Bình đẳng giữa vợ và chồng về quyền quyết định trong gia đình

Một phần của tài liệu Bình đẳng về giới trong gia đình ở nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay (Trang 112 - 123)

gia đình

Khi nghiên cứu quan hệ bình đẳng giới trong gia đình, một trong những chỉ báo có ý nghĩa quan trọng là quyền quyết định cuối cùng thuộc về vợ hay chồng. Quyền quyết định đó đợc thể hiện trên ba lĩnh vực cơ bản của đời sống gia đình, đó là lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực sinh sản nuôi dỡng và một số quyết định quan trọng khác của gia đình. Trong nông thôn, còn phổ biến tình trạng ngời chống muốn khẳng định địa vị của mình thông qua việc nắm quyền quyết định, chi phối hoạt động gia đình. Điều này thờng dẫn đến mâu thuẫn với các thành viên khác, vì họ luôn có nhu cầu tự kiểm soát hoạt động của mình. Nếu không giải quyết tốt mối quan hệ này sẽ ảnh hởng đến sự phát triển của gia đình nói chung, hạn chế khả năng chủ động, sáng tạo của mỗi thành viên nói riêng.

Công cuộc đổi mới đã thúc đẩy quá trình dân chủ, bình đẳng trong xã hội cũng nh trong gia đình ở nông thôn ĐBSH. Trong các gia đình, mọi vấn đề đều cần có sự bàn bạc thống nhất giữa vợ và chồng, tính chất gia trởng, độc đoán không còn thích hợp với sự đổi thay lớn lao hiện nay, tuy nhiên trong thực tế quyền quyết định về nhiều lĩnh vực cuối cùng vẫn thuộc về ngời chồng. Nhiều ngời cho rằng, phụ nữ bị hạn chế về trình độ năng lực, thiếu tính quyết đoán, nếu để họ quyết định nhiều khi họ cũng không dám. Đây là nguyên nhân tự nhiên hay xã hội? Để lý giải điều này chúng ta có thể căn cứ vào một phác đồ chỉ rõ tính chất, mức độ quyền quyết định: từ tiếp cận, kiểm

soát đến quyết định của vợ và chồng trong gia đình.

Để ra một quyết định về sản xuất chẳng hạn, ngời ra quyết định phải căn cứ vào các điều kiện cần thiết cho hoạt động đó, tức là họ đợc tiếp cận với các nguồn và thực sự kiểm soát, định đoạt đợc các nguồn có liên quan đến hoạt động. Có trờng hợp ngời ta tiếp cận đợc nguồn song lại không kiểm

soát và quản lý đợc nó, đơn cử nh ngời vợ giữ tay hòm chìa khóa của gia đình, nhng quyền quyết định chi tiêu lớn lại là ngời chồng.

Vậy, tiếp cận mới chỉ nói đến khả năng sử dụng các nguồn cần thiết cho công việc. Kiểm soát là nói đến quyền đợc quyết định và quản lý việc sử dụng các nguồn theo mong muốn. Tiếp cận còn ở mức độ thấp, kiểm soát định đoạt mới ở cấp độ cao hơn. Trong thực tế thì kiểm soát và quyết định nhiều khi đồng nhất với nhau, ngời có khả năng kiểm soát nguồn sẽ định đoạt đợc hoạt động. Mặc dù là ngời đóng góp rất lớn cho các hoạt động trong gia đình nhng điều kiện tiếp cận các nguồn, cũng nh việc ra quyết định cho các hoạt động của phụ nữ còn hạn chế hơn nam giới.

Một trong những ý kiến đợc nhấn mạnh trong các công trình nghiên cứu kinh tế hộ đó là vai trò của chủ hộ trong việc điều hành, tổ chức sản xuất, phân phối sản phẩm. Từ đây đặt ra hàng loạt vấn đề: đào tạo, bồi dỡng, cung cấp thông tin, chuyển giao kỹ thuật... cho hộ nông dân, mà trớc hết nhằm vào đối tợng là chủ hộ. Các qui định mang tính hành chính và pháp lý trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của hộ nông dân đối với Nhà nớc càng củng cố hơn vai trò ngời đại diện (chủ hộ). Lâu nay nhiều nhà nghiên cứu và quản lý cho rằng nam giới là chủ hộ, là ngời quyết định các công việc chính của hộ, còn phụ nữ là ngời thừa hành, phụ thuộc vào các quyết định của nam giới. Từ quan niệm trên, các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn thờng nhằm vào nam giới, điều này đã làm cho phụ nữ bị hạn chế hoặc bị loại trừ trong việc ra các quyết định liên quan đến lĩnh vực sản xuất, hoạt động kinh tế và đời sống của họ.

