0
Tải bản đầy đủ (.doc) (181 trang)

Phơng pháp tiếp cận giới trong nghiên cứu bình đẳng nam nữ

Một phần của tài liệu BÌNH ĐẲNG VỀ GIỚI TRONG GIA ĐÌNH Ở NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY (Trang 26 -45 )

nữ

Do hạn chế của lịch sử, các nhà lý luận tiền bối của chủ nghĩa Mác cha có điều kiện đi sâu phân tích những đặc điểm khác nhau căn bản giữa nam và nữ, cả phơng diện tự nhiên và xã hội. Các ông cũng cha có điều kiện đa ra các cơ sở khoa học của việc nhận diện sự bất bình đẳng nam nữ và việc thực thi những đối xử đặc biệt giành cho phụ nữ để đạt tới bình đẳng trong thực tế. Bàn về chủ nghĩa Mác, Lênin đã nhận định "chúng ta không hề coi lý luận của Mác nh là một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm; trái lại chúng ta tin rằng, lý luận đó chỉ đặt nền móng cho một khoa học mà những ngời xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển hơn về mọi mặt" [48, tr. 232]. Chính vì vậy, nhiệm vụ của chúng ta không chỉ vận dụng nó một cách sáng tạo mà còn phải bổ sung hoàn thiện nó, phát triển hơn nữa về mọi mặt; tiếp cận giới chính là nhằm vào mục đích ấy.

Cuộc đấu tranh nhằm giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ không thể tách rời các công trình nghiên cứu về phụ nữ, nghiên cứu về giới; đồng thời quá trình nghiên cứu này đều xuất phát từ yêu cầu của cuộc đấu tranh cho bình đẳng nam nữ. Từ mối quan hệ biện chứng ấy, nghiên cứu giới đã ảnh hởng trực tiếp tới hiệu quả cuộc đấu tranh cho bình đẳng nam nữ của thời đại chúng ta. Ngày nay, phơng pháp tiếp cận giới đợc xem nh sự bổ sung, phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về lý luận giải phóng phụ nữ trong bối cảnh xã hội hiện đại.

Phong trào đấu tranh cho bình đẳng nam nữ đã diễn ra mạnh mẽ vào nửa cuối thế kỷ XX. Một trong những đỉnh cao của phong trào là trào lu "Phụ nữ trong phát triển " (Women in the development - WID) diễn ra ở những nớc phát triển nh Anh, Pháp, Mỹ... vào những năm 70. Cách tiếp cận nổi bật của WID là phụ nữ đã có đóng góp lớn cho sự phát triển nhng địa vị của họ không đợc cải thiện mà còn trở nên tồi tệ hơn. Trào lu WID tuy có giành đợc

một số kết quả nhất định nhng sau hai thập niên, WID đã không đạt đợc yêu cầu nh mong muốn. Sự bất bình đẳng, sự thấp kém về địa vị của ngời phụ nữ vẫn tiếp diễn. Ngời ta nhận thấy sự hạn chế của WID trong cách tiếp cận, tức là chỉ chú trọng đến phụ nữ một cách tách biệt với nam giới, không quan tâm đúng mức mối quan hệ hữu cơ giữa hai giới, không nhìn thấy một thực tế là - mọi vấn đề của phụ nữ không thể giải quyết triệt để nếu không có sự đồng tình và trợ giúp từ phía nửa thế giới là nam giới.

Vào thập kỷ 80, cũng từ các nớc công nghiệp phát triển đã xuất hiện một trào lu mới "Giới và sự phát triển" (Gender and the development - GAD). GAD đã khắc phục đợc những hạn chế của WID. GAD lấy con ngời (cả nam và nữ) làm trung tâm, hớng vào việc xóa bỏ bất bình đẳng giữa nam và nữ trên cơ sở đáp ứng lợi ích chính đáng của cả nam và nữ, trớc hết là phụ nữ. Mục tiêu của GAD là làm cho hai giới phát triển hài hòa, đồng trách nhiệm để thúc đẩy xã hội phát triển. Mặc dù còn gặp nhiều thách thức nhng phơng pháp tiếp cận giới đang thu hút sự chú ý và ủng hộ của nhiều quốc gia trên thế giới. Đấu tranh cho bình đẳng nam nữ không còn là vấn đề của phụ nữ, nó đã trở thành vấn đề của toàn nhân loại, nó đã tìm đợc tiếng nói chung của nhiều quốc gia không cùng chung một chế độ chính trị. Ngày 18-12- 1979 Công ớc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ đã đợc Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua. Cho đến nay, nó là Công ớc về nhân quyền xếp thứ hai (sau Công ớc về quyền trẻ em) về số các thành viên tham gia ký kết và phê chuẩn. Cha có bao giờ cuộc đấu tranh cho quyền làm ngời của phụ nữ nhận đợc sự ủng hộ rộng rãi của nhiều quốc gia về mọi mặt nh hiện nay.

