Hiện trạng bảo dưỡng GTNT đường bộ

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ vùng nông thôn trung du và miền núi phía Bắc giai đoạn 2010 – 2020 (Trang 37 - 41)

1 Chi tiết xe mở phụ lục bảng 2 và 2

1.3. Hiện trạng bảo dưỡng GTNT đường bộ

Thực tế những năm gần đây cho thấy, hầu hết các địa phương đều chú trọng vào việc xây dựng, sửa chữa lớn các công trình, hạng mục giao thông mà dường như bỏ ngỏ công tác duy tu, bảo duỡng định kỳ, thường xuyên.

Điều này làm cho chất lượng của các công trình giao thông sau khi đưa vào sử dụng nhanh chóng bị xuống cấp, hư hỏng nặng, gây ra sự lãng phí trong quá trình đầu tư. Vùng nông thôn TD-MNPB cũng không nằm ngoài thực tế đó.

Tỷ lệ vốn bảo dưỡng thường xuyên/tổng đầu tư + bảo dưỡng đường GTNT của vùng rất thấp chỉ đạt 2,88%. Nguyên nhân của tình trạng này là do nguồn chi cho bảo dưỡng chủ yếu là của địa phương, vốn đã nghèo lại thưa dân trong khi nguồn đầu tư cho CSHT GTĐB vùng nông thôn lại có từ nhiều nguồn hỗ trợ, từ các bộ ngành TW.

Bảng 2.8 - Tỷ lệ đầu tư và BD thường xuyên vùng nông thôn TD-MNPB (2004- 2008) Đơn vị: % TT Tỉnh Chi đầu GTNT bq năm Chi BD GTNT bq năm Chi BD ĐH Chi BD ĐX Chi BD ĐTX Tỷ lệ BD/đầu 1 Hà Giang 123 2,34 1,36 0,82 0,16 1,90 2 Cao Bằng 67,5 2,4 1,23 0,87 0,3 3,56 3 Lào Cai 134,8 2,13 0,89 0,74 0,5 1,58 4 Bắc Kạn 75,3 1,2 0,58 0,8 0,24 1,60 5 Lạng Sơn 58,9 2,66 1,3 0,77 0,59 4,52 6 Tuyên Quang 107,9 2,49 1,24 0,41 0,84 2,31 7 Yên Bái 69,9 2,44 1,37 0,66 0,41 3,48 8 Thái Nguyên 75,6 2,72 1,3 0,68 0,75 3,60 9 Phú Thọ 141,5 3,92 1,38 0,66 1,88 2,77 10 Bắc Giang 104 4,98 1,91 1,4 1,67 4,79 11 Quảng Ninh 122,3 4,46 2,38 1,13 0,94 3,64 12 Lai Châu 101,2 2,25 0,62 0,59 0,43 2,22 13 Điện Biên 89,4 1,79 0,97 0,86 0,78 2 14 Sơn La 76,3 2,96 1,01 0,98 0,82 3,88 15 Hòa Bình 98,2 3,01 1,28 0,75 0,54 3,07 16 Cả vùng 96,4 2,78 1,25 0,81 0,72 2,88

Theo số liệu thống kê năm 2007, tỷ lệ đường huyện có thể bảo dưỡng được trong vùng là 88,5%, đường xã mới đạt 63,1%. Còn đường thôn xóm (hay thôn bản) thì ước tính tỷ lệ đường được bảo dưỡng đạt 50%.

Trong đó, nguồn vốn bảo dưỡng GTĐB trong vùng, phần lớn lấy từ NSĐP và nhân công lao động tại chỗ. Do khả năng nguồn vốn còn hạn hẹp nên vốn cho bảo dưỡng mới đáp ứng được 63,7% số km đường huyện và 42% số km đường xã. Mức chi bình quân trong vùng cho 1km đường huyện là 2,69 triệu đồng/năm bằng nguồn ngân sách huyện, cho đường xã là 0,9 triệu đồng/năm bằng nguồn lao động địa phương cộng với hỗ trợ từ ngân sách tỉnh và huyện, đường thôn xóm hoàn toàn dùng nguồn lao động quy đổi ước tính ở mức 0,5 triệu đồng/km/năm. Tổng vốn cho bảo dưỡng đường huyện và đường xã thực tế mới đáp ứng 29,3% nhu cầu. Hà Giang do có nhiều km đường huyện và đường xã nhất nên mới chỉ đáp ứng được 13,1% nhu cầu. Bắc Kạn khó khăn nên cũng chỉ đáp ứng được 17,2% nhu cầu. Ở những huyện thuộc vùng núi, vùng sâu, vùng xa như ở Điện Biện, Lai Châu, Sơn La… dân cư thưa thớt, dân trí thấp lại nghèo nên tỷ lệ đóng góp của người dân không được nhiều. Bởi vậy, 90% vốn bảo trì GTĐB nông thôn ở các tỉnh này đều do Nhà nước hỗ trợ.

