4. Điều kiện thực hiện các giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB
4.3. Nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đầu tư xây dựng và quản lý vốn đầu tư trong khu vực nông
công tác quản lý đầu tư xây dựng và quản lý vốn đầu tư trong khu vực nông thôn TD-MNPB
Điều quan trọng nhất để thực hiện các giải pháp trên là cần có một mô hình tổ chức quản lý hệ thống CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB phù hợp, hợp lí và đội ngũ cán bộ các cấp đủ năng lực trong quản lí điều hành. Về mô hình tổ chức cần:
- Tăng cường cán bộ và nâng cao năng lực cho các cấp tỉnh, huyện và xã về quản lí GTNT. Đối với GTNT cấp huyện là tương đối quan trọng, vì vậy cần xem xét có cán bộ có chuyên môn về GTVT chịu trách nhiệm chuyên
trách về giao thông. Đây có thể là một tổ về GTVT (khoảng 2-3 người) trong phòng hạ tầng kinh tế hoặc xem xét hình thành một phòng GTVT riêng biệt (khoảng 5-6 người) nếu quy mô của huyện lớn. Ở cấp xã, trước mắt có thể kiêm nhiệm, song về lâu dài nên có cán bộ chuyên trách về GTĐB nông thôn.
- Trên cơ sở mô hình tổ chức nêu trên, yêu cầu đào tạo nâng cao năng lực cho các cấp từ tỉnh đến huyện, xã. Đặc biệt công tác quy hoạch, kế hoạch ngày càng quan trọng ở các cấp tỉnh, huyện và xã, vì vậy trong yêu cầu nâng cao năng lực quản lí đường bộ nông thôn ở các cấp cũng bao gồm yêu cầu nâng cao năng lực lập quy hoạch và kế hoạch.
- Bên cạnh đó, thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn về trình độ quản lý kinh tế, kỹ thuật cho các cán bộ cấp huyện, xã tạo điều kiện cho họ nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Có chính sách đào tạo đội ngũ lãnh đạo kế cận bằng việc cử các cán bộ trẻ đi học, bồi dưỡng kiến thức và thực thi khuyến khích con em địa phương học tập tại các trường đại học, cao đẳng về phục vụ quê hương.