0
Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Thực hiện điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư cho CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB một cách hợp lý trong từng thời kỳ nhất định

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÙNG NÔNG THÔN TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC GIAI ĐOẠN 2010 – 2020 (Trang 88 -90 )

3. Các giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư

3.2.2. Thực hiện điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư cho CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB một cách hợp lý trong từng thời kỳ nhất định

nông thôn TD-MNPB một cách hợp lý trong từng thời kỳ nhất định

Cơ cấu vốn đầu tư thể hiện mức độ, tỷ trọng từng bộ phận vốn (được phân loại theo các tiêu thức nhất định) trong tổng số vốn đầu tư. Cơ cấu vốn đầu tư là một yếu tố tác động không nhỏ đến hiệu quả của đồng vốn đầu tư. Thêm vào đó, thực tế tại các địa phương trong vùng nông thôn TD-MNPB những năm qua cho thấy, sự chênh lệch trong cơ cấu vốn đầu tư là rất lớn. Chính vì vậy, thực hiện điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư cho hợp lý là việc làm cần thiết trong công tác quản lý và nâng cao hiệu quả đồng vốn đầu tư tại khu vực nông thôn này. Cơ cấu vốn đầu tư cho CSHT GTĐB vùng nông thôn TD- MNPB cần được xem xét điều chỉnh trên hai phương diện:

Thứ nhất, Điều chỉnh cơ cấu giữa vốn đầu tư xây dựng với vốn duy tu, bảo dưỡng hệ thống CSHT GTĐB.

CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB bao gồm các công trình có thời gian sử dụng dài và trực tiếp chịu tác động của tự nhiên. Do vậy, sau khi xây dựng xong, đưa vào sử dụng nhất thiết phải thực hiện công tác duy tu,

bảo dưỡng để duy trì được tình trạng phục vụ tốt của các tuyến đường. Toàn bộ chi phí xây dựng và chi phí bảo dưỡng hợp thành tổng vốn đầu tư cho tuyến đường trong suốt quá trình sử dụng. Giữa hai bộ phận này có tác động hỗ trợ cho nhau và phải đảm bảo được mối quan hệ cân đối hợp lý. Trong thời gian qua, do nhiều lý do khác nhau dẫn đến bộ phận vốn phân bổ cho công tác duy tu, bảo dưỡng hệ thống CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB chưa thỏa đáng. Số chi thường xuyên của NSĐP cho việc duy tu, bảo dưỡng đường bộ chỉ chiếm 2,88% tổng số chi cho CSHT GTĐB vùng nông thôn TD- MNPB (2004 – 2008). Từ đó, nhiều tuyến đường GTĐB vùng nông thôn TD- MNPB đã có chất lượng thấp lại không được bảo dưỡng thường xuyên nên nhanh chóng bị xuống cấp trầm trọng, đẩy nhu cầu vốn cho cải tạo, khôi phục lên cao.

Trong thời gian tới cần tăng tỷ trọng vốn duy tu, đảm bảo đủ chi phí tối thiểu cho bảo dưỡng đường huyện, xã. Bên cạnh đó, dành phần đáng kể NSĐP và tích cực huy động các nguồn vốn khác cho duy tu, bảo dưỡng hệ thống đường bộ tại các thôn bản ở những khu vực vùng sâu, vùng xa. Phấn đầu nâng tỷ trọng vốn đầu tư cho duy tu bảo dưỡng cho hệ thống GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB giai đoạn 2010 – 2020 đạt tỷ lệ 10 – 15%.

Thứ hai, Điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư cho các loại đường thuộc các khu vực kinh tế khác nhau trong địa bàn vùng nông thôn nhằm hình thành và phát triển hệ thống CSHT GTĐB hoàn chỉnh, cân đối.

Xuất phát từ hiện trạng hệ thống đường bộ vùng nông thôn TD-MNPB và mục tiêu phát triển trong tương lai, vốn đầu tư cho các loại đường bộ trong vùng trong thời gian tới nên điều chỉnh theo hướng sau:

- Trước mắt, tập trung vốn của NSNN, NSĐP và vốn đầu tư của nước ngoài cho các dự án nâng cấp và xây dựng mới một số tuyến đường quan trọng ở các khu vực có tiềm năng kinh tế như Quảng Ninh, Bắc Giang, Hòa

Bình, nơi có nhiều người dân được hưởng lợi nhằm tạo đà cho kinh tế vùng phát triển.

- Đối với các vùng kinh tế phát triển, đầu tư nâng cấp hệ thống đường giao thông tại các khu vực công nghiệp, chế xuất… và khu vực phát triển thành thị, thị trấn, thị tứ… đáp ứng được sự nghiệp CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn trong vùng.

- Đối với các vùng kinh tế chưa phát triển như các tỉnh thuộc vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân cư thưa thớt, vùng biên giới, nơi có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng. Đời sống người dân còn nghèo, là nơi cần đầu tư lớn vào GTNT nhằm tạo động lực cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên, khả năng đóng góp của người dân ở các tỉnh này còn hạn chế và chủ yếu bằng lao động thủ công. Vì vậy, Nhà nước cần ưu tiên quan tâm nhiều hơn và có những chính sách đầu tư hỗ trợ phát triển và bảo trì GTNT như chương trình phát triển và bảo trì đường bộ nông thôn cho các vùng kinh tế kém phát triển và các chương trình phát triển KT-XH lồng ghép với phát triển giao thông như xóa đói giảm nghèo, định canh định cư, viện trợ không hoàn lại của các nước, các tổ chức quốc tế.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÙNG NÔNG THÔN TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC GIAI ĐOẠN 2010 – 2020 (Trang 88 -90 )

×