Hiện trạng phát triển vận tải và phương tiện vận tả

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ vùng nông thôn trung du và miền núi phía Bắc giai đoạn 2010 – 2020 (Trang 35 - 37)

1 Chi tiết xe mở phụ lục bảng 2 và 2

1.2.Hiện trạng phát triển vận tải và phương tiện vận tả

Khi phân tích về hiện trạng CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB, người ta không thể không nhắc đến tình hình phát triển, quản lý vận tải và phương tiện vận tải. Bởi lẽ, sự phát triển về vận chuyển hàng hóa, vận chuyển hành khách phản ánh đúng nhu cầu đi lại, sinh hoạt của người dân để từ đó làm căn cứ cho việc đầu tư, xây dựng hệ thống giao thông tương xứng.

Về vận chuyển hàng hóa

Như chúng ta đã biết, kinh tế nông thôn hiện nay không còn hiện tượng tự cung, tự cấp mà sản phẩm nông nghiệp đang ngày càng đa dạng, chuyển mạnh sang mang tính chất hàng hóa. Tài nguyên thiên nhiên của vùng được chú trọng tìm cách khai thác hiệu quả. Đặc điểm này khiến cho vùng nông thôn trở thành một thị trường và là “công trường” sản xuất hàng hóa nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đang tăng nhanh do đòi hỏi của các vùng đô thị hay công nghiệp tập trung và xuất khẩu, làm tăng rất đáng kể lượng hàng cần phải chuyên chở trên các đường huyện, xã, thậm chí cả thôn xóm, đặc biệt vào mùa thu hoạch. Vùng nông thôn TD-MNPB cũng không nằm ngoài quy luật phát triển ấy.

Bảng 2.6 - Vận chuyển hàng hóa đường bộ vùng nông thôn TD-MNPB

Năm 2004 2005 2006 2007 2008

Khoảng cách vận chuyển HH bình quân

(km) 25,9 23,9 26,9 26,7 27,9

% tăng vận chuyển HH so với năm 2004 29,7 75,0 122,6 145,5

% tăng luân chuyển HH so với năm

2004 19,5 81,5 129,5 163,8

So với năm 2004, khối lượng hàng hóa vận chuyển năm 2008 tăng 145,5% và khối lượng hàng hóa luân chuyển tăng 163,8%, khoảng cách vận chuyển bình quân đối với hàng hóa bằng đường bộ trong vùng tăng. Trong đó, các phương tiện vận tải hàng hóa hoạt động trên các tuyến đường bộ nông thôn trong vùng bao gồm nhiều chủng loại với những trọng tải khác nhau. Đơn cử như, đối với những khu vực có đường ôtô tới được các thôn bản với điều kiện mặt đường được cứng hóa thì có đa dạng các chủng loại phương tiện vận tải hàng hóa hoạt động, đó là các xe có trọng tải nhỏ từ 0,5 – 15 tấn. Đối với những tỉnh ở vùng sâu, vùng xa (Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu…), phương tiện vận tải chở hàng hoạt động có trọng tải bình quân 5 – 10 tấn. Ngoài ra, đối với các tỉnh có vùng khai thác gỗ rừng, nguyên liệu giấy (Phú Thọ, Điện Biên…) thì phương tiện vận tải có trọng tải lớn hơn 30 tấn. Vùng khai thác mỏ như than, quặng sắt…(Quảng Ninh, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn…) thì phương tiện có trọng tải rất lớn từ 30 – 40 tấn. Các vùng đang có đầu tư xây dựng lớn như các khu công nghiệp, khu chế xuất thường có các phương tiện có trọng tải lớn chở nguyên vật liệu xây dựng hoạt động. Đối với các đường huyện, đường liên huyện, liên xã, đường xã và một số đường thôn bản thì phương tiện vận tải hàng hóa có trọng tải phù hợp nhất là 1 – 5 tấn. Ngoài ra, còn có các loại xe công nông hoạt động rất phổ biến ở vùng nông thôn. Bởi, vùng nông thôn TD-MNPB chủ yếu là đường đất, tỷ lệ được cứng hóa thấp. Hơn nữa dân cư nông thôn trong vùng hiện nay không có khả năng kinh tế để đầu tư cho các phương tiện có trọng tải lớn. Vì thế, công nông là loại xe được sử dụng ưa chuộng ở vùng này.

Về vận chuyển hành khách

Hiện nay, các phương tiện vận tải hành khách trong vùng bao gồm nhiều chủng loại. Tùy từng nhu cầu đi lại của hành khách cũng như điều kiện của các tuyến mà phương tiện được khai thác có số lượng ghế khác nhau. Đối

với các tỉnh có khu dân cư đông đúc như Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang… thường là các loại xe có số ghế từ 24 – 35 – 45 chỗ ngồi được khai thác. Đối với các tỉnh vùng núi dân cư thưa như Hà Giang, Cao Bằng, Sơn La…thì thường là các loại xe có số ghế từ 12 – 24 chỗ được đưa vào hoạt động khai thác. Bên cạnh đó, luồng tuyến vận chuyển hành khách từ trung tâm các tỉnh đi theo các tuyến đường quốc lộ, đường tỉnh và một số đường huyện đến các vùng, các tỉnh khác và các huyện trong tỉnh hoặc giữa các huyện trong vùng với nhau đã được hình thành và phát triển khá mạnh mẽ trong những năm vừa qua. Mặt khác, do kinh tế phát triển, điều kiện đường xá tốt hơn, đi lại dễ dàng hơn, người dân nông thôn trong vùng đã có được các cơ hội đi lại nhiều hơn so với trước đây. Do đó, khối lượng vận chuyển hành khách năm 2008 tăng 65,2% so với năm 2004 và khối lượng luân chuyển tăng 82,4%. Khoảng cách vận chuyển hành khách bình quân từ 67,9 km năm 2000 tăng lên 75,0 km năm 2008 chứng tỏ rằng nhu cầu đi lại của người dân đã tăng lên rất nhiều.

Bảng 2.7 - Vận chuyển hành khách đường bộ vùng nông thôn TD-MNPB

Năm 2004 2005 2006 2007 2008

Khoảng cách vận chuyển HK bình quân

(km) 67,9 66,2 71,1 71,4 75,0

% tăng vận chuyển HK so với năm 2004 8,6 15,4 43,2 65,2

% tăng luân chuyển HK so với năm 2004

5,9 20,7 50,6 82,4

Nguồn: Viện chiến lược và phát triển GTVT – Bộ GTVT

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ vùng nông thôn trung du và miền núi phía Bắc giai đoạn 2010 – 2020 (Trang 35 - 37)