2. Thực trạng huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB
2.2. Tình hình sử dụng vốn đầu tư
Nếu như việc huy động vốn đầu tư cho phát triển CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB đã là một vấn đề vô cùng khó khăn thì việc phân bổ, sử dụng nguồn vốn ấy như thế nào cũng là một bài toán khó đối với các cơ quan chức năng.
Trước hết, chúng ta cùng xem xét chu trình quản lý cấp phát vốn thuộc NSNN, NSĐP cho đầu tư xây dựng CSHT GTĐB tại vùng nông thôn TD- MNPB.
Sơ đồ 2.17 – Quản lý cấp phát vốn xây dựng CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB
Nguồn: Viện chiến lược và phát triển GTVT – Bộ GTVT
Chú thích sơ đồ 2.17:
(1) Chính phủ giao chỉ tiêu kế hoạch vốn đầu tư hàng năm. CHÍNH PHỦ Bộ tài chính Sở tài chính Phòng tài chính (huyện, xã) Kho bạc nhà nước địa phương Chủ đầu tư UBND huyện UBND xã UBND tỉnh (1) (1) (3a) (4a) (5a) (9) (6) (5b) (8) (7) (4b) (3b) (2)
(2) UBND tỉnh bố trí vốn chi tiết cho từng dự án gửi Bộ tài chính.
(3) UBND tỉnh thông báo kế hoạch vốn cho UBND huyện và Sở Tài chính. (4) UBND huyện thông báo kế hoạch vốn cho UBND xã và phòng tài chính. (5) UBND xã thông báo cho chủ đầu tư và phòng tài chính của xã.
(6) Chủ đầu tư mở tài khoản để giao dịch thanh toán vốn đầu tư với Kho bạc nhà nước ở địa phương.
(7) Kho bạc nhà nước tại địa phương lập kế hoạch cho vốn đầu tư gửi Phòng tài chính (huyện, xã).
(8) Phòng tài chính chuyển tiền theo mức chi đã duyệt. (9) Chủ đầu tư thanh toán vốn đầu tư với Kho bạc nhà nước.
Vậy, trong những năm vừa qua (2000 – 2008), vùng nông thôn TD- MNPB đã sử dụng nguồn vốn đầu tư quý giá này cho công tác xây dựng mới, khôi phục, cải tạo, nâng cấp và bảo dưỡng đường bộ nông thôn ra sao?
a. Vốn đầu tư cho công tác xây dựng mới, khôi phục, cải tạo và nâng cấp đường bộ nông thôn
Như chúng ta đã biết, vùng nông thôn TD-MNPB bao gồm 15 tỉnh, việc sử dụng nguồn vốn đầu tư trong nước cho phát triển CSHT GTĐB nông thôn của từng tỉnh phụ thuộc vào tình trạng GTĐB ở địa phương đó. Trong đó, việc sử dụng nguồn vốn đầu tư cho hệ thống CSHT GTĐB nông thôn trong vùng được chia thành 2 loại lớn là chi đầu tư và chi thường xuyên. Nguồn vốn đầu tư cho công tác xây dựng mới, khôi phục, cải tạo và nâng cấp đường bộ nông thôn thuộc loại hình chi đầu tư. Nguồn vốn đầu tư sử dụng cho công tác quản lý và bảo trì đường bộ thuộc loại hình chi thường xuyên. Đây là điểm khác biệt rất lớn so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới.
Bảng 2.18 – Cơ cấu chi cho GTĐB của vùng nông thôn TD-MNPB
Chỉ
Mức chi (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Mức chi (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Mức chi (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Mức chi (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tổng chi 7.012,7 0 100 1.780,6 1 100 2.165,5 100 2.356,5 3 100 Chi đầu tư 6.840,89 97,55 1.733,6 97,36 2.106,38 97,27 2.290,31 97,19 Chi TX 171,81 2,45 47,01 2,64 59,12 2,73 66,22 2,81 Nguồn: Bộ GTVT
Giai đoạn 2000 – 2005, trong tổng nguồn vốn huy động được từ NSNN, NSĐP và sự đóng góp của người dân, vốn được sử dụng để đầu tư cho phát triển CSHT GTĐB toàn vùng nông thôn TD-MNPB là 7.012,70 tỷ đồng (đạt 79,06% trong tổng số vốn huy động cho phát triển CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB ở trong nước của giai đoạn này). Trong đó, chi đầu tư là 6.840,89 tỷ đồng chiếm một tỷ lệ cao 97,55%. Mức vốn này phân bổ không đồng đều giữa các tỉnh trong vùng. Tỉnh nhận được nhiều vốn nhất cho công tác xây dựng mới, kiên cố hóa lại hệ thống GTĐB nông thôn là tỉnh Hà Giang và Cao Bằng (1215,45 tỷ đồng). Bởi lẽ, CSHT GTĐB ở 2 tỉnh này tương đối lạc hậu và yếu kém. Thêm vào đó, với chủ trương xóa bỏ đường đất, đường tạm, bê-tông hóa hệ thống đường thôn, xóm, thôn bản, trong giai đoạn này, vốn XDCB của Nhà nước do các tỉnh trong vùng quản lý chủ yếu tập trung cho việc xây dựng các tuyến đường liên thôn, liên xóm, cải thiện điều kiện đi lại cho người dân trong vùng. Trong số, 22.148,84 tỷ đồng vốn Nhà nước do địa phương quản lý thì có 9.803,25 tỷ đồng được sử dụng cho chi đầu tư phát triển GTĐB nông thôn, chiếm 44,26% tổng nguồn vốn hiện có của địa phương.