Tính tới thời điểm năm 1998, hộ gia đình phân theo giới tính của chủ hộ trong toàn quốc: nam 78,4%, nữ 21,6% [13, tr. 63] Tại nông thôn ĐBSH, tỷ lệ chủ hộ là nữ có cao hơn số liệu chung toàn quốc, đặc biệt ở các địa ph- ơng nam giới đi làm ăn xa nhà. Ví dụ trong cuộc điều tra của Trung tâm

Nghiên cứu về gia đình và phụ nữ năm 1996 tại một số vùng nông thôn nh sau:

- Cát Quế (Hà Tây) nam chủ hộ 75%, nữ chủ hộ là 25%.

- Bình Minh (Hng Yên) nam chủ hộ là 72,5%, nữ chủ hộ là 27,5%. - Cao Đức (Bắc Ninh) nam chủ hộ là 73%, nữ chủ hộ là 27%. - Cẩm Vũ (Hải Dơng) nam chủ hộ là 46,3%, nữ chủ hộ là 53,7%. Khi tìm hiểu số chủ hộ là nữ ngời ta thấy hầu hết họ ở trong những hoàn cảnh đặc biệt (chồng làm ăn xa nhà, ly hôn, chồng chết...), rất ít trờng hợp hai vợ chồng cùng chung sống làm ăn tại địa phơng mà ngời vợ lại đứng tên chủ hộ. Lấy ví dụ ở Cẩm Vũ tỷ lệ nữ chủ hộ khá cao 53,7% (826 hộ) thì 566 chị có chồng xa nhà, 59 chị ly hôn, 70 chị góa chồng,

60 chị độc thân, chỉ còn 71 chị (8,6%) có chồng chung sống mà làm chủ hộ [78, tr.38; 96]. Những số liệu này cho thấy, phụ nữ rất ít đứng tên chủ hộ. Có không ít ý kiến cho rằng nam giới đứng tên chủ hộ là hợp lý, đó là một truyền thống từ xa đến nay, nó còn do năng lực của chính ngời đàn ông quy định.

Qua nghiên cứu các hộ giàu, vai trò của chủ hộ rất quan trọng, song không nhất thiết chủ hộ phải là nam giới, vấn đề là khả năng tiếp cận kiểm soát các nguồn lực sản xuất của họ ra sao. Với việc giao quyền sử dụng ruộng đất cho hộ gia đình, chính sách tự do lu thông tiêu thụ sản phẩm, chính sách khuyến nông, tín dụng..., các hộ do nữ làm chủ hộ đã đa kinh tế gia đình phát triển đa dạng, có những hộ thu nhập còn cao hơn các hộ do nam giới làm chủ. Khảo sát 100 hộ giàu do nữ làm chủ hộ (trong 9 tỉnh phía Bắc vào thời điểm năm 1992), bình quân thu nhập một hộ là 36,9 triệu đồng/năm và một lao động là 11,1 triệu đồng/năm. Trong khi đó, bình quân thu nhập của hộ giàu khác là 27 triệu đồng/năm và một lao động là 8,1 triệu đồng/năm [101, tr. 236]. Vậy là khi đứng tên chủ hộ, đặc biệt khi đợc tiếp cận, định đoạt các nguồn lực của

sản xuất, năng lực của nữ chủ hộ thể hiện rất rõ, có điều ở nông thôn phụ nữ cha có thói quen đứng tên chủ hộ. Việc hầu hết nam giới đứng tên chủ hộ cùng với các quy định hành chính, pháp lý đối với chủ hộ ở nông thôn càng làm cho khả năng tiếp cận, kiểm soát định đoạt các nguồn lực sản xuất cũng nh phúc lợi gia đình của phụ nữ hạn chế hơn nam giới. Sự phân biệt giới trong vai trò chủ hộ đã ảnh hởng rất lớn đến quyền quyết định của vợ và chồng trong các hoạt động cụ thể của gia đình.

Quyền quyết định của vợ và chồng trong sản xuất.

Đây là một quá trình liên hoàn từ khâu tiếp cận các nguồn lực sản xuất đến tổ chức điều hành sản xuất và đầu t trở lại sản xuất.

Về ruộng đất. Từ khi đổi mới, đặc biệt kể từ khi ban hành luật đất đai

(7/1993) ruộng đất đã có chủ đích thực. Nông dân phấn khởi, không có tình trạng bỏ hoang ruộng đất mà còn mở rộng khai hoang phục hóa, tăng hệ số sử dụng ruộng đất lên 2 lần/năm. Quá trình thực hiện luật đất đai, bên cạnh mặt tích cực, dới góc độ giới cũng nảy sinh nhiều vấn đề thiệt thòi cho phụ nữ. Việc chia ruộng đất ổn định lâu dài, lại tiến hành chia một lần đã trực tiếp tác động đến vấn đề hôn nhân và gia đình.

