Tổ chức quản lý GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ vùng nông thôn trung du và miền núi phía Bắc giai đoạn 2010 – 2020 (Trang 41 - 43)

1 Chi tiết xe mở phụ lục bảng 2 và 2

1.4.Tổ chức quản lý GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB

Tổ chức quản lý phân cấp hệ thống GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB được thực hiện từ cấp TW đến cấp địa phương (tỉnh, huyện, xã).

Cấp TW

 Bộ GTVT: thực hiện quản lý nhà nước về GTNT bao gồm hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng tiêu chuẩn, các văn bản quy phạm pháp luật về GTNT.

 Bộ Kế hoạch và đầu tư và Bộ Tài chính:

+ Lập kế hoạch đầu tư phát triển CSHT nông thôn trong đó có lĩnh vực GTĐB nông thôn.

+ Dựa trên kế hoạch của từng địa phương và chiến lược phát triển kinh tế xã hội chung của quốc gia tiến hành phân bổ các nguồn vốn cho các địa phương.

+ Bộ Xây dựng: chịu trách nhiệm xây dựng các chính sách và cơ chế quản lý đầu tư – xây dựng nói chung, trong đó có lĩnh vực GTĐB nông thôn.

Cấp tỉnh

Tại các tỉnh, Sở GTVT chịu trách nhiệm quản lý chung về lĩnh vực GTVT trên địa bàn tỉnh bao gồm đường bộ (các quốc lộ được ủy quyền), hệ thống đường địa phương (đường tỉnh, đường huyện, đường xã), hệ thống bến bãi, phương tiện, các đơn vị kinh doanh về GTVT. Tại các Sở GTVT đều có các phòng ban chuyên môn thực hiện các nhiệm vụ quản lý giao thông trong đó có lĩnh vực GTĐB nông thôn như các phòng Quản lý giao thông, Kế hoạch, Vận tải công nghiệp…

Trong 15 tỉnh thuộc vùng nông thôn TD-MNPB, các Sở GTVT đều có một ban quản lý dự án (đại diện cho Sở GTVT) chịu trách nhiệm quản lý các dự án GTĐB. Duy nhất chỉ có tỉnh Quảng Ninh không có ban quản lý trực thuộc Sở mà trực thuộc UBND tỉnh.

Cấp huyện

Huyện chịu trách nhiệm quản lý, bảo trì và khai thác đường huyện. Đại bộ phận các tỉnh trong vùng nông thôn TD-MNPB thì tại mỗi huyện đều có phòng Hạ tầng kinh tế hoặc phòng Công - thương. Trách nhiệm của phòng là quản lý nhiều lĩnh vực: giao thông, công nghiệp, xây dựng, thủy lợi, thương mại, khoa học công nghệ, tài nguyên môi trường. Đối với công tác quản lý GTNT tại huyện, phòng Hạ tầng kinh tế (hoặc phòng Công – thương) chỉ cử ra một đến hai cán bộ trực tiếp quản lý, cũng có khi các cán bộ này cũng phải đảm nhiệm luôn một vài các lĩnh vực khác như công nghiệp hay xây dựng. Riêng ở tỉnh Tuyên Quang, các huyện chịu trách nhiệm quản lý hệ thống đường huyện và đường tỉnh đi qua địa bàn huyện, có huyện vẫn còn tồn tại Hạt quản lý giao thông vừa đảm nhiệm chức năng quản lý nhà nước vừa trực tiếp thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng cầu, đường GTNT (như huyện Sơn Dương, Chiêm Hóa).

Cấp xã

Đối với các tỉnh vùng nông thôn TD-MNPB, công tác quản lý, bảo trì và khai thác hệ thống đường xã do các xã chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, một số huyện đã ủy quyền cho các xã quản lý hệ thống đường xã và hệ thống đường huyện đi qua khu vực của xã mình, cơ chế này được áp dụng phổ biến tại các huyện thuộc tỉnh Tuyên Quang, Bắc Kạn và Sơn La.

Cũng như các vùng khác, đối với vùng nông thôn TD-MNPB, tại cấp xã không có cán bộ chuyên trách quản lý GTĐB, chỉ có một cán bộ kiêm nhiệm theo dõi cả giao thông, địa chính (cán bộ theo dõi này chỉ có chuyên môn về địa chính). Chính vì vậy, các cán bộ này hầu như chưa được đào tạo sâu về chuyên môn kỹ thuật quản lý GTNT, trình độ thấp chủ yếu là sơ cấp.

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ vùng nông thôn trung du và miền núi phía Bắc giai đoạn 2010 – 2020 (Trang 41 - 43)