Giai đoạn tiếp theo (2006 – 2008), tỷ trọng đầu tư cho CSHT GTĐB nông thôn trong vùng luôn ở mức cao. Năm 2006, mức vốn được sử dụng cho phát triển CSHT GTĐB trong vùng là 1.780,61 tỷ đồng (chiếm 76,23% trong
tổng số vốn huy động được), trong đó vốn chi cho đầu tư của toàn vùng là 1.733,6 tỷ đồng tương ứng với 97,36% mức vốn đầu tư cho GTĐB nông thôn. Mức chi cho xây dựng mới liên tục tăng trong các năm 2007 (2.165,5 tỷ đồng), năm 2008 (2.356,53 tỷ đồng), chiếm tỷ trọng từ 97,19% – 97,27 %. Ngoài ra, vốn XDCB do địa phương quản lý cũng được sử dựng đến 45,66% cho công tác chi đầu tư xây dựng các công trình, hạng mục thiết yếu ở các tỉnh trong vùng.
Mặt khác, trong số 250,72 triệu USD - nguồn vốn hỗ trợ của các tổ chức nước ngoài giai đoạn 2000 – 2008 thì có đến 246,41 triệu USD chi cho đầu tư xây dựng đường giao thông cấp tỉnh, huyện và xã, chiếm tỷ lệ 98,18%. Trong đó, 184,23 triệu USD đã được giải ngân (đạt tỷ lệ 74,76%). Số vốn còn lại được đầu tư xây dựng các tuyến đường thôn bản, liên thôn, liên xóm nhằm xóa bỏ đường đất, đường tạm ở những vùng sâu, vùng xa.
b. Vốn đầu tư cho công tác quản lý và bảo trì đường bộ
Như đã nói ở trên, kinh phí được sử dụng để quản lý, duy tu và bảo dưỡng đường bộ thuộc loại hình chi thường xuyên. Nếu so sánh ở cấp Bộ, ngành thì chi đầu tư thuộc lĩnh vực của Bộ Kế hoạch - Đầu tư trong khi đó chi thường xuyên thuộc sự quản lý của Bộ Tài Chính. Ở cấp địa phương cụ thể như vùng nông thôn TD-MNPB (tỉnh, huyện, xã), nguồn vốn cho công tác chi thường xuyên phần lớn lấy từ ngân sách huyện, xã, một phần là sự hỗ trợ của tỉnh. Tuy nhiên, hàng năm NSNN và NSĐP cũng dành một khoản nhỏ cho việc duy tu, bảo dưỡng các công trình hạng mục GTNT trong vùng.
Theo bảng số liệu 2.17, trong tổng số 7.012,70 tỷ đồng chi cho lĩnh vực GTĐB nông thôn trong vùng giai đoạn 2000 – 2005 thì chi cho công tác duy tu, bảo dưỡng chỉ chiếm 2,45% tương đương với 171,81 tỷ đồng – một tỷ lệ khá khiêm tốn. Song tỷ lệ này đã tăng lên trong các năm 2006, 2007, 2008 với tỷ lệ lần lượt là 2,64%, 2,73%, 2,81%, mức vốn đầu tư cũng tăng lên từ 47,01
tỷ đồng (2006) lên đến 66,22 tỷ đồng (2008). Trong đó, phải kể đến 1,82% tương ứng với 4,31 triệu USD vốn đầu tư được sử dụng để chi thường xuyên trong tổng số nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức nước ngoài (đã giải ngân được 3,57 triệu USD).
Như vậy, ta thấy mức chi thường xuyên cho GTĐB nông thôn trong vùng chưa tương xứng với mức tăng chi đầu tư và thực tế cũng chưa đáp ứng được nhu cầu vốn phục vụ cho công tác duy tu, bảo dưỡng hệ thống đường bộ trong vùng. Trong đó, kinh phí mà NSĐP và NSNN cấp cho chi bảo dưỡng giai đoạn 2000 – 2008 của vùng TD-MNPB chủ yếu mới tập trung cho các tuyến đường nông thôn tỉnh, huyện, xã mà hầu như lãng quên các tuyến đường thôn, xóm đang từng ngày xuống cấp.
Có thể nói rằng, trong những năm vừa qua, các tỉnh trong vùng nông thôn TD-MNPB chú trọng cho công tác xây dựng mới, nâng cấp và cải tạo các tuyến đường trong khi đó lại bỏ ngỏ việc duy tu, bảo dưỡng các công trình, hạng mục ấy làm cho chất lượng của các tuyến đường GTNT dù được đầu tư với số vốn lớn nhưng lại nhanh chóng bị xuống cấp và thay thế gây lãng phí trong quá trình đầu tư.