Bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ là mặt đối lập của bình đẳng giớ

Một phần của tài liệu Bình đẳng về giới trong gia đình ở nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay (Trang 104 - 112)

bình đẳng giới

Hiến pháp năm 1992 quy định, nam giới và phụ nữ có quyền bình đẳng trên mọi lĩnh vực của đời sống, nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử xúc phạm, nhân phẩm phụ nữ. Chính vì vậy, bạo lực trên cơ sở giới là vi phạm nguyên tắc bình đẳng nam nữ, đợc coi là mặt đối lập với bình đẳng

giới. Trong quá trình tồn tại và phát triển của gia đình, các mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống vợ chồng là một điều tất yếu, tuy nhiên, gia đình muốn tồn tại, phát triển bền vững phải là một thực thể hài hòa, biết chấp nhận và giải quyết mâu thuẫn, xung đột hợp lý, tránh đẩy tới bạo lực. Bạo lực trong gia đình là một nguy cơ lớn nhất đe dọa sự bền vững của gia đình. Trong những năm gần đây tòa án xử các vụ ly hôn trong đó phần lớn liên quan đến bạo lực trong gia đình. Chỉ tính riêng 10 tháng năm 1999 tòa án quận huyện của 61 tỉnh thành trong toàn quốc thụ lý 35.326 vụ án về hôn nhân và gia đình trong đó có 21.013 vụ do mâu thuẫn gia đình, ngời vợ bị đánh đập, ngợc đãi [66].

Bạo lực trong gia đình có thể là bạo lực xảy ra trong các mối quan hệ giữa cha mẹ đối với con cái, anh chị đối với em, chồng đối với vợ... Trong phạm vi đề tài này chúng tôi chủ yếu đề cập tới bạo lực của ngời chồng đối

với vợ. Khi bàn về vấn đề bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ không khỏi

có những ý kiến tranh luận khác nhau xung quanh vấn đề: thế nào thì đợc coi là bạo lực? Tại sao hiện nay bạo lực trong gia đình vẫn còn tồn tại một cách phổ biến? Làm gì để ngăn chặn bạo lực có hiệu quả?

Về bạo lực đối với phụ nữ. Năm 1993, điều khoản 1 trong "tuyên bố

của Liên hợp quốc về việc loại bỏ bạo lực đối với phụ nữ" có ghi:

Bạo lực đối với phụ nữ có nghĩa là bất kỳ hành động bạo lực nào dựa trên cơ sở giới gây ra hậu quả hoặc có thể gây ra hậu quả, làm tổn hại hoặc gây đau khổ cho phụ nữ về thân thể, tình dục hay tâm lý, kể cả những lời đe dọa hay độc đoán tớc quyền tự do, dù xảy ra ở nơi công cộng hay đời sống riêng t [11, tr. 944].

Bạo lực của chồng đối với vợ là một bộ phận của bạo lực chống phụ nữ trong đời sống riêng t. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, hiện nay vấn đề bạo lực trong gia đình còn tồn tại phổ biến, mức độ trầm trọng đặc biệt ở các nớc phát triển, các vùng nông thôn. Có điều càng ở những nơi bạo lực

phổ biến thì ngời ta càng nhận thức mơ hồ về nó, chấp nhận và chung sống với nó.

Lâu nay ở Việt Nam, nhiều ngời vẫn quan niệm rằng bạo lực trong gia đình phải là những vụ việc nghiêm trọng, hậu quả gây thơng tật, chết ng- ời, bị đa ra tòa án hoặc trên công luận. Gần đây, trong một công trình nghiên cứu về bạo lực trên cơ sở giới của một số nhà khoa học: Vũ Tuấn Huy, Vũ Mạnh Lợi, Nguyễn Hữu Minh (1999) do Ngân hàng Thế giới tài trợ cho thấy phổ biến trong xã hội ta quan niệm về bạo lực của chồng đối với vợ dựa trên ba khía cạnh hành vi của ngời chồng trong các xung đột gia đình.

Thứ nhất: chỉ đợc coi là bạo lực khi hành vi diễn ra một cách thờng xuyên. Những hành động có tính chất thi thoảng, kể cả đấm đá, tát tai, nếu

không nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm lý đều không coi là bạo lực.

Thứ hai: những hành vi có thể ít xảy ra nhng gây tổn thơng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm lý đều đợc coi là bạo lực.

