Thuế thu nhập cá nhân

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách thuế đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam (Trang 52 - 67)

Chơng 2: THựC TRạNG CHíNH SáCH THUế ĐốI VớI HOạT ĐộNG ĐầU TƯ TRựC TIếP của NƯớC NGOàI TạI VIệT NAM

2.2.3.4Thuế thu nhập cá nhân

Pháp lệnh thuế thu nhập đối với ngời có thu nhập cao đợc hội đồng nhà nớc (nay là Uỷ ban thờng vụ Quốc hội) ban hành và đa vào áp dụng từ ngày 01/04/1991. Từ đó tới nay, pháp lệnh này đã trải qua bảy lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 1992, 1993, 1994, 1997, 1999, 2001 và 2003. Ngày 04/02/2005 Bộ Tài chính đã có Thông t số 12/2005/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông t số 81/2004/TT-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ Tài chính hớng dẫn thi hành Nghị định số 147/2004/NĐ-CP ngày 23/7/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế thu nhập đối với ng- ời có thu nhập cao. Các đợt sửa đổi, bổ sung này đã đáp ứng một phần yêu cầu trớc mắt về giải quyết các vấn đề phát sinh trên thực tế nh cấu trúc bậc thuế, thuế suất, phân loại thu nhập thờng xuyên và không thờng xuyên. Tuy nhiên, những vấn đề cơ bản mang tính dài hạn, xuyên suốt nh: công bằng, hiệu quả và yêu cầu đảm bảo cơ cấu nguồn thu ổn định lâu dài cho NSNN mặc dù đã đợc quan tâm nhng cha đợc giải quyết một cách căn bản và thoả đáng.

Về đối tợng nộp thuế

Pháp lệnh thuế thu nhập đối với ngời có thu nhập cao hiện hành quy định đối tợng nộp thuế là các cá nhân theo cả tiêu thức c trú và nguồn thu nhập phát sinnh ở Việt nam và ngời nớc ngoài. Về cơ bản, đối tợng nộp thuế của chính sách thuế hiện hành đã phù hợp với thông lệ quốc tế của một chính sách thuế TNCN hiện đại. Tuy nhiên, trong điều kiện Việt nam hiện nay, cần xem xét quy định mức ngỡng miễn thuế và đối tợng nộp thuế là hộ gia đình, cá nhân tự kinh doanh, vì đây là những tiêu thức xác định số lợng đối tợng nộp thuế trên thức tế.

Về mức khởi điểm chịu thuế (ngỡng miễn thuế): theo quy định hiện hành, mức khởi

điểm chịu thuế đối với thu nhập thờng xuyên của ngời Việt Nam là 5 triệu đồng/tháng. Mức này đợc ấn định cao hơn rất nhiều so với GDP bình quân đầu ng- ời (năm 2004: ớc khoảng 745 ngàn đồng /tháng) hoặc thu nhập bình quân đầu ngời

(năm 2004: ớc khoảng 484 ngàn đồng /tháng). Trong điều kiện phân bổ thu nhập rất dốc về phía cuối của nớc ta, số ngời có thu nhập cao thuộc diện chịu thuế chiếm tỉ lệ rất nhỏ so với toàn bộ dân số. Điều này sẽ ảnh hởng lớn đến yêu cầu tạo nguồn thu cho NSNN và tính công bằng của chính sách thuế.

Theo số liệu thống kê, số ngời Việt nam nộp thuế thu nhập đối với ngời có thu nhập cao năm 2001 chỉ chiếm khoảng 0,46% dân số (362 ngàn ngời), đến năm 2003 chỉ còn khoảng 0,3% dân số (239 ngàn ngời) do nâng mức thu nhập khởi điểm chịu thuế bình quân tháng từ 3 triệu đồng lên 5 triệu đồng. Theo ớc tính, con số này sẽ còn giảm khoảng 0,19% dân số (150 ngàn ngời) kể từ khi nâng mức khởi điểm chịu thuế từ 3 triệu đồng lên 5 triệu đồng/tháng từ 1/7/2004. Vì quy định mức ngỡng miễn thuế cao nên phạm vi ảnh hởng của chính sách thuế rất hẹp, số thu cho ngân sách mới chỉ đạt ở mức rất khiêm tốn. Năm 2003, số thu thuế thu nhập đối với ngời có thu nhập cao chỉ chiếm khoảng 2,22% tổng số thu ngân sách từ thuế, phí hay 0,48% GDP. Số thu thuế năm 2004 dự kiến thấp hơn do tăng mức thu nhập khởi điểm chịu thuế đối với ngời Việt Nam từ 3 triệu đồng lên 5 triệu đồng/tháng, bỏ mức thuế suất luỹ tiến cao nhất 50% và bỏ quy định thuế điều tiết bổ sung đối với thu nhập thờng xuyên của ngời Việt Nam. Tuy nhiên, do ảnh hởng của các yếu tố tăng thu nh tốc độ gia tăng thu nhập bình quân và số thu thuế đối với ngời nớc ngoài, sự tăng cừng công tác quản lý thu và truy thu thuế, đặc biệt đối với đối tợng có thu nhập cao nh các ca sỹ, nghệ sỹ, ngời cung cấp các dịch vụ t vấn, hỗ trợ kỹ thuật… số thu thuế thu nhập đối với ngời có thu nhập cao vẫn tăng, ớc đạt khoảng 2,31% tổng số thu ngân sách từ thuế, phí hay 0,49% GDP trong năm 2004.