Ở vùng nông thôn TD-MNPB có 2 dạng mô hình cấp vốn cho công tác bảo dưỡng đường bộ. Thứ nhất, nguồn vốn bảo dưỡng được cấp chung với nguồn sự nghiệp quản lý nhà nước về giao thông tại địa phương (tỉnh, huyện, xã) trong vùng. Thứ hai, nguồn vốn được xác định trong kế hoạch hàng năm chi cho công tác bảo dưỡng đường bộ nông thôn với định mức xác định. Ngoài ra, mô hình thực hiện bảo dưỡng đường bộ GTNT trong vùng được chia làm 2 loại:

Một là, mô hình bảo dưỡng đường huyện: Tại mỗi huyện có một đơn vị sự nghiệp thực hiện công tác bảo dưỡng (dạng đội, hạt) làm các công việc bảo

dưỡng đơn giản, các công việc nặng thì thuê máy móc của tư nhân. Ngoài ra, huyện còn giao cho xã chịu trách nhiệm bảo dưỡng với số tiền ứng với tỷ lệ đường trên địa bàn, xã sẽ giao khoán lại cho cá nhân hay hộ dân sống dọc trên tuyến đường theo từng năm để làm công tác bảo dưỡng đơn giản (cắt cỏ, khơi rãnh, lấp ổ gà nhỏ), trong trường hợp hư hỏng nặng thì báo cho cơ quan cấp trên để tiến hành sửa chữa lớn.

Hai là, mô hình bảo dưỡng đường xã và đường thôn bản: Đường xã và đường thôn bản mang tính chất dân sinh nhiều, phục vụ nhân dân nội xã là chính. Công tác bảo dưỡng các tuyến đường cùng đơn giản hơn so với đường quốc lộ, đường tỉnh và đường huyện gồm những việc như phát quang, khơi rãnh, san đắp bù nền… Mỗi năm các tỉnh đều có phong trào huy động nhân dân làm công tác bảo dưỡng (có thể kết hợp mở đường mới). Đường xã có quy mô lớn hơn và có nhiều xe đi lại hơn nên một số địa phương cũng có hỗ trợ bằng tiền của cấp tỉnh và cấp huyện ngoài ngân sách xã để thuê máy móc hay hỗ trợ cho nguời lao động tham gia bảo dưỡng thường xuyên.

Nhìn chung, công tác bảo dưỡng GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB còn rất nhiều khó khăn. Hầu hết mới chỉ có đường huyện có kinh phí bảo dưỡng bằng tiền, còn đường xã do xã tự cân đối từ nguồn thu và lao động tại chỗ, đường thôn bản thì chỉ có bảo dưỡng bằng huy động nhân công tại chỗ. Một thực tế đang tồn tại ở vùng nông thôn TD-MNPB là tỷ lệ đầu tư cho CSHT GTĐB là khá cao, do chính sách đầu tư nhằm kích thích sự phát triển của các khu vực khó khăn của Chính phủ. Tuy nhiên, hệ thống hạ tầng giao thông ở vùng này vẫn tương đối thấp so với các vùng khác. Một mặt, do địa hình phần lớn là đồi núi gây ra sự khó khăn trong việc xây dựng. Mặt khác, phải chăng bởi công tác bảo dưỡng, duy tu sau khi công trình được xây dựng hoàn thành chưa được chú trọng đến nên sau khi đưa vào sử dụng thì nhanh chóng bị xuống cấp.

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ vùng nông thôn trung du và miền núi phía Bắc giai đoạn 2010 – 2020 (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w