Thứ ba: nếu ngời vợ có lỗi trong việc gây ra rắc rối thì hành vi bạo

lực của ngời chồng đợc coi là "có thể hiểu đợc" và "có thể biện minh đợc" [32, tr. 2].

Nếu quan niệm nh trên thì nhiều hành vi bạo lực đã đợc bỏ qua, đợc

tha thứ. Trong nhiều trờng hợp ngời phụ nữ bị coi là ngời đã đẩy chồng mình

tới hành vi bạo lực không mong muốn. Theo chúng tôi bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ đợc hiểu là: Bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ chỉ toàn

bộ thái độ, hành vi ngợc đãi phụ nữ về mặt thể chất và tinh thần trong nội bộ gia đình. Tính chất và mức độ của hành vi bạo lực có thể khác nhau, có

những hành vi hữu hình nh đánh đập, hành hạ..., trực tiếp chà đạp nhân phẩm ngời phụ nữ; có những hành vi vô hình nh thái độ thờ ơ, lạnh nhạt..., nhng tất cả đều làm tổn hại tới thể chất và tinh thần của ngời phụ nữ. Chúng tôi xin nêu ra một vài biểu hiện:

- Ngợc đãi về thân thể và lời nói: đánh đập, hành hạ, mắng nhiếc... - Ngợc đãi về tình cảm: ngời chồng có thể không đánh chửi thay bằng thái độ đối xử lạnh lùng với vợ.

- Ngợc đãi về tình dục: ngời chồng ép buộc quan hệ tình dục khi ngời vợ không có nhu cầu. Chuẩn mực đạo đức truyền thống coi phụ nữ phải phục tùng chồng thậm chí cả trong quan hệ tình dục. Chính vì vậy một số nam giới cho rằng họ có quyền tuyệt đối với vợ, yêu cầu ngời vợ phải chiều theo ý mình mà không quan tâm đến tâm trạng ngời vợ. Có ngời xem việc bị vợ từ chối quan hệ tình dục là một điều xúc phạm, vì vậy đã dùng đến bạo lực. Không ít phụ nữ ở nông thôn bị chồng ngợc đãi về tình dục, song có điều chẳng mấy ai lại nói ra, họ sợ làm nh vậy sẽ càng làm tổn thơng đến tình cảm vợ chồng.

- Ngợc đãi về kinh tế: Có những gia đình chỉ xem phụ nữ nh một lao động đơn thuần, có trách nhiệm làm ra của cải vật chất để nuôi cha mẹ già, các em nhỏ. Chính vì vậy khi ngời phụ nữ rơi vào hoàn cảnh mất khả năng lao động bị gia đình nhà chồng coi rẻ, thậm chí tìm cách đuổi đi. Báo Phụ nữ Việt Nam ra ngày 10/4/2000 có nói về tình cảnh của chị Đỗ Thị Mai (Hùng Thắng - Bình Giang - Hải Dơng) vốn đợc coi là "trụ cột" của gia đình, thay chồng nuôi bố mẹ già, con nhỏ, xây dựng nhà cửa. Khi bị tai nạn không còn khả năng lao động, chị bỗng trở thành "ngời thừa" bị chồng và gia đình nhà chồng giữ con và đuổi khỏi nhà [55].

- Ngợc đãi bằng dọa ly hôn hoặc ly hôn không chính đáng: Vì ý đồ cá nhân ngời chồng dọa ly hôn hoặc đẩy ngời vợ đến tình huống buộc phải chấp nhận ly hôn (không sinh đợc con hoặc đẻ toàn con gái...).

Nguyên nhân của bạo lực:

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực trong gia đình, chúng ta hãy xem mọi ngời lý giải về nó.