Bảng 2.3 Thu NSNN theo GDP bình quân đầu ngời ở các nớc Trên thế giới và Việt Nam ( đơn vị %)

Khối lợng

(GDP bình quân đầu ngời)

Tổng số thu

Số thu thuế thu nhập/ tổng số thu thuế

thuế/ GDP Tổng số Thuế TNCN Thuế TNDN

Các nớc đang phát triển có thu nhập thấp (đến 745 USD)

14,1 35,9 16,6 19,3

Các nớc đang phát triển có thu nhập trung bình thấp

16,7 31,5 16,0 15,5

Các nớc đang phát triển có thu nhập trung bình ( từ 2.976 - 9.205 USD)

20,2 29,4 20,5 8,9

Toàn bộ các nớc đang phát triển 17,6 31,2 18,0 13,2 Các nớc có thu nhập cao / đã phát triển

( Lớn hơn 9.206 USD)

25,0 54,3 44,6 9,7

Việt Nam (ớc 2004) 21,8 27,0 2,3 24,6

Nguồn: " Tax structures in developing countries: Many Puzzles and a Posible Explaination", Roger Gordon, 2004 và ớc tính của tác giả.

Để xem xét thực chất tỷ lệ động viên của thuế TNCN đối với các tầng lớp dân c, cần xem xét cơ cấu nguồn thu thuế thu nhập đối với ngời có thu nhập cao. Trong tổng số thu thuế thu nhập đối với ngời có thu nhập cao, số thu từ ngời nớc ngoài luôn chiếm tỉ trọng lớn và có xu hớng tăng lên mặc dù số ngời nớc ngoài nộp thuế thấp hơn nhiều so với ngời Việt Nam. Điều này phản ánh rõ thực tế thu nhập bình quân của ngời nớc ngoài làm việc và sinh sống tại Việt Nam cao hơn nhiều so với ngời Việt Nam. Tỷ lệ số thu từ thuế đối với thu nhập thờng xuyên của ngời nớc ngoài so với tổng số thu thuế TNCN tăng từ 48,2% năm 2000 lên 62,4% năm 2003, còn lại là số thu từ thuế đối với thu nhập không thờng xuyên. Nh vậy, có thể nói trong những năm vừa qua, xu hớng tăng số thu thuế TNCN có nguồn gốc chủ yếu từ sự gia tăng của số thu thuế TNCN đối với ngời nớc ngoài.

Nếu xem xét cả quá trình phát triển của loại thuế này ở Việt Nam, mặc dù thu nhập bình quân đầu ngời thực tế tăng mạnh kể từ giữa những năm 1990 nhng do tốc độ điều chỉnh mức ngỡng miễn thuế tăng hơn nhiều so với tốc độ tăng thu nhập thực tế cùng với việc giảm mức thuế suất luỹ tiến cao nhất, giãn khoảng cách thu nhập giữa các bậc thuế suất và loại bỏ khoản thu điều tiết bổ sung đối với ngời Việt Nam nên tỷ trọng số thu thuế thu nhập đối với ngời có thu nhập cao trên tổng số thu NSNN có xu hớng không tăng từ cuối những năm 1990. Trong điều kiện Việt Nam hiên nay, đây là một vấn đề quan trọng mà các chính sách thuế TNCN mới cần giải quyết trong điều kiện

nguồn thu nhân sách có xu hớng giảm do số thu từ thuế nhập khẩu và từ khu vực DNNN sẽ giảm dần trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và cải cách hệ thống DNNN.

