Tạo dựng mối quan hệ gia đình, cộng đồng ủng hộ cho bình đẳng giớ

Một phần của tài liệu Bình đẳng về giới trong gia đình ở nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay (Trang 150 - 154)

đẳng giới

Bình đẳng giới trong gia đình không phải là việc riêng của mỗi gia đình, nó chỉ có thể đợc tạo lập trên cơ sở nếp sống cộng đồng. Để làm đợc điều này chúng ta cần giải quyết tốt mối quan hệ giới ở từng cấp độ.

Xây dựng gia đình mang bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam với các chuẩn mực "No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc".

Tăng cờng vai trò của gia đình là một trong các mục tiêu trong kế hoạch hành động quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam. Các chuẩn mực đợc nêu ra thể hiện hai vấn đề cơ bản trong cuộc sống gia đình, đó là

mức sống và lối sống - nhân tố đảm bảo cho sự phát triển mỗi con ngời. Thứ nhất, về mức sống. Vì không thể có bình đẳng trong nghèo nàn

và lạc hậu cho nên "no ấm" đợc coi là điều kiện để xây dựng gia đình hạnh phúc. Đời sống kinh tế khó khăn tác động trực tiếp nhất tới sự phát triển của phụ nữ trong mỗi gia đình, quyền bình đẳng lúc này chỉ còn là một khẩu hiệu. Ngày nay, mục tiêu của chúng ta không chỉ dừng lại ở xóa đói giảm nghèo mà phải vơn lên làm giàu chính đáng để cải thiện và nâng cao đời sống

cho mọi gia đình. Khi kinh tế phát triển, các gia đình không phải đứng trớc sự lựa chọn u tiên do tình trạng khan hiếm; phụ nữ không còn phải đối mặt với một loạt vấn đề của cuộc sống nh ăn, mặc, ở, học tập, sức khỏe, vui chơi, giải trí..., có điều kiện phát triển cá nhân.

Kinh tế tuy là yếu tố rất quan trọng tạo lập cuộc sống gia đình nhng nó chỉ đợc xem là phơng tiện. Đã có những gia đình kể từ khi trở nên giàu có lại nảy sinh lục đục, bất hòa, vợ chồng không tôn trọng nhau, con cái h

hỏng, thậm chí gia đình bị đổ vỡ. Trong những trờng hợp nh vậy, sự "no ấm"

có thể đến mức thừa thãi nhng gia đình lại không có hạnh phúc. Sự "no ấm" mới thể hiện ở mức sống, cho nên cần phải xây dựng lối sống lành mạnh, trong sạch, có văn hóa trong gia đình.

Thứ hai, về lối sống. Kinh tế là yếu tố quan trọng trong tạo lập cuộc

sống gia đình nhng nó chỉ đợc xem là một phơng tiện, một điều kiện cần thiết, chứ không phải là tất cả. Để gia đình hạnh phúc, cần tạo lập một lối sống tốt, thể hiện sự hòa thuận giữa các thành viên. Chữ thuận ngày nay phải đợc xây dựng trên cơ sở dân chủ, bình đẳng, đó là sự kết hợp những nét đẹp trong quan hệ gia đình truyền thống và việc đề cao đúng mức phát triển nhân cách của mỗi cá nhân trong xã hội hiện đại.

Sự phát triển của đời sống xã hội đã làm chuyển biến quan niệm về hôn nhân và gia đình, làm tiền đề để mỗi ngời bớc vào cuộc sống vợ chồng một cách tự chủ, dân chủ và bình đẳng. Hôn nhân tự do, trên cơ sở tình yêu