Trong hôn nhân phải kể đến trờng hợp phụ nữ kết hôn với ngời ngoài xã sau khi đã chia đất, những ngời này không thể mang suất ruộng của mình về nhà chồng, việc này phần nào đã đẩy họ vào vị trí bị lệ thuộc kinh tế gia đình nhà chồng. Trờng hợp sau khi đã chia ruộng mà xảy ra ly hôn, phụ nữ cũng không thể mang ruộng đất từ nhà chồng về nhà mình. Một số địa phơng chia đất thổ c chỉ chia cho nam giới cho nên có hiện tợng những đứa trẻ trai vừa ra đời đã đợc chia đất thổ c; trong khi đó, những phụ nữ không lập gia đình sống độc thân hoặc có con ngoài giá thú thì không đợc chia hoặc chỉ đ- ợc nhận 50% diện tích so với nam giới. Điều này thực sự là bất công và bất

bình đẳng đối với phụ nữ (thôn Phù Lu - Yên Phong - Bắc Ninh, theo điều tra của tác giả).

ở nông thôn ĐBSH 81% lao động nữ làm nông nghiệp, họ đảm đơng 75% công việc của nhà nông, nhng trên 70% ngời đứng tên chủ sở hữu nhà ở, chủ sử dụng đất canh tác lại là nam giới. Theo số liệu điều tra tại ĐBSH năm 1998 của Trung tâm Nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ thì ngời vợ cũng rất ít khi đứng tên sở hữu nhà ở, đất thổ c hay quyền sử dụng đất canh tác (xem phụ lục 7). Để đảm bảo sự công bằng, bình đẳng giữa vợ và chồng trong các gia đình, "Luật hôn nhân và gia đình" năm 2000 quy định về tài sản chung của vợ và chồng, Điều 27: "Trong trờng hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng" [54, tr. 21]. Trong thực tế nhiều gia đình cha nhận thức đợc ý nghĩa của điều này, cho là không cần thiết. Thực ra vấn đề này sẽ ảnh hởng đến khả năng tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực sản xuất (tài sản thế chấp để vay vốn...), ngoài ra còn liên quan đến việc phân chia tài sản nếu xảy ra ly hôn.

Cách tính định suất ruộng căn cứ vào độ tuổi là cần thiết nhng quy định tuổi lao động của nữ từ 16 - 55 tuổi, nam 16 - 60 tuổi cũng là thiệt thòi với phụ nữ. Khi hết tuổi lao động, ngời nhận ruộng chỉ đợc chia bằng 1/2 định suất so với ngời ở độ tuổi lao động, cho nên tại thời điểm chia ruộng phụ nữ 55 tuổi sẽ chỉ đợc nhận số ruộng bằng 1/2 nam giới cùng tuổi.

Về vốn. Sản xuất càng phát triển thì yêu cầu về vốn càng lớn. Qua

điều tra của Viện Xã hội học năm 1997, có tới 63% số hộ ở nông thôn ĐBSH còn dừng ở trình độ sản xuất tự cấp tự túc, số còn lại đang chuyển sang sản xuất hàng hóa [88]. Yêu cầu về vốn cần thiết cho cả hai loại hộ này nhng khả năng đáp ứng của nguồn vốn chính thức chỉ đạt 30%, số còn lại 70% họ phải vay ở nguồn phi chính thức (vay t nhân) dựa vào quen thân, tín chấp... với lãi suất rất cao [9].

Khi vay vốn, phụ nữ thờng ở thế bất lợi hơn nam giới bởi họ không đứng tên tài sản có thể đem thế chấp, ít hiểu biết về các thủ tục, ít

có điều kiện để vay cho nên số vốn vay đến tay phụ nữ rất thấp. Phụ nữ thờng phải tìm đến nguồn vốn không chính thức, ví dụ ở Cát Quế: vợ vay 43,8%, chồng 26,0% ở Dục Tú vợ vay 29,8%, chồng vay 14,0% (với lãi suất 3-5%, thậm chí tới 10% vào năm 1996) [47]. Khi phải vay vốn với lãi suất cao, nếu làm ăn không thuận lợi, họ rất dễ rơi vào tình trạng nghèo túng, nợ nần.

Một vấn đề nữa cần đề cập đó là việc quản lý và quyết định chi tiêu tài chính trong gia đình. Phổ biến trong các gia đình ở nông thôn ĐBSH, tiền nong của gia đình do ngời vợ quản lý. Nam giới cho rằng phụ nữ quản lý tiền tốt hơn bởi bản chất của phụ nữ là chắt chiu, tiết kiệm từng đồng, không hoang phí nh họ. Lý do khác khiến nam giới không muốn cầm tiền vì "sợ mang tiếng" chặt chẽ về tiền nong; một số ít ngời cầm tiền với lý do ngời vợ không biết quản lý chi tiêu trong gia đình. Vậy là hầu hết nam giới rất yên tâm giao quyền quản lý tài chính trong gia đình cho vợ mình.