• Về đối tợng nộp thuế là hộ gia đình, cá nhân tự kinh doanh: theo quy định hiện hành, các hộ cá thể, nhóm kinh doanh, hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp, cá nhân kinh doanh, cá nhân hành nghề độc lập, cá nhân có tài sản cho thuê, cá nhân nớc ngoài có thu nhập phát sinh tại Việt Nam…(sau đây gọi chung là các hộ gia đình, cá nhân tự kinh doanh) thuộc đối tợng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Đây là những đối tợng sản xuất kinh doanh nhỏ cha có t cách pháp nhân, nhng thực tế đợc coi là các chủ thể hoạt động kinh doanh độc lập. Việc thu thuế TNDN cũng nh các loại thuế khác theo phơng thức kê khai, dựa vào sổ sách kế toán đối với các đối tợng này rất khó triển khai thực hiện, chủ yếu đợc thực hiện d- ới phơng thức khoán hoặc ứơc lợng vì cha có tiêu thức xác định rõ ràng. Mặc dù gặp phải những khó khăn trong quản lí thuế nh sự yếu kém của hệ thống thah toán qua ngân hàng, sự phổ biến của thanh toán bằng tiền mặt, ý thức chấp hành pháp luật thuế của các hộ kinh doanh cha tốt… nhng so sánh giữa kết quả số thu thuế với chi phí cho bộ máy quản lý thu cho thấy cơ chế quản lý thu đối với nh ng đối tợng này ngày càng trở nên kém hiệu quả. Điều này cũng góp phần tạo ra sự bất bình đẳng, phức tạp, chồng chéo trong hệ thống chính sách thuế, không phù hợp với thông lệ quốc tế và kinh nghiệm của nhiều nớc trên thế giới vì thông thờng các đối tợng này thuộc diện điều chỉnh của thuế TNCN.

Về thu nhập chịu thuế

Trong thời gian qua, mặc dù đã từng bớc mở rộng và cụ thể hoá đối tợng thu nhập chịu thuế, quy định hiện hành về thu nhập chịu thuế vẫn cha thể hiện tính bao quát, phân loại thu nhập chịu thuế cha rõ ràng. Theo thông lệ quốc tế, thu nhập chịu thuế TNCN bao gồm toàn bộ các khoản thu nhập cá nhân, mặc dù có thể áp dụng ph- ơng thức đánh thuế theo từng loại thu nhập, phơng thức đánh thuế toàn bộ thu nhập hay phơng thức đánh thuế hỗn hợp. Thu nhập chịu thuế đợc phân chia thành các loại: thu nhập lao động, thu nhập kinh doanh, thu nhập đầu t, thu nhập bất động sản và các

khoản thu nhập khác. Tuy nhiên, theo quy định về thuế TNCN hiên hành tại Việt Nam, tiêu thức phân loại thu nhập chịu thuế không rõ ràng, trong đó chỉ một phần thu nhập lao động và một số khoản thu nhập khác thuộc đối tợng chịu thuế và đợc phân chia thành thu nhập thờng xuyên và thu nhập không thờng xuyên. Tiêu thức phân loại thu nhập không hoàn toàn dựa theo tính chất kinh tế của nguồn thu nhập mà dựa theo đặc điểm tần suất phát sinh thờng xuyên hay không thờng xuyên. Trong thu nhập lao động, các khoản thu nhập từ phụ cấp mang tính nghề nghiệp, địa bàn, các khoản lợi ích hiện vật (tiền ăn tra, ăn ca bằng hiện vật), tiền công tác phí… không thuộc đối tợng chịu thuế. Các khoản thu nhập từ lãi tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu, cổ tức tạm thời cha thu thuế. Bên cạnh đó các khoản thu nhập từ kinh doanh, đầu t tài chính, thu nhập từ bất động sản và một số khoản thu nhập khác của cá nhân và hộ gia đình tự kinh doanh hiện cũng cha thuộc phạm vi điều chỉnh của chính sách thuế TNCN. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc quy định thu nhập chịu thuế cha bao quát mọi khoản thu nhập đã ảnh h- ởng đến nguồn thu ngân sách, có thể tạo nên sự bất công bằng về nghĩa vụ thuế giữa các loại hình hoạt động kinh doanh doanh, giữa các đối tợng nộp thuế, tạo sự bóp méo trong lựa chọn cá nhân về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh; đồng thời, cùng với việc phân loại thu nhập chịu thuế cha rõ ràng, không căn cứ vào bản chất kinh tế của nguồn thu nhập, đã tạo nên sự phức tạp trong công tac quản lý thu thuế, đặc biệt là tạo ra các kẽ hở để các đối tợng nộp thuế dễ trốn tránh, lợi dụng.

Về cơ sở tính thuế

Việt Nam đang áp dụng phơng thức đánh thuế hỗn hợp đối với các loại thu nhập khác nhau; trong đó phơng thức đánh thuế từng loại thu nhập đợc áp dụng với thu nhập kinh doanh theo quy định của Luật thuế thu nhập, thu nhập từ quyền sử dụng đất và thu nhập không thờng xuyên theo quy định của pháp lệnh Thuế thu nhập đối với ng- ời có thu nhập cao. Phơng thức đánh thuế toàn bộ thu nhập chịu thuế còn lại theo qquy định của Pháp lệnh thuế thu nhập đối với ngời có thu nhập cao.

