3. Đánh giá chung về công tác huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB
3.1. Đánh giá về công tác huy động và sử dụng vốn đầu tư
Những kết quả đạt được
Trong những năm vừa qua (2000 – 2008), được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, với phương châm “Nhà nước, nhân dân cùng làm, người dân làm là chính, nhà nước hỗ trợ”, phong trào xây dựng đường GTNT ở hầu hết các tỉnh trong vùng đều phát triển rầm rộ. Nhiều tuyến đường huyện, xã, thôn bản được đầu tư xây dựng, cứng hóa mặt đường bằng nhựa đường, bê-tông xi- măng. Mạng lưới GTĐB nông thôn được cải thiện đáng kể, tạo nên bộ mặt
nông thôn mới, góp phần tích cực vào sự phát triển KT-XH của toàn vùng, xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người dân, đảm bảo an ninh quốc phòng, nhất là ở các tỉnh thuộc vùng biên giới – nơi tiếp giáp với Lào và Trung Quốc. Với tổng số vốn huy động được trong giai đoạn 2000 – 2008 lên đến 16.945,35 tỷ đồng, 250,72 triệu USD và số vốn sử dụng để đầu tư cho CSHT GTĐB nông thôn đã được giải ngân là 13.315,34 tỷ đồng và 187,8 triệu USD, các tỉnh trong vùng đã đạt được nhiều thành công trong công tác xây dựng GTNT, kết quả đạt được là 100% các xã trong vùng đều có đường đến trung tâm xã, việc mở mới các tuyến đường xã, đường liên thôn, liên bản cũng đã được đầu tư xây dựng, khối lượng thực hiện xây dựng GTNT qua các năm đều tăng. Kết quả xây dựng CSHT GTĐB của vùng nông thôn TD-MNPB giai đoạn 2004 - 2008 như sau:
Mở đường mới và mở rộng nền: 10.373,3 km. Cứng hóa mặt đường: 14.292,5 km.
Xây cống thoát nước ngang: 30.955 cái.
Xây mới các loại cầu bê-tông cốt thép, cầu treo, cầu tạm: 1.363 cái. Xây ngầm tràn: 406 cái.
Xây rành dọc và tường chắn: 336.786,7 m. Khối lượng đào đắp đất: 6.023.410,5 m3. Duy tu bảo dường: 48.581 km.
Trong năm 2007, người dân các huyện, xã đã tham gia mở mới 311km đường dân sinh, 1.868,2 km đường GTNT và 286 chiếc cầu GTNT. Trong năm 2008, đã thực hiện duy tu và bảo dưỡng các tuyến đường được 8.178,2 km, duy tu, sửa chữa 14 chiếc cầu treo, nâng cấp được 1.651 km và mở mới được 2.655,3 km đường GTNT và 3.461,5 km đường bê-tông. Các địa phương có phong trào làm đường GTNT phát triển mạnh như thị xã Hà Giang, Điện Biên, Sơn La, Lai Châu… Tuy nhiên, trong vùng vẫn còn 119 xã
đã có đường đến trung tâm xã nhưng chỉ đi lại được vào mùa khô do địa hình hiểm trở, sụt đất và lở đất vào những mùa mưa bão.
Về công tác huy động vốn đầu tư
Với sự cố gắng nỗ lực của Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan, công tác huy động vốn đầu tư cho CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB trong thời gian qua đã có những bước tiến đáng kể, góp phần quan trọng trong việc mở rộng, nâng cấp hệ thống GTĐB của vùng nông thôn TD-MNPB – vùng kinh tế lạc hậu và khó khăn nhất cả nước. Những thành tựu của công tác huy động vốn đầu tư cho CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB được đánh giá qua những điểm sau:
• Thứ nhất, sự thành công về mặt cơ chế, chính sách huy động vốn.