Thứ nhất: cả nam và nữ đều cho rằng bạo lực là điều khó tránh khỏi

trong đời sống gia đình "bát nớc có khi sánh" và "mâm bát có khi xô". Tâm lý học mácxít dựa trên cơ sở quy luật mâu thuẫn chỉ ra nguồn gốc, động lực bên trong của sự vận động phát triển cho thấy: những khác biệt cá nhân của từng ngời về mặt tâm lý - xã hội luôn tồn tại, điều này tạo cơ sở cho sự xuất hiện và giải quyết những mâu thuẫn không đối kháng. Khi mâu thuẫn đợc giải quyết sẽ tạo điều kiện cho sự vật phát triển (tất nhiên cần loại trừ tình huống xung đột vợt ra khỏi phạm vi quá trình phát triển). Sự phát triển quan hệ vợ chồng không nằm ngoài quy luật mâu thuẫn, có điều nó không phải là mâu thuẫn đối kháng, không thể điều hòa. Việc giải quyết những mâu thuẫn này để xây dựng quan hệ ngày càng tốt đẹp không thể thông qua bạo lực, bạo lực chỉ làm tổn hại, thậm chí dẫn tới tan vỡ gia đình. Nhiều ngời ngộ nhận hoặc lẫn lộn bạo lực gia đình trong cuộc sống riêng t, họ cho rằng vợ chồng có thể cãi cọ, đánh nhau, ngời ngoài không có quyền can thiệp vì đó là cuộc sống riêng t. Thực ra họ đã không hiểu rằng quyền có cuộc sống riêng t không bao gồm trong đó quyền lạm dụng các thành viên khác trong gia đình.

Thứ hai: trong các cuộc trao đổi nhóm ở các lớp tập huấn về giới,

chúng tôi nhận thấy ngời nông dân thờng cho rằng các khó khăn về kinh tế, trình độ học vấn thấp đợc coi nh nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Ngời nông dân phải vất vả bơn chải để kiếm sống, họ làm việc từ 12 đến 14 giờ mỗi ngày, những lúc nông nhàn vẫn lo kiếm việc làm để đảm bảo đời sống kinh tế gia đình. Để kiếm sống họ luôn mệt mỏi về thể xác, căng thẳng về thần kinh, rất dễ có những hành vi sai lạc. Trong các gia đình này, các mâu thuẫn, bất hòa rất dễ bị đẩy tới xung đột và bạo lực.

Một lý do nữa đợc ngời nông dân giải thích là: do trình độ học vấn thấp cho nên bạo lực rất dễ xảy ra. Điều này cũng rất dễ lý giải, cùng một sự việc, nếu ngời có trình độ nhận thức cao vấn đề có thể đợc giải quyết nhẹ nhàng thông qua trao đổi, thơng lợng giữa vợ và chồng. Nhng ở các cặp vợ chồng có nhận thức thấp dễ bị đẩy tới xung đột và bạo lực với một ranh giới rất

mỏng manh. Một số nguyên nhân khác đợc đề cập nh hệ quả của hai nguyên nhân trên: do say rợu, cờ bạc, nợ nần; do vợ chồng thiếu hiểu biết tâm sinh lý của nhau; do ngoại tình; do mâu thuẫn giữa nàng dâu với mẹ chồng, anh em chồng; do vợ hoặc chồng đã không làm tròn trách nhiệm của mình với gia đình; do ngăn cấm áp dụng các biện pháp tránh thai...

Các nghiên cứu cho thấy trong những gia đình kinh tế khá giả, trình độ học vấn cao vẫn tồn tại bạo lực. Theo chúng tôi các khó khăn về kinh tế, trình độ học vấn thấp không thể xem là nguyên nhân của mọi nguyên nhân, nó đợc xem nh các nguyên nhân trực tiếp của bạo lực trong gia đình, nó lý giải vì sao bạo lực trong gia đình ở nông thôn thờng diễn ra phổ biến hơn ở thành phố.

Các định kiến về giá trị, vai trò giới liên quan đến bạo lực. Bạo lực

gia đình xuất hiện cùng với chế độ hôn nhân cá thể. Quan hệ vợ chồng ngay từ đầu đã thể hiện quan hệ chồng chúa, vợ tôi. Các thể chế chính trị, các tôn giáo, phong tục, tập quán, quy tắc đạo đức đều giúp cho việc củng cố, tăng c- ờng mối quan hệ không bình đẳng, lâu dần nó đã ăn sâu trong tiềm thức của mọi ngời. Ngời ta chấp nhận nó nh một trật tự xã hội cần thiết. Nhiều ngời đàn ông cho mình quyền đợc phán xét, xử phạt vợ con. Sinh thời, Bác Hồ luôn nghiêm khắc phê phán hiện tợng đàn ông đánh chửi vợ, điều này không chỉ làm tổn hại đến tình nghĩa vợ chồng mà còn vi phạm cả pháp luật. Bác phê phán "đánh vợ là rất xấu! Sao khi thì anh anh, em em, mà khi thì lại thụi ngời ta? Nếu có đánh vợ thì phải sửa vì nh vậy là dã man, là phạm pháp luật. Đàn ông là ngời công dân, đàn bà cũng là ngời công dân, dù là vợ chồng, ngời công dân này đánh ngời công dân khác tức là phạm pháp" [64, tr. 225]. Định kiến về giá trị và vai trò giới thể hiện rất rõ khi ngời ta nói về ngời vợ và ngời chồng trong gia đình. Ngời đàn ông đợc xem là ngời chủ đích thực của gia đình, họ có quyền hành tối cao trong đối nội và đối ngoại, sinh ra để lãnh đạo quản lý gia đình, tính cách của họ là quyết đoán, nóng nảy... Ngời phụ nữ đ- ợc xem nh ngời "giúp chồng" hoàn thành các chức trách, nhiệm vụ, do vậy

