KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ vùng nông thôn trung du và miền núi phía Bắc giai đoạn 2010 – 2020 (Trang 97 - 100)

4. Điều kiện thực hiện các giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

Phát triển CSHT GTĐB với một vùng mà phần lớn dân cư sống ở khu vực nông thôn là đồng bào dân tộc thiểu số và dựa vào sản xuất nông nghiệp như vùng nông thôn TD-MNPB là một việc vô cùng cần thiết. Bởi vì, CSHT GTĐB chủ yếu là hệ thống các tuyến đường huyện, đường xã và thôn bản trở thành các tuyến nối quan trọng liên kết khu vực nông thôn tới các trung tâm kinh tế, mạng lưới thương mại trong vùng. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, trao đổi hàng hóa và dần hình thành thị trường hàng hóa phát triển tại khu vực nông thôn. Thực tế những năm vừa qua cũng cho thấy, sự quan tâm và nhận thức đúng đắn của Đảng và Nhà nước cũng như nhân dân địa phương tới công tác xây dựng và phát triển hệ thống CSHT GTĐB tại khu vực nông thôn TD-MNPB tạo ra những chuyển biến về trong đời sống của người dân, góp phần đẩy mạnh công cuộc CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Trong những năm trở lại đây, mặc dù CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB đã được cải thiện một cách đáng kể, tỷ lệ đường được bê-tông hóa ngày càng cao nhưng nhiều nơi đường xá vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân trong mọi điều kiện thời tiết. Hệ thống đường nông thôn ở nhiều địa phương như Yên Bái, Lào Cai… đạt tiêu chuẩn thấp lại không được bảo trì đúng lúc. Thêm vào đó, lượng vốn đầu tư của NSNN cho CSHT GTĐB vùng nông thôn ngày càng giảm về tỷ trọng và khối lượng gây ra những khó khăn cho các địa phương trong việc đầu tư xây dựng, cải tạo và bảo dưỡng hệ thống đường bộ nông thôn.

Đề tài đã tổng hợp những vấn đề lý luận và quan điểm trong việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư phát triển CSHT GTĐB vùng nông thôn TD- MNPB của Đảng và Nhà nước, đã làm rõ vai trò của CSHT GTĐB đối với

quá trình CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn và đặc biệt là tầm quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất và nâng cao mức sống của người dân ở khu vực nông thôn TD-MNPB. Bên cạnh đó, đề tài cùng đã nêu rõ những yếu kém và nguyên nhân của nó trong việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển CSHT GTĐB tại vùng nông thôn TD-MNPB giai đoạn 2000 – 2008. Từ đó, đưa ra những giải pháp cơ bản góp phần đẩy mạnh quá trình thu hút và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển CSHT GTĐB nông thôn của vùng trong thời gian tới (2010 – 2020).

Đề tài đã đề cập tới một vấn đề tương đối phức tạp và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng tới sự phát triển của khu vực nông thôn TD-MNPB. Do nghiên cứu trong thời gian có hạn nên đề tài chỉ đề cập tới những vấn đề cơ bản của việc huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB. Hy vọng luận văn tốt nghiệp của em sẽ góp phần làm rõ những vướng mắc của lĩnh vực quan trọng này.

2. Kiến nghị

Đối với các cấp TW

- Chính phủ tiếp tục cân đối, huy động các nguồn lực mạnh mẽ hơn hỗ trợ khu vực nông thôn, đặc biệt là ưu tiên vùng nông thôn TD-MNPB – nơi có rất nhiều khó khăn về địa hình núi cao, dân cư thưa thớt, dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ lớn, nền kinh tế còn trong tình trạng nghèo nàn và lạc hậu.

- Cần tiến hành xây dựng cơ chế phối hợp giữa các Bộ ngành, nhà tài trợ, các tỉnh trong vùng nông thôn TD-MNPB nhằm quản lí, phát triển hạ tầng GTĐB.

- Cần có những chính sách ưu đãi tạo điều kiện cho các doanh nghiệp địa phương trong vùng đầu tư phát triển các phương tiện, sản xuất vật liệu, xây dựng công trình phục cụ GTĐB vùng nông thôn.

- Cần có những nghiên cứu đối với việc quản lý giao thông ở các địa phương cấp huyện, cấp xã để đưa ra những chính sách về tài chính cũng như nguồn lực hiệu quả hơn nhằm quản lý tốt hơn nữa trong phát triển mạng lưới GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB.

Đối với các địa phương trong vùng

- Dựa trên cơ sở chiến lược phát triển GTNT đã được Chính phủ phê duyệt, mỗi tỉnh thuộc vùng nông thôn TD-MNPB cần xây dựng quy hoạch phát triển và bảo trì hệ thống CSHT GTĐB tại địa phương mình, sau đó trình UBND phê duyệt. Trong phân bổ vốn phải yêu cầu các huyện dành một khoản nhất định cho việc bảo trì theo kế hoạch các tuyến đường huyện có thể bảo trì được. Tỉnh và các cơ quan tư vấn của tỉnh hỗ trợ các huyện xây dựng quy hoạch, kế hoạch 5 năm của huyện mình. Cấp xã sẽ tiến hành lập kế hoạch 5 năm trình lên cấp huyện.

- Cân đối tài chính hàng năm để thực hiện đúng kế hoạch và có hiệu quả đối với phát triển GTĐB nông thôn.

- Quan tâm đầu tư cho công tác bảo trì tương xứng với vốn đầu tư xây dựng để nâng cao hiệu quả đầu tư.

- Xây dựng và cập nhật thường xuyên ngân hàng dữ liệu GTNT (trong đó có bản đồ GTĐB) và xây dựng cơ chế thống kê, báo cáo, chia sẻ thông tin phục vụ cho công tác quản lí, theo dõi và đánh giá GTĐB tại khu vực nông thôn TD-MNPB.

- Tổ chức đào tạo cho cán bộ các cấp huyện và xã về các quy trình và kĩ năng lập quy hoạch, kế hoạch phát triển CSHT GTĐB cũng như nâng cao chuyên môn nghiệp vụ trong quá trình xây dựng, quản lý các hạng mục, công trình giao thông tại khu vực nông thôn TD-MNPB.

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ vùng nông thôn trung du và miền núi phía Bắc giai đoạn 2010 – 2020 (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w