Tiếp cận giới trong nghiên cứu vấn đề bình đẳng giới ở Việt Nam.

ở Việt Nam, nghiên cứu về phụ nữ, bình đẳng nam nữ đợc đề cập chủ yếu từ thời kỳ lịch sử cận đại và hiện đại. Ban đầu nó đợc đề cập trong văn học, nghệ thuật, thi ca, sử học. Các tác giả đề cập tới ngời phụ nữ ở khía

cạnh: họ đã đóng góp rất lớn cho gia đình, xã hội, nhng vị thế của họ lại rất thấp kém. Các nghiên cứu về phụ nữ đi sâu nhấn mạnh mặt tự nhiên của phụ nữ, đặc biệt là chức năng sinh sản của họ, ảnh hởng của nó đến sức khỏe và hoạt động của ngời phụ nữ là đúng. Song nếu chỉ tuyệt đối hóa mặt tự nhiên, coi đó là yếu tố không thể thay đổi đợc, chi phối các đặc điểm có tính chất xã hội là hoàn toàn sai lầm. Cũng sẽ là sai lầm, khi nghiên cứu về phụ nữ, với t cách là một nửa của xã hội loài ngời lại không đặt nó trong mối liên hệ với nửa xã hội còn lại là nam giới. Những hạn chế, phiến diện trong nghiên cứu phụ nữ đã ảnh hởng đến cách đặt vấn đề về bình đẳng nam nữ, hạn chế sự phát triển của phụ nữ trong gia đình và xã hội. Những hạn chế trong nghiên cứu phụ nữ đã ảnh hởng trực tiếp tới việc đề ra giải pháp thích hợp để từng b- ớc thực hiện sự bình đẳng giữa nam và nữ. Điều này phần nào giải thích công cuộc giải phóng phụ nữ cha tơng xứng với những thành quả của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng XHCN ở Việt Nam.

Phơng pháp tiếp cận giới đã khắc phục đợc những hạn chế trên đây, bởi nó luôn xem xét và giải quyết mọi vấn đề về phụ nữ trong mối quan hệ với nam

giới. Nó cho phép ngời nghiên cứu nắm bắt các vấn đề, phân tích các mâu

thuẫn, tìm ra các nguyên nhân và xây dựng các biện pháp giải quyết vấn đề bình đẳng nam nữ trên cơ sở đáp ứng nhu cầu và lợi ích của cả hai giới. Đây chính là các căn cứ khoa học để xem xét và giải quyết hợp lý vấn đề bất bình đẳng nảy sinh giữa nam và nữ trong thực tế cuộc sống, nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển của cả hai giới, phục vụ cho phát triển gia đình và xã hội.

Xuất phát từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, phơng pháp tiếp cận giới lấy việc giải quyết mối quan hệ giữa nam và nữ làm trung tâm, từ đây xem xét và giải quyết một loạt vấn đề có liên quan. Triết học Mác - Lênin đề cập tới con ngời với t cách là một thực thể tự nhiên đã đợc nhân loại hóa, tức là đề cập tới con ngời cả về mặt tự nhiên và mặt xã hội. Phơng pháp tiếp cận giới cũng đặt vấn đề nghiên cứu con ngời nh vậy, nhng đi sâu phân tích sự khác biệt giữa

nam và nữ về mặt tự nhiên và xã hội, từ sự khác biệt này đi tìm lời giải cho việc xây dựng mối quan hệ bình đẳng giữa nam và nữ.

Để tìm hiểu sự khác biệt giữa nam và nữ trên hai phơng diện sinh học và xã hội, chúng ta cần tìm hiểu nội dung hai khái niệm giới tính (còn gọi là giống - Sex) và khái niệm giới (Gender) cũng nh mối quan hệ giữa giới và giới tính.

Giới tính (Sex): còn gọi là giống đực và giống cái. Y - sinh học

nghiên cứu sự khác biệt giữa nam và nữ về giới tính, bớc đầu có thể phân làm hai loại:

Loại thứ nhất là những khác biệt có tính chất bất biến, đó là các khác

biệt liên quan đến quá trình sinh sản. Ví dụ, chỉ có phụ nữ mới có khả năng mang thai, sinh con, cho con bú; chỉ có nam giới mới có khả năng có tinh trùng, tham gia quá trình thụ thai. Những khác biệt này đồng nhất ở mọi cá

thể nam cũng nh nữ, không thay đổi qua mọi thời đại.