đôi lứa phải đợc đề cao, nó đợc xem nh cơ sở để xác lập quan hệ tình cảm

trong cuộc sống sau này của hai vợ chồng. Đề cao quá trình tự tìm hiểu để lựa chọn bạn đời của đôi trai gái, giành quyền quyết định cuối cùng cho họ, gia đình, cha mẹ chỉ nên đóng vai trò cố vấn. Các đôi trai gái lấy nhau thờng là sự kết hợp của nhiều lý do, song lý do cơ bản, quan trọng nhất phải là tình

yêu. Tình yêu ở đây không phải là cảm tính mà dựa trên sự tìm hiểu để thấy

nhận thức, tính cách... là điều vô cùng quan trọng để hạn chế những cuộc đổ vỡ sau hôn nhân. Gia đình hòa thuận phải đợc xây dựng trên cơ sở dân chủ, bình đẳng, vợ chồng biết thơng yêu, tin cậy, quý trọng, giúp đỡ lẫn nhau. Vợ chồng bù đắp cho nhau những thiếu hụt về tâm lý tình cảm, bổ sung cho nhau những khiếm khuyết để giúp nhau cùng tiến bộ..., mỗi ngời tìm đợc ở vợ hoặc chồng những điều cần thiết để hoàn thiện bản thân mình. Dân chủ, bình đẳng còn thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau, cùng nhau bàn bạc để thống nhất các vấn đề trong đời sống gia đình, không áp đặt ý kiến của ngời này cho ng- ời kia. Dân chủ bình đẳng còn thể hiện sự quan tâm của vợ đối với chồng và ngợc lại, đây là trách nhiệm của cả đôi bên để tạo lập cuộc sống vợ chồng hạnh phúc. ứng xử nhẹ nhàng, tế nhị là điều cần thiết của vợ và chồng, cho nên "chồng giận thì vợ lui" và ngợc lại, điều này chỉ tốt đẹp cho cuộc sống gia đình chứ không giảm đi uy tín của ngời chồng hay ngời vợ.

Yếu tố khá quan trọng trong đời sống vợ chồng đó là quan hệ tình dục, một khía cạnh tế nhị xa nay ít đợc quan tâm đánh giá đúng mức. Gần đây, nhiều nghiên cứu về gia đình cho thấy sự không phù hợp, không thỏa mãn trong quan hệ tình dục giữa vợ và chồng là nguyên nhân sâu xa của nhiều cuộc hôn nhân tan vỡ, là lý do dẫn đến ức chế tâm lý và các mâu thuẫn tình cảm trong đời sống vợ chồng. Sinh hoạt tình dục là một hoạt động có

văn hóa ở con ngời, là nhu cầu cần đợc đáp ứng của cả vợ và chồng. Vợ chồng cần xuất phát từ tình thơng yêu, thông cảm lẫn nhau, không vì lòng ham muốn thái quá mà đòi hỏi vợ hoặc chồng phải đáp ứng, bất chấp lý do về sức khỏe, tình trạng tâm lý... Cả vợ và chồng phải chung thủy với nhau, không đơn phơng đòi hỏi một phía ở ngời vợ hay ngời chồng. Quan hệ tâm lý vợ chồng là vấn đề riêng t, tế nhị giữa hai ngời nhng không trở thành tính ích kỷ để rồi áp đặt quyền của vợ hay chồng với những đòi hỏi vô lý. Chỉ trên cơ sở tình yêu thơng, tôn trọng lẫn nhau, thực hiện lối sống có văn hóa, sống có trách nhiệm chúng ta mới có thể xây dựng đợc quan hệ dân chủ, bình đẳng

giữa vợ và chồng, đây là động lực tinh thần thúc đẩy gia đình phát triển bền vững.

