thôn đồng bằng sông hồng trong công cuộc đổi mới
Năm 1994 là "năm quốc tế gia đình" với lời hiệu triệu, toàn nhân loại hãy "xây dựng nền dân chủ nhỏ nhất trong trái tim của xã hội". Điều kiện tiên quyết của nền dân chủ nhỏ nhất này là đoạn tuyệt với trật tự quyền lực do t duy trọng nam khinh nữ, tạo lập và hình thành ngày một vững chắc quan hệ bình đẳng giữa nam và nữ trong đời sống gia đình.
Khi bàn về còn hay không còn sự bất bình đẳng về giới trong gia đình ở nông thôn hiện nay không khỏi có những ý kiến trái ngợc nhau. Ví dụ trong phiếu kiểm tra nhận thức ban đầu của học viên K29 tại Trờng Đoàn cao cấp
Trung ơng, kết quả cho những nhận xét: "ở Việt Nam còn có bất bình đẳng nam - nữ không? có: 29%; không: 53%; phân vân: 18%" [103, tr. 2].
Theo chúng tôi, vị thế ngời phụ nữ trong gia đình hiện nay có nhiều thay đổi so với các thế hệ trớc, sự bình đẳng tơng đối đã đợc thực hiện trong gia đình, nhng xét một cách toàn diện thì phụ nữ vẫn cha có cơ hội và điều kiện bình đẳng thực sự với nam giới. Bất bình đẳng luôn tiềm ẩn trong mỗi gia đình, trong tiềm thức mỗi ngời, nó thờng bị phong tục tập quán, quy phạm đạo đức hay quan hệ tâm lý che khuất, chính vì vậy việc phát hiện và giải quyết nó không đơn giản.
Gia đình là nơi con ngời sinh ra và lớn lên, có tác động to lớn đến sự phát triển của cá nhân và xã hội. Gia đình thể hiện mối quan hệ thiêng liêng sâu đậm của tình cảm vợ - chồng, cha - con, anh - chị - em ruột thịt. đó là những ngời đồng tâm, đồng cảm, chia ngọt sẻ bùi và nâng đỡ nhau suốt cả cuộc đời. Có những vấn đề không ở đâu có thể đáp ứng giải quyết có hiệu quả ngoài môi trờng gia đình. Có lẽ nỗi bất hạnh lớn nhất của một con ngời là cảnh "vô gia c", gia đình đổ vỡ hoặc nghèo đói, khốn cùng... Gia đình vừa là sản phẩm của xã hội, vừa tác động to lớn đến tiến trình phát triển của xã hội, chính vì vậy xây dựng gia đình mới, đem lại hạnh phúc cho mỗi ngời là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cách mạng XHCN. Tầm quan trọng của gia đình dới CNXH đợc thể hiện ở các chức năng sau đây:
- Chức năng sinh sản - tái sản xuất con ngời. - Chức năng nuôi dạy con cái.
- Chức năng kinh tế.
- Chức năng tổ chức đời sống vật chất và tinh thần cho các thành viên. - Chức năng thỏa mãn tâm - sinh lý.
Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình sẽ đợc bộc lộ khi họ tham gia thực hiện các chức năng của gia đình, vì vậy CNXH không chỉ quan tâm
tới việc thực hiện các chức năng của gia đình mà còn chú ý tới mối quan hệ giữa các thành viên, đặc biệt tơng quan giữa nam và nữ khi thực hiện các chức năng đó. Vấn đề bình đẳng giới có thể đợc khảo sát bằng các tiêu chí sau:
- Bình đẳng giới trong cống hiến cho phát triển gia đình (thông qua thực hiện chức năng kinh tế, chức năng sinh sản, tái sản xuất con ngời, chức năng nuôi dạy con cái).
- Bình đẳng giới trong hởng thụ phúc lợi của gia đình (thông qua chức năng tổ chức đời sống vật chất và tinh thần nhằm năng cao trình độ mọi mặt của các thành viên).
- Bình đẳng giới trong đời sống tâm - sinh lý vợ chồng.
Quan hệ giới không chỉ đơn thuần trong quá trình thực hiện các chức năng của gia đình mà nó còn biểu hiện rất rõ ở vai trò ra quyết định thuộc về giới nào khi thực hiện các chức năng đó. Quá trình tham gia và vai trò ra quyết định sẽ nói rõ vị thế của mỗi giới trong gia đình cũng nh ngoài xã hội, vì vậy chúng ta có thể khảo sát quan hệ giới thông qua một số tiêu chí khác nh:
- Bình đẳng giới thông qua tơng quan quyền quyết định của vợ và chồng trong gia đình.
- Vai trò, vị thế của nam và nữ khi tham gia hoạt động cộng đồng. - Một vấn đề nữa cũng đợc quan tâm đó là vấn đề bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ - đây là vấn đề đợc xem nh đối lập với bình đẳng giới, là sự đối xử bất công với phụ nữ.
Vậy là, quan hệ và tơng quan địa vị của nam và nữ biểu hiện rất phong phú. Quá trình phân tích sẽ cho chúng ta những hiểu biết về thực chất bình đẳng giới trong gia đình nông thôn ĐBSH hiện nay, một vấn đề không thể kết luận thông qua cảm tính của mỗi ngời.