Loại thứ hai là những khác biệt sinh học chỉ đúng khi ngời ta đem so

sánh giữa hai giới tính, nhng với từng cá thể nhiều khi không hoàn toàn nh vậy. Các khác biệt này có cơ sở từ sinh học nhng lại không ổn định ở mọi cá thể, nó có thể bị thay đổi do tác động của yếu tố xã hội. Ví dụ, tuổi thọ của nam giới thờng thấp hơn phụ nữ, tuy nhiên sự chênh lệch tuổi thọ đến đâu còn tùy thuộc vào từng điều kiện sống cụ thể. ở các nớc đang phát triển, sự chênh lệch tuổi thọ giữa nữ và nam trung bình là 3 năm, trong khi đó ở các n- ớc phát triển sự chênh lệch trung bình từ 7 đến 8 năm. Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới, năm 1993 có 6 nớc mà tại đó tuổi thọ của phụ nữ ngang với nam giới, thậm chí thấp hơn nam giới nh Bănglađét, ấn Độ, Nê Pal, Pakixtang, Ghilê và Yêmen [4, tr. 6].

Sai lầm của nhiều ngời là quá nhấn mạnh vào một số khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học để kết luận tính trội, tính hơn hẳn của nam so với nữ, từ đó suy ra vị thế yếu kém của phụ nữ đợc quy định từ nguyên nhân sinh

học. Thực tế, cho đến nay cha có một công trình khoa học nào có thể chứng minh tính hơn hẳn tuyệt đối của giới nam so với giới nữ. Mỗi giới đều có điểm mạnh và điểm yếu, trong điểm mạnh cũng có điểm yếu và ngợc lại. Ví dụ, căn cứ vào cấu trúc gen, nhiễm sắc thể Y, nam có chiều cao, cân nặng, sức mạnh cơ bắp thờng trội hơn nữ, song trong thực tế không phải mọi nam giới đều trội hơn phụ nữ về điểm này. Ngay trong điểm mạnh này thì chính nhiễm sắc thể Y cũng làm cho cơ thể nam có sức đề kháng kém hơn nữ, dễ có hành vi sai lạc khi nhiễm sắc thể thừa Y: XYY [15, tr. 6]. Cách nghĩ, đàn bà có nhiều mặt hạn chế hơn đàn ông về sức mạnh cơ bắp và hoạt động trí tuệ còn khá phổ biến. Ví dụ, đàn bà kém đàn ông về t duy trừu tợng, thiếu khả năng khái quát, phân tích... do vậy tính quyết đoán kém. Tuy nhiên cho đến nay, các bằng chứng khoa học cho phép bác bỏ giả thiết về u thế tuyệt đối của giới nam so với giới nữ.

Chúng ta có thể liệt kê một loạt sự khác biệt sinh học giữa nam và nữ, nhng không thể kết luận u thế hơn hẳn của giới này so với giới kia. Nhiều yếu tố sinh học, trên thực tế đã bị các điều kiện xã hội chi phối (tuổi thọ của phụ nữ). Chính quan niệm xã hội, với thời gian nhiều thế kỷ đã làm cho ngời ta tin rằng nam giới có u thế hơn hẳn phụ nữ, niềm tin này trong cuộc sống nhiều khi mạnh hơn cả bằng chứng khoa học. Với các phân tích trên đây, có thể hiểu:

Giới tính là khái niệm chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt y sinh học. Sự khác biệt này chủ yếu liên quan tới quá trình sản xuất giống nòi. Cụ thể là phụ nữ có buồng trứng, có khả năng mang thai, sinh con (kèm theo các đặc điểm về giới thứ phát nữ nh: phát triển mông và vú...). Nam giới có tinh hoàn, có khả năng sản sinh tinh trùng (kèm theo các đặc điểm về giới thứ phát nam nh: phát triển lông và râu...).

Với tính cách là một thực thể sinh vật, cơ thể nam và nữ luôn chịu sự quy định của quy luật sinh học để tồn tại và phát triển. Về mặt này, giữa nam

và nữ có những điểm rất khác nhau, có điều, sự khác nhau đó đã tạo ra một thế giới hoàn chỉnh, duy trì sự tồn tại và phát triển của loài ngời. Sai lầm ở chỗ, nhiều ngời đã xem sự khác nhau về mặt tự nhiên giữa nam và nữ là

nguyên nhân của sự không bình đẳng giữa họ về mặt xã hội. Điều này đòi

hỏi chúng ta phải tìm hiểu một khái niệm có thể coi nh đối lập với khái niệm giới tính, đó là khái niệm giới.