Bình đẳng giữa vợ với chồng là hạt nhân của bình đẳng giới trong gia đình, điều này cho thấy, thái độ và hành vi ứng xử của ngời chồng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, có thể điều chỉnh mối quan hệ về giới trong gia đình theo chiều hớng tích cực hoặc tiêu cực. Nhận thức đúng đắn về bình đẳng giới, ng- ời chồng không chỉ tạo ra môi trờng gia đình tốt cho bình đẳng mà còn trực tiếp giúp cho ngời vợ vơn lên bình đẳng thực sự. Ngời chồng chính là cầu nối tốt nhất giữa vợ với cha mẹ và họ hàng, giúp xóa đi các định kiến giới để mọi ngời cảm thông yêu thơng nhau, vị thế ngời phụ nữ từ đó mà đợc nâng lên. Trong gia đình, ngời chồng chính là tấm gơng trong ứng xử với vợ và các con. Thái độ và hành vi của ngời chồng sẽ giúp trẻ định hớng tốt lối sống, biết tôn trọng, yêu thơng phụ nữ, biết chia sẻ công việc hàng ngày với mẹ hoặc chị em gái. Hơn thế, ngời chồng chính là ngời bạn đời chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của vợ, chia sẻ công việc, động viên, khích lệ và tạo điều kiện để vợ phấn đấu vơn lên về mọi mặt.

Đấu tranh cho bình đẳng giới sẽ thất bại nếu nh trong gia đình chính ng- ời chồng lại đứng ngoài cuộc, phản đối hoặc thờ ơ. Đạt tới bình đẳng giới không hề gây thiệt thòi, hy sinh cho nam giới mà nó đem lại cuộc sống hạnh phúc cho cả nam và nữ trong mỗi gia đình. Mỗi gia đình luôn tồn tại trong một cộng đồng nhất định, bên cạnh việc xây dựng gia đình văn hóa, chúng ta cũng cần có một môi trờng cộng đồng ủng hộ cho bình đẳng giới.

Xây dựng nếp sống mới trong nông thôn.

Vai trò của họ hàng, làng xóm rất quan trọng, có thể góp phần thúc đẩy quá trình bình đẳng giới, song cũng có thể trở thành lực cản của quá trình đó. Tiếp theo việc xây dựng gia đình văn hóa, chúng ta cần dựa vào những ngời đứng đầu gia tộc, những ngời cao tuổi, có uy tín trong làng xóm để triển khai nếp sống mới trong nông thôn.

Trớc hết phải tập trung bài trừ các phong tục tập quán lạc hậu trong ma chay, cới xin, các kiêng kỵ vô lý mà phụ nữ là nạn nhân số một. Giải phóng phụ nữ khỏi các thiên kiến, định kiến để họ bớc vào cuộc sống một cách tự chủ, thoát khỏi mặc cảm về thân phận phụ thuộc.

Họ hàng, gia tộc cần đối xử công bằng với phụ nữ, đặc biệt là những phụ nữ về làm dâu. Bên cạnh việc đánh giá cao các đóng góp của

những ngời con dâu cho gia tộc, cần mở rộng quyền dân chủ để họ đợc

bàn bạc các công việc quan trọng của họ hàng. Phải đối xử công bằng với phụ nữ, tránh trờng hợp anh em họ hàng đứng hẳn về phía ngời chồng ức hiếp, đánh đập ngời vợ khi giữa họ xảy ra mâu thuẫn. Các dòng họ cần nghiêm khắc với những ngời dùng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình, nêu gơng những điển hình gia đình hòa thuận để giáo dục con cháu.

Vậy là bình đẳng về giới trong gia đình chỉ có thể đợc duy trì, củng cố trên cơ sở thiết lập đợc mối quan hệ tốt đẹp trong cả cộng đồng làng

xóm và mở rộng ra cả môi trờng xã hội nông thôn. Mỗi phạm vi, quan hệ về

giới đợc biểu hiện ra khác nhau nhng lại thống nhất với nhau. Với sức mạnh của cả cộng đồng, với tất cả các biện pháp vừa mềm dẻo vừa kiên quyết, luôn mang tính nhân văn, chúng ta có thể loại bỏ dần t tởng và hành vi trọng nam khinh nữ, áp bức, coi thờng phụ nữ ra khỏi gia đình, xây dựng nếp sống mới dân chủ, bình đẳng, đem lại cuộc sống hạnh phúc thực sự cho mỗi gia đình, mỗi cá nhân nam cũng nh nữ.

Một phần của tài liệu Bình đẳng về giới trong gia đình ở nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay (Trang 150 - 154)