Kinh nghiệm của một số nước trong việc huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển CSHT GTĐB vùng nông thôn

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ vùng nông thôn trung du và miền núi phía Bắc giai đoạn 2010 – 2020 (Trang 25 - 30)

tư phát triển CSHT GTĐB vùng nông thôn

4.1. Trung Quốc

Trung Quốc là một nước nông nghiệp có truyền thống lâu đời, đất rộng người đông với dân số trên 1,2 tỷ người, phần lớn dân cư sống ở khu vực nông thôn. Vì thế, ngay từ đầu những năm 1980, Chính phủ Trung Quốc đã quan tâm đến việc phát triển nông nghiệp nông thôn. Hệ thống nông hộ đã thay thế các công xã nhân dân, sức lao động được giải phóng, khuyến khích nông dân làm giàu, các mô hình phát triển nông thôn rầm rộ diễn ra khắp mọi nơi. Sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp nông thôn đã đòi hỏi mạng lưới GTNT phải phát triển tương xứng với nó. Tuy nhiên, nhu cầu này lại mâu thuẫn với mức đầu tư cho GTNT. Bởi vậy, để thu hút nguồn vốn cho việc xây dựng CSHT GTNT trong đó đặc biệt quan tâm đến CSHT GTĐB, Chính phủ TQ đã đưa ra hàng loạt những ưu đãi nhằm phát triển kinh tế nông thôn, từ đó tạo đà cho phát triển GTNT.

Nhà nước TQ thực hiện chính sách ưu đãi với tất cả các chủ đầu tư trong và ngoài nước khi bỏ vốn đầu tư vào vùng núi, vùng sâu, vùng xa nhất là đầu tư vào CSHT. Chẳng hạn về chính sách thuế, đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực ngoại thương thì trong hai năm đầu kinh doanh được miễn thuế, những năm tiếp theo cho đến năm thứ 5 được giảm 50%. Với các dự án đầu tư trong các lĩnh vực sản xuất, xây dựng và giao thông được miễn giảm trong 5 năm đầu, những năm sau đó cho đến năm thứ 10 được giảm 50%.

Để huy động được nhiều vốn và sử dụng vốn có hiệu quả hơn, Chính phủ TQ đã có quy định rõ ràng về thưởng kinh tế đối với những người có công mời được hạng mục, vốn đầu tư, nhân tài đến hợp tác. Trường hợp mời được hạng mục sau khi bỏ vốn cho hạng mục và hạng mục đi vào sử dụng sẽ được tài chính địa phương cấp 5% bằng tiền đầu tư cố định để trả một lần cho

người có công mời. Trường hợp mời được chủ đầu tư có hoàn lại với lãi suất thấp thì được hưởng 8% lãi suất của mức chênh lệch giữa lãi suất bình thường và lãi suất thấp tính trong một năm. Trường hợp mời được nhân tài quản lý, các chuyên gia khoa học kỹ thuật có trình độ trung cấp trở lên (không phân biệt quốc tịch) đến làm việc phục vụ quản lý kinh doanh, làm cho xí nghiệp đạt được những thành tựu nổi bật thì những đơn vị nhận người trích 5% lợi nhuận năm đó trả một lần cho người giới thiệu.

Cùng với quá trình tạo môi trường thuận lợi nhất cho các chủ đầu tư ở bên ngoài bỏ vốn kinh doanh ở vùng núi nhằm lấy kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, nhà nước cũng đã phát động phong trao toàn dân làm đường GTNT kết hợp với việc triệt để sử dụng các loại vật liệu tại chỗ như đất đá và các loại vật liệu khác một cách khoa học để hình thành đường giao thông đưa vào sử dụng kịp thời. Sau đó phân loại đường để lần lượt nâng cấp, duy tu bảo dưỡng theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Nhờ đó đáp ứng được nhu cầu vận tải trước mắt mà không vượt quá khả năng đầu tư ban đầu và thực hiện được đúng quan điểm chỉ đạo của Chính phủ.

4.2. Malaysia

Chính phủ Malaysia khẳng định: “Đầu tư phát triển CSHT GTĐB vùng nông thôn là cần thiết trong sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn”. Việc xây dựng và nâng cao đường xá nông thôn sẽ tiếp tục nâng cao khả năng tiếp cận của khu vực nông thôn với các khu vực khác trong toàn lãnh thổ và góp phần nỗ lực xóa đói giảm nghèo của Chính phủ. Chính phủ ban hành chương trình khuyến khích xây dựng đường GTNT với mục tiêu nâng cao sức sản xuất và thu nhập của nông dân, ưu tiên xây dựng đường nối các điểm dân cư biệt lập với trung tâm dịch vụ nông thôn và với rộng đồng. Đồng thời cũng phù hợp với tổng thể phát triển KT-XH của từng vùng.

Nét nổi bật trong phát triển CSHT GTĐB ở khu vực nông thôn của Maylaysia là việc phát triển đường nông thôn được chú ý kết hợp với quy hoạch phát triển các vùng du lịch. Trong đó, chính quyền địa phương phân loại các khu dân cư để mở mang đường xá cho phù hợp. Đồng thời, Chính phủ áp dụng chính sách phân cấp xây dựng và quản lý CSHT GTĐB đảm bảo được yêu cầu giao thông với chi phí xây dựng tối thiểu, chẳng hạn các tuyến đường xây dựng chỉ đáp ứng nhu cầu vận chuyển mang tính thời vụ thì chỉ cần xây dựng đường cấp phối đất đồi.