Đảng và Nhà nước đã ngày càng nhận thức rõ hơn vai trò quan trọng của CSHT GTĐB đối với quá trình phát triển KT-XH của vùng nông thôn TD-MNPB cũng như quá trình CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn. Từ đó, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách đúng đắn phù hợp ưu tiên cho đầu tư phát triển CSHT GTĐB của vùng. Các nguồn vốn (kể cả trong và ngoài nước) được khai thác đầu tư cho CSHT GTĐB nông thôn trong vùng ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng, trong đó có sự tham gia cùng đầu tư và xây dựng của các nguồn vốn ưu đãi ODA của các nhà tài trợ nước ngoài. Sự đầu tư hợp lý, đúng thời điểm đã thể hiện sự thành công của công tác huy động vốn cho CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB.
• Thứ hai, đã huy động được lượng vốn lớn đầu tư cho cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống GTĐB của vùng nông thôn TD-MNPB.
Tổng số vốn huy động được từ các nguồn đầu tư cho CSHT GTĐB của vùng nông thôn TD-MNPB nhìn chung đều tăng qua các năm và tăng nhanh vào giai đoạn 2006 – 2008. Vốn huy động từ NSNN giai đoạn 2000 – 2005 là 2.846,76 tỷ đồng, giai đoạn 2006 – 2008 là 2.432,85 tỷ đồng. Nguồn vốn hỗ
trợ của các tổ chức nước ngoài giai đoạn 2000 – 2008 là 250,72 triệu USD. Số vốn huy động từ các nguồn khác như NSĐP và sự đóng góp của nhân dân đều tăng qua các năm. Tổng số vốn đầu tư cho phát triển CSHT GTĐB của vùng nông thôn TD-MNPB là 16.945,35 tỷ đồng vốn trong nước, 250,72 triệu USD vốn từ nước ngoài. Như vậy, đây là một lượng vốn khá cao cho đầu tư CSHT GTNT của vùng.
• Thứ ba, có sự cải thiện tích cực về cơ cấu nguồn vốn huy động.
Tỷ trọng vốn huy động từ nguồn vốn tiết kiệm của NSNN vận động theo xu hướng giảm dần qua các giai đoạn, giai đoạn 2000 – 2005 chiếm tỷ trọng 32,09 % thì đến năm 2006 (33,06%), 2007 (31,29%), 2008 chỉ còn (26,74%). Tuy nhiên so với các nguồn vốn khác vẫn chiếm tỷ trọng cao và giữ vai trò chủ đạo. Bên cạnh đó, số vốn huy động từ NSĐP và đóng góp của nhân dân trong vùng có xu hướng tăng. Vốn ODA thông qua hình thức hỗ trợ của các tổ chức nước ngoài có tốc độ gia tăng khá nhanh từ 42,52 triệu USD (2006) lên đến mức 63,09 triệu USD (2008). Như vậy, cơ cấu vốn huy động từ các nguồn cho phát triển CSHT GTĐB của vùng nông thôn TD-MNPB có sự thay đổi nhưng vẫn diễn biến theo tốc độ chậm và nguồn vốn từ NSNN vẫn giữ vai trò chủ đạo.
Về công tác sử dụng vốn đầu tư
Để có những kết quả như trên, bên cạnh sự đóng góp của công tác huy động vốn còn có sự đóng góp đáng kể của công tác quản lý, sử dụng vốn, đặc biệt là quản lý, sử dụng vốn cho công tác đầu tư xây dựng mới. Cơ chế quản lý vốn cấp phát vốn trong địa bàn vũng đã có sự chặt chẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn. Trong quá trình triển khai các dự án, các địa phương đã tăng cường cán bộ giám sát và hướng dẫn thi công kết hợp giám sát cộng đồng để đảm bảo chất lượng, tiến độ và hiệu quả khai thác. Đồng thời, công tác phân cấp quản lý đầu tư vốn cho các loại đường GTNT của vùng TD-
MNPB được đẩy mạnh đã giảm bớt gánh nặng cho NSNN, sử dụng vốn đã có sự ưu tiên cho công tác xây dựng mới cũng như cải tạo, nâng cấp hệ thống đường bộ nông thôn trong vùng.