Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư và nguồn lực từ trong dân

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ vùng nông thôn trung du và miền núi phía Bắc giai đoạn 2010 – 2020 (Trang 83 - 84)

3. Các giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư

3.1.2. Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư và nguồn lực từ trong dân

Trong điều kiện nền kinh tế còn kém phát triển, nguồn vốn đầu tư trong nhưng năm qua cho CSHT GTĐB còn hạn chế. Do đó, huy động nguồn vốn đầu tư và nguồn lực trong dân ở một chừng mực nào đó cho phát triển CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB là hết sức cần thiết.

Để huy động được nguồn tài chính trong dân, các địa phương thuộc khu vực nông thôn TD-MNPB cần thực hiện:

Thứ nhất, việc huy động dù của cộng đồng thôn xóm hay của xã cũng đều phải dựa trên căn bản những quy định mang tính chất nhà nước và trong khuôn khổ pháp lý.

Thứ hai, việc huy động xây dựng mạng lưới GTĐB trong phạm vi huyện, xã, thôn bản là thuộc cộng đồng huyện, xã, thôn bản. Vì thế, những dự án xây dựng cũng như việc huy động tiền vốn và vật chất phải được bàn bạc dân chủ trong dân, trong các tổ chức xã hội, trong Đảng bộ và trong Hội đồng nhân dân. Đồng thời, mọi hoạt động, xây dựng phải được công khai, minh bạch.

Thứ ba, việc xây dựng CSHT GTĐB ở vùng nông thôn TD-MNPB phải tuân theo trình tự và thủ tục xây dựng do Nhà nước ban hành. Nhất thiết phải có quy hoạch thiết kế, luận chứng kinh tế - kỹ thuật. Trong tổ chức xây dựng, nhất thiết phải thành lập ban quản lý dự án tách khỏi UBND với tư cách là chủ đầu tư và được đặt dưới sự kiểm soát của HĐND, UBND.

Để huy động nguồn lực từ trong dân trong giai đoạn tới, các địa phương trong vùng cần:

- Khuyến khích và coi trọng hơn nữa các hình thức động viên, đóng góp lao động tự nguyện của dân cư và các tổ chức KT-XH khác ở nông thôn, tạo ra ý thức trách nhiệm có tính tự giác, tính văn hóa ở cộng đồng với việc xây dựng và phát triển CSHT GTĐB vùng nông thôn.

- Mở rộng các hình thức huy động và sử dụng lao động theo cơ chế thì trường như: thầu khoán, đấu thầu, thuê hoặc hợp đồng nhân công… Sử dụng lao động cho CSHT GTĐB vùng nông thôn cần được quan niệm giống như lao động hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác. Điều đó sẽ đảm bảo tính bình đẳng về lợi ích và thu nhập của người lao động, đồng thời cũng thu hút họ tham gia vào quá trình xây dựng và bảo trì hệ thống GTĐB trong vùng.

- Cần gắn chính sách huy động nhân lực đầu tư cho CSHT GTĐB vùng nông thôn theo cơ chế thị trường với chính sách tạo công ăn việc làm tại chỗ ở nông thôn, coi xây dựng và phát triển CSHT GTĐB là đối tượng trực tiếp tạo ra việc làm và thu nhập cho một bộ phận nhất định dân cư nông thôn.

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ vùng nông thôn trung du và miền núi phía Bắc giai đoạn 2010 – 2020 (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w