Dờng nh có một sự khác biệt trong quản lý và quyết định chi tiêu trong gia đình. Trong các gia đình mà ngời chồng quản lý tiền thì hầu nh họ trực tiếp quyết định mọi chi tiêu, ít khi bàn bạc với vợ. Trong các gia đình ngời vợ quản lý tiền, khi chi tiêu vợ chồng có bàn bạc nhng quyết định chính vẫn là ngời chồng. Ngời chồng thờng quyết định đối với các khoản chi tiêu lớn nh mua sắm tài sản đắt tiền, xây sửa nhà cửa. Ngời vợ chỉ chiếm u thế đối với các quyết định chi tiêu nhỏ liên quan tới sinh hoạt hàng ngày nh chi cho học tập của con cái, hiếu hỉ, ăn uống hàng ngày, những mua sắm nhỏ trong sản xuất nh mua giống, phân bón...

Cuộc điều tra cơ bản về gia đình ở nông thôn ĐBSH năm 1998 cho thấy: có 55,3% gia đình do vợ giữ tiền, 9,6% do chồng giữ, còn phân chia các quyết định chi tiêu lại khác (xem phụ luc 8). Tơng quan quyền quyết định chi tiêu trong gia đình có thể phụ thuộc vào trình độ văn hóa và độ tuổi của các

cặp vợ chồng. Trong các gia đình trẻ, quyền quyết định của phụ nữ thờng thấp hơn so với các gia đình cao tuổi. Trình độ văn hóa cao của ngời vợ cũng đem lại khả năng quyết định cho họ song nhìn chung quyết định của họ vẫn thấp hơn ngời chồng. Rất nhiều ý kiến của nam giới giải thích về mối tơng quan này "do phụ nữ sử dụng đồng tiền kém hiệu quả" hơn họ. Vậy chúng ta cần xét mục đích sử dụng tiền của vợ và chồng. Khi chi tiêu, nam giới chỉ đầu t cho sản xuất, hiệu quả có thể thấy ngay, nếu phải chi tiêu cho phúc lợi gia đình nam giới thờng mua sắm các tài sản đắt tiền (xe cộ, giờng tủ...), đó là những vật hữu hình ai cũng nhìn thấy. Phụ nữ dùng tiền vào việc phát triển sản xuất (sản phẩm của họ ít bán ra thị trờng, hiệu quả sử dụng đồng vốn rất khó tính), mặt khác phụ nữ phải lo chi tiêu cho mọi sinh hoạt của gia đình (khoản chi không sinh lời). Xem cách sử dụng tiền trong các gia đình, phụ nữ không đơn thuần là ngời giữ tiền, nhng quyền quyết định của họ thờng là các

khoản chi nhỏ, để lo toan cuộc sống hàng ngày. ở đây, phân công lao động theo giới đã góp phần làm cho mọi ngời xem phụ nữ sử dụng đồng tiền kém hiệu quả hơn nam giới.

Đào tạo, bồi dỡng kiến thức để sản xuất kinh doanh.

Do trình độ năng lực còn hạn chế nên nhu cầu cần đợc đào tạo, bồi d- ỡng các kiến thức liên quan đến sản xuất kinh doanh của phụ nữ rất lớn có điều khả năng đáp ứng còn hạn chế. Điều tra ở Cẩm Vũ, 72% chị em muốn đợc dự các lớp tập huấn kỹ thuật nhng số phụ nữ đợc tham gia tập huấn chỉ chiếm 6,7% [28]. Lý do dẫn ra ở đây là phụ nữ bận việc, trình độ thấp khó

tiếp thu..., vì vậy trình độ nhận thức của phụ nữ ngày càng thấp hơn so với

nam giới. Các hạn chế về cơ hội, điều kiện tiếp thu kiến thức trong sản xuất kinh doanh là những bất lợi với phụ nữ, khiến họ khó tiếp cận đợc các nguồn lực khác của sản xuất.

Lôgíc tất yếu là, khi bị hạn chế trong việc tiếp cận, kiểm soát các nguồn lực của sản xuất thì phụ nữ cũng sẽ bị hạn chế trong việc ra quyết định. Một

nghịch lý hiện nay ở nông thôn ĐBSH, phụ nữ đảm nhiệm chính các công việc của gia đình, nhng quyền quyết định chính các công việc đó lại nghiêng về nam giới. Trong điều tra cơ bản về gia đình ở ĐBSH năm 1998, ngời làm chính trong sản xuất kinh doanh: vợ 59,6%; chồng 35,2%, nhng ngời quyết định chính: vợ

Một phần của tài liệu Bình đẳng về giới trong gia đình ở nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay (Trang 112 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(181 trang)
w