinh và bảo vệ rừng. Hoàn thành giao đất, giao rừng gắn với định canh định cư cho hộ các hộ tín đồ nghèo.

Bên cạnh đó tỉnh cần đẩy mạnh chính sách đầu tư phát triển, nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn về giao thông, thủy lợi, điện, trường học, trạm y tế xã… Phát triển đa

dạng các ngành nghề, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động ở vùng tôn giáo tập trung, tận dụng tốt hơn thời gian lao động và nâng cao thu nhập cho quần chúng tín đồ các tôn giáo.

Cần chú trọng phát triển văn hóa, xã hội để nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân nói chung và quần chúng tín đồ các tôn giáo nói riêng. Theo chúng tôi cần làm tốt các công tác sau:

Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chất lượng giáo dục được đảm bảo, trình độ dân trí của nhân dân được nâng cao, nhận thức về các vấn đề tự nhiên, xã hội và con người một cách khoa học thì niềm tin tôn giáo sẽ bị hạn chế, quần chúng tín đồ các tôn giáo cũng không bị lợi dụng vào các hoạt động trái pháp luật.

Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, tăng cường phòng bệnh. Củng cố và nâng cao năng lực hoạt động của mạng lưới y tế, nhất là y tế ở những thôn bản vùng sâu, vùng xa, vùng tôn giáo tập trung.

Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Tập trung phát triển và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, đẩy mạnh thực hiện phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, làm tốt công tác thông tin phổ biến pháp luật đến nhân dân, đặc biệt là nhân dân các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng tôn giáo.

ưu tiên một số lĩnh vực như: Đẩy mạnh phong trào văn nghệ quần chúng ở cơ sở. Thông qua các hoạt động này góp phần thu hút đông đảo quần chúng vào tập luyện và tham gia các hội diễn nghệ thuật quần chúng ở địa phương. Qua đó góp phần xóa bỏ các tập quán, tín ngưỡng lạc hậu và hạn chế thời gian của quần chúng tín đồ dành quá nhiều vào việc hành đạo, tập hát Thánh ca. Chú ý đến công tác tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh như Báo Lạng Sơn, Đài phát thanh- truyền hình Lạng Sơn, Tạp chí văn nghệ xứ Lạng, thường xuyên sử dụng các tin, bài phóng sự viết về vấn đề tôn giáo. Quan tâm đầu tư cả về chất lượng, thời lượng các chương trình truyền hình, phát thanh bằng tiếng dân tộc, qua đó

nâng cao hiệu quả tuyên truyền chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước nói chung, chính sách về tự do tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng trong vùng tôn giáo tập trung. Kịp thời biểu dương các gương điển hình tiên tiến của tín đồ các tôn giáo trong phong trào xóa đói giảm nghèo, phong trào bảo vệ trật tự trị an và an ninh quốc gia vùng biên giới, đấu tranh chống các hoạt động mê tín, dị đoan và tuyên truyền đạo trái pháp luật.

Thực hiện thành công những giải pháp đó cũng chính là góp phần tạo cơ sở và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo trên địa bàn Lạng Sơn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Lạng Sơn hiện nay docx (Trang 88 - 90)