Chính sách thuế đối với ngời có thu nhập cạo hiện hành cha quy định các khoản khấu trừ một cách hợp lý và có hệ thống dựa trên cơ sở ý nghĩa kinh tế, xã hội theo thông lệ quốc tế của chính sách thuế TNCN hiện đại. Trong khi đó, ở nhiều nớc tiến tiến, các khoản khấu trừ theo từng loại thu nhập và khấu trừ cơ bản (cá nhân, điều kiện gia đình, vợ, con, ngời phụ thuộc) thờng đợc quy định tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể

của mỗi nớc để đảm bảo khả năng nộp thuế và sự công bằng của chính sách thuế TNCN. Mặc dù có quan điểm cho rằng việc quy định mức ngời miễn thuế 5 triệu đồng/ tháng hiện tại là mức khấu trừ có thể đảm bảo duy trì cuộc sống cá nhân và gia đình, đồng thời, đồng thời bù đắm một phần chi phí đào tạo nghề nghiệp để có đợc thu nhập hiện hữu nhng trên thực tế lại có rất nhiều ý kiến cho rằng mức ngỡng miễn thuế đó là không thoả đáng trên nhiều phơng diện, không thể hiện nguyên tắc minh bạch, rõ ràng. Ngoài mức ngỡng miễn thuế này còn quá cao so với mức thu nhập bình quân trên đầu ngời, đây còn là quy định chung, áp dụng thống nhất với tất cả các cá nhân thuộc đối tợng chịu thuế, không tính đến điều kiện hôn nhân và gia định. Do đó, gánh nặng thuế đối với một ngời độc thân và một ngời có gia đình sẽ khác nhau trong trờng hợp họ cùng một mức thu nhập chịu thuế. Điều này ảnh hởng đến tình trạng bất công bằng trong phân phối thu nhập cũng nh việc lựa chọn tình trạng hôn nhân và quan hệ gia đình. Do đó, đây là một vấn đề cần u tiên xem xét trong quá trình cải cánh thuế.

Biểu thuế và thuế suất

Trong thời gian qua, mặc dù đã đợc cải cách theo hớng từng bớc đơn giản hoá cấu trúc biểu thuế, giảm mức thuế suất lũy tiến cao nhất và bỏ các quy định thu bổ sung nhằm giảm mức độ động viên và thu hẹp dần khoảng cách về nghĩa vụ thuế giữa các đối tợng nộp thuế, chính sách thuế thu nhập cá nhân hiện hành ở nớc ta vẫn còn có hai vấn đề quan trọng cần tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi; cụ thể nh sau:

Cấu trúc bậc thuế còn có sự phân biệt giữa ngời Việt Nam và ngời nớc ngoài: Mặc dù cùng có 4 bậc với các mức thuế từ 10% đến 40%, mức ngỡng và cấu trúc bậc thuế trong các biểu thuế đối với ngời Việt Nam và nớc ngoài còn có sự phân biệt đáng kể. (Mức ngỡng miễn thuế đối với ngời Việt Nam là 5 triệu đồng/ tháng và đối với ngời nớc ngoài là 8 triệu đồng/ tháng). Về cấu trúc bậc thuế, khoảng cách giữa các bậc thuế đối với ngời nớc ngoài lớn hơn nhiều so với ngời Việt Nam . Mức thu nhập chịu thuế suất lũy tiến cao nhất (40%) là 40 đồng đối với ngời Việt Nam, và 80 triệu đồng đối với ngời nớc ngoài. Trong thời gian qua, việc quy định khác biệt trong chính sách thuế đối với nớc ngoài là cần thiết để thu hút các nhà quản lý, cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao để thu hút đầu t nớc ngoài, đồng thời có tính đến sự khác biệt trong tập quán tiêu dùng, mức độ bao cấp trớc đây về đào tạo, giáo dục của ngời Việt Nam cũng nh chính sách giá dịch vụ… Tuy nhiên, quy

định này không phù với chuẩn mực quốc tế vì hầu hết các nớc đã áp dụng chung một biểu thuế cho cả ngời trong nớc và ngời nớc ngoài. Điều này cũng tạo ra sự bất bình đẳng trong nghĩa vụ nộp thuế cũng nh môi trờng kinh doanh, tác động tiêu cực đến nền kinh tế đất nớc trong tơng lai trung và dài hạn, đặc biệt trớc yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và trong điều kiện thu nhập thực tế của một bộ phận dân c trong nớc ngày càng đợc nâng cao.

Bảng 2.4 Thuế suất một số loại thuế chính của các nớc trên thế giới (%)

Nớc/ Vùng lãnh thổ Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế thu nhập cá nhân Thuế GTGT ác-hen-ti-na 35% 6-35% 21% Nga 24% 13% 20% Trung Quốc 33% 5-45% 17% Thái Lan 30% 5-37% 7% Việt Nam 28% 0-40% 5%/ 10%

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách thuế đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam (Trang 52 - 67)