Giới (Gender) còn gọi là giới xã hội. Khi tìm hiểu bản chất con ngời. C.Mác viết "trong tính hiện thực của nó bản chất con ngời là tổng hòa những quan hệ xã hội" [56, tr. 11], có nghĩa là ngoài mặt tự nhiên con ngời còn có mặt xã hội. Trong "tổng hòa" các mối quan hệ xã hội ấy, có một loạt mối quan hệ đan xen nh quan hệ giai cấp, chủng tộc, tôn giáo... và quan hệ giữa nam và nữ (quan hệ về giới). Bản chất con ngời không cố định, bất biến mà vận động phát triển cùng với xã hội, cho nên mối quan hệ giữa nam và nữ cũng không phải bất biến, nó đã chuyển từ quan hệ bình đẳng sang bất bình đẳng, phụ thuộc vào bản chất mỗi hình thái kinh tế xã hội (chúng tôi đã đề cập trong mục 1.1.1.). Chúng ta hãy tìm hiểu mỗi ngời (nam và nữ) đã tiếp nhận các chuẩn mực xã hội cho giới mình nh thế nào.

Những đứa trẻ sinh ra tự nó không thể phân biệt đợc sự khác nhau về giới. Gia đình và xã hội dạy cho chúng biết làm con trai hay con gái theo những kỳ vọng, những khuôn mẫu đã đợc định trớc, rằng con gái phải dịu dàng, biết may vá, thêu thùa, biết nhất nhất vâng lời...; rằng con trai phải mạnh mẽ, quyết đoán v.v... Cứ nh vậy, con gái thì phỏng theo mẹ, con trai phỏng theo cha, và dẫn đến những quan niệm mang tính dập khuôn về phụ nữ và nam giới. Điều này cho thấy "vai nam" hay "vai nữ" của mỗi cá nhân chủ yếu do xã hội tạo ra, khoác lên từ lúc lọt lòng. Sau đó, mỗi ngời lại tiếp tục đợc tiếp nhận các thông điệp cụ thể về giới mình từ rất nhiều nguồn khác nhau của xã hội, quá trình đó gọi là quá trình xã hội hóa về giới (xem sơ đồ xã hội hóa về giới).

Xã hội hóa về giới

Ghi chú: Quá trình tiếp nhận thông điệp cụ thể của xã hội Kênh chuyển tải các thông điệp

Vậy là "vai nam" hay "vai nữ" đã đợc định hình thông qua quá trình xã hội hóa, theo các chuẩn mực của xã hội. Các chuẩn mực này đã chi phối tới vai trò và mối quan hệ giữa nam và nữ trong gia đình và ngoài xã hội. Để nhập "đúng vai" mỗi ngời thờng tiến hành các hoạt động với t cách họ là

nam hay nữ, ngời ta gọi đó là vai trò giới. Chính cái "t cách" ấy đã cho ta

thấy phụ nữ thờng là ngời thừa hành, nam giới thờng đa ra các quyết định, vì vậy vị thế của phụ nữ thờng thấp hơn nam giới cả trong gia đình và ngoài xã hội. Mọi nhận định không thể dựa trên cảm tính, nó phải đợc kiểm nghiệm trong thực tiễn, điều này sẽ đợc minh chứng khi chúng ta sử dụng các công cụ phân tích giới về nhận diện sự bất bình đẳng giới cũng nh tìm hiểu các nguyên nhân dẫn tới tình trạng đó.

Những điều chúng ta học để trở thành đàn bà và đàn ông Các thể chế xã hội Trường học Bài hát Sách Truyện Ti vi Phim ảnh Ca dao, ngạn ngữ Báo chí Tôn giáo Bạn bè Cha mẹ và người thân

Khi phân tích giới, chúng ta thấy sự bất bình đẳng về giới còn khá phổ biến, biểu hiện rất đa dạng, nó không giống nhau ở các thời đại, các nền văn hóa, các vùng lãnh thổ. Nguyên nhân của sự bất bình đẳng hoàn toàn do xã hội tạo ra, chúng ta có khả năng làm thay đổi quan hệ giới theo hớng tiến bộ (thực tế đã và đang diễn ra sự thay đổi đó).

Qua các phân tích trên đây, khái niệm giới đợc hiểu nh sau:

Giới là khái niệm chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt xã hội. Sự khác biệt này thể hiện qua các mối quan hệ và tơng quan về địa vị xã hội giữa phụ nữ và nam giới trong bối cảnh xã hội cụ thể.

Một phần của tài liệu BÌNH ĐẲNG VỀ GIỚI TRONG GIA ĐÌNH Ở NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY (Trang 26 -45 )

×