Chính phủ Malaysia nhận thấy rằng, việc cung cấp một hệ thống CSHT GTNT rộng lớn ở vùng nông thôn với yêu cầu hiệu quả sử dụng ngày càng cao sẽ đòi hỏi những nguồn lực từ nhiều phía tức là sự tham gia mạnh mẽ hơn của khu vực tư nhân sẽ trở nên ngày càng quan trọng. Chính phủ đã có những chính sách thu hút vốn đầu tư của khu vực tư nhân như thực hiện hình thức đầu tư BOT, BTO, BT, hỗ trợ về khoa học công nghệ, kỹ thuật và nhân lực…

4.3. Thái Lan

Thái Lan là một trong những nước có nền kinh tế khá phát triển ở khu vực Đông Nam Á. Trong đó xuất khẩu gạo và cao su tự nhiên là hai lĩnh vực đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho quốc gia – đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu hai mặt hàng này. Chính sách kinh tế của Thái Lan là ưu tiên phát triển giao thông mà đặc biệt là GTNT đường bộ trước một bước tạo tiền đề cho các lĩnh vực khác phát triển.

Chính phủ nước này coi việc quy hoạch phát triển hệ thống CSHT GTĐB vùng nông thôn là một bộ phận không thể tách rời của quy hoạch lãnh thổ. Mục tiêu của việc phát triển nông thôn là nhằm xóa bỏ dần sự khác nhau sẵn có giữa nông thôn với thành thị tạo sự phát triển đồng đều trong toàn xã hội.

Mô hình phát triển của làng cải tạo là có khu trung tâm công cộng đảm bảo mối liên hệ trực tiếp với khu dân cư, khu sản xuất và khu nghỉ ngơi giải trí. Hệ thống giao thông trong làng được quan tâm đặc biệt, đường vận chuyển hàng hóa được đặt ở ngoài làng. Đường trục chính của làng dẫn tới các đầu mối giao thông khu vực, các khu chức năng và trung tâm công cộng. Đường này rộng từ 6 – 8m có thể cho xe du lịch và đi bộ qua lại, hai bên đường có cây xanh và không gian hài hòa, phù hợp với kiến trúc nông thôn.

Mặc dù đã phát triển hệ thống GTNT trên toàn lãnh thổ và đã thu được nhiều kết quả đáng kể nhưng khoảng cách giàu nghèo ở nông thôn ngày càng lớn so với khu vực thành thị - đây là một bài toán lớn mà Thái Lan đang gặp phải bên cạnh sự khủng hoảng về chính trị đang diễn ra rất căng thẳng.

4.4. Những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho vùng nông thôn TD-MNPB MNPB

Như vậy, từ điều kiện thực tại ở khu vực nông thôn TD-MNPB kết hợp với kinh nghiệm của một số nước trong khu vực có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với quá trình huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB như sau:

Thứ nhất, muốn phát triển nông thôn nhất định phải xây dựng CSHT và trên hết phải có một hệ thống mạng lưới đường giao thông phát triển đồng bộ, phù hợp với đặc điểm của từng vùng, từng địa phương. Vì vậy, cần có quy hoạch phát triển hệ thống giao thông nói chung, GTNT nói riêng ở tầm trung hạn và dài hạn làm cơ sở để lập kế hoạch đầu tư vốn.

Thứ hai, nhà nước cần giữ vai trò điều tiết hợp lý các nguồn đầu tư cho xây dựng CSHT GTĐB vùng nông thôn. Một mặt, nguồn vốn nhà nước giữ vị trí chủ đạo trong việc đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống GTĐB nông thôn thì cũng cần có cơ chế, chính sách khai thác mạnh mẽ vốn đầu tư của các tổ chức, doanh nghiệp và tư nhân đồng thời chú ý phát huy nội lực của nhân dân

dưới sự tổ chức của UBND xã, huyện, nhân dân mỗi làng xã góp sức, vật chất, tiền của để xây dựng giao thông.

Thứ ba, trong điều kiện kinh tế còn khó khăn thì việc đầu tư xây dựng đường giao thông nên gắn chặt với quy hoạch phát triển du lịch. Như thế, vừa có thể thu hút được vốn cho đầu tư CSHT GTNT nói chung và CSHT GTĐB vùng nông thôn nói riêng vừa phát triển được kinh tế địa phương.

Thứ tư, trong quá trình đầu tư xây dựng các công trình và hạng mục giao thông cần tận dụng tối đa các nguồn lực, vật liệu tại chỗ vừa giảm được chi phí cho các công trình đầu tư vừa tạo công ăn việc làm, góp phần nâng cao mức sống cho người dân nông thôn.

Có thể nói rằng, muốn phát triển nông nghiệp nông thôn thì phải bắt đầu từ việc phát triển một mạng lưới đường GTNT hợp lý thích hợp. Tuy nhiên do đặc điểm dân cư điều kiện địa lý và trình độ phát triển ở mỗi nước, mỗi vùng khác nhau nên việc tiến hành phát triển mạng lưới đường giao thông và CSHT KT-XH không giống nhau. Song đều có một chủ trương chung là chú trọng ưu tiên đầu tư cho GTNT cụ thể là GTĐB để thúc đẩy phát triển KT-XH ở từng vùng.

CHƯƠNG 2

CSHT GTĐB VÙNG NÔNG THÔN TD-MNPB – THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ vùng nông thôn trung du và miền núi phía Bắc giai đoạn 2010 – 2020 (Trang 25 - 30)