Vốn đầu tư cho CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB cần được thực hiện một cách đồng bộ, đầu tư có trọng điểm, tránh việc đầu tư dàn

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ vùng nông thôn trung du và miền núi phía Bắc giai đoạn 2010 – 2020 (Trang 76 - 77)

2. Phương hướng chung và kế hoạch cụ thể trong việc huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB

2.1.4.Vốn đầu tư cho CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB cần được thực hiện một cách đồng bộ, đầu tư có trọng điểm, tránh việc đầu tư dàn

thực hiện một cách đồng bộ, đầu tư có trọng điểm, tránh việc đầu tư dàn trải, sử dụng vốn thất thoát kém hiệu quả.

Trong những năm vừa qua, lượng vốn đầu tư cho phát triển CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB ngày một tăng. Điều đó thể hiện nhận thức đúng đắn của Đảng và Nhà nước về vai trò của CSHT GTĐB đối với sự phát triển của khu vực nông thôn TD-MNPB. Tuy nhiên, trong điều kiện vốn đầu tư cho CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB còn eo hẹp thì việc đầu tư đồng bộ, tập trung, có trọng điểm là điều kiện để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, đảm bảo sự thắng lợi của những chương trình dự án xây dựng hạ tầng GTĐB. Ví dụ như chương trình cứng hóa đường bộ, chương trình cải tạo,

nâng cấp đường bộ nông thôn… Muốn thực hiện được những yêu cầu trên cần lựa chọn những chương trình dự án, những công trình và hạng mục giao thông có ảnh hưởng và có tác dụng lớn, xuyên suốt tới sự phát triển của vùng. Trên cơ sở đó lựa chọn những dự án trọng điểm tập trung vốn đầu tư trên tinh thần ở tất cả các cấp (tỉnh, huyện, xã). Sử dụng thiết thực có hiệu quả nguồn vốn từ ngân sách, kiểm tra chặt chẽ việc sắp xếp và đánh giá hiệu quả, tính cấp thiết của từng dự án để có chủ trương cụ thể đối với từng loại công trình, kiên quyết cắt giảm các chương trình dự án và các công trình, hạng mục chưa thực sự cấp bách và hiệu quả sử dụng không cao, tập trung vốn cho những công trình xây dựng CSHT GTĐB quan trọng và cấp thiết ở vùng nông thôn TD-MNPB.

Trong thời gian tới, chi tiêu của NSNN cho CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB cần xác định theo thứ tự ưu tiên cho các nội dung công việc sau:

Thứ nhất, ưu tiên cấp vốn cho công tác bảo trì hệ thống cầu đường bộ hiện có và các tuyến đường đã được cải tạo ở khu vực nông thôn trong vùng.

Thứ hai, đầu tư cho các dự án xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp hệ thống GTĐB nhằm phục vụ nhu cầu phát triển và đi lại ngày càng cao của người dân.

Bên cạnh việc xác định thứ tự ưu tiên trong đầu tư, khi phân bổ và quản lý sử dụng vốn cho các dự án đường bộ phải đặc biệt coi trọng vấn đề tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn, tránh thất thoát vốn đầu tư.

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ vùng nông thôn trung du và miền núi phía Bắc giai đoạn 2010 – 2020 (Trang 76 - 77)