cần đáp ứng những yêu cầu mà chồng mình đặt ra. Tính cách phù hợp với vai trò của phụ nữ là dịu dàng, nhờng nhịn, chịu thơng chịu khó, biết chiều chồng... Khi vai trò và giá trị giới bị thách thức rất dễ xảy ra xung đột, thậm chí dẫn đến bạo lực, tất nhiên sự thách thức đối với phụ nữ thờng lớn hơn so với nam giới.

Cuộc sống vợ chồng đòi hỏi cả hai ngời phải biết nghệ thuật chung sống nhng ngời ta thờng đòi hỏi ở ngời phụ nữ nhiều hơn nam giới, nhiều khi lại là đòi hỏi một chiều. Phụ nữ cần mềm mỏng, tế nhị trong ứng xử với chồng, chồng giận thì vợ lui, tìm hiểu cá tính, thói quen của chồng để chiều chuộng, để thích nghi, biết chăm sóc chồng khi mệt nhọc...Tất cả điều đó là cần thiết nhng chỉ đơn phơng đòi hỏi ở ngời phụ nữ mà không đặt ngợc lại với nam giới là hoàn toàn sai lầm và không công bằng, tình cảm vợ chồng đợc coi là thiêng liêng thì cả hai đều phải biết bảo vệ nó. Định kiến giới còn thể hiện khi ngời ta cho rằng hầu hết mọi cuộc xung đột, bạo lực đều do phụ nữ gây ra, họ phải chịu mọi hậu quả. ở đây giá trị và vai trò của phụ nữ đã bị thách thức, một vài biểu hiện cụ thể nh sau:

- Không ít ngời chồng nói rằng không ai muốn đánh vợ, nhng đàn bà hay nói dai, phải đánh cho chừa(!).

- Không ít phụ nữ khi thấy một ngời chồng đánh vợ thì ý nghĩ ban đầu của chị ta là: chắc cô ấy đã làm điều gì sai (!)

- Nhiều phụ nữ bị chồng đánh, đuổi đi, không dám về nhà mẹ đẻ sợ cha mẹ, họ hàng cho rằng mình chẳng ra gì chồng mới đuổi đi (!)

Hầu hết mọi ngời quan niệm rằng, theo truyền thống văn hóa chỉ có chuyện chồng đánh đập, ngợc đãi vợ chứ làm gì có chuyện vợ ngợc đãi chồng. ở nông thôn đôi khi cũng xảy ra chuyện vợ đánh chửi chồng, những ngời phụ nữ nh vậy rất khó sống trớc d luận cộng đồng, làng xóm. D luận xã hội sẽ cho rằng đó là "chuyện ngợc đời", vi phạm luân thờng đạo lý. Chẳng ai

khuyến khích phụ nữ làm việc đó, song có điều đối với nam giới ngời ta có thể chấp nhận, dễ tha thứ, còn với phụ nữ lại là điều tối kỵ.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ, song nguyên nhân sâu xa chính là t tởng trọng nam khinh nữ, đó là những định kiến nằm ngay trong truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, chuẩn mực đạo đức bấy lâu nay trong xã hội. Tất cả các nguyên nhân khác đợc xem là nguyên nhân trực tiếp của bạo lực, làm cho vấn đề bạo lực thêm trầm trọng (kinh tế, trình độ học vấn, rợu chè, cờ bạc, ngoại tình...)

ở Việt Nam, ngay từ Hiến pháp 1946 bình đẳng nam nữ đã đợc thừa nhận. Điều 63 Hiến pháp 1992 quy định: "Phụ nữ và nam giới có quyền

ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình. Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử xúc phạm nhân phẩm phụ nữ"

[27, tr. 96]. Song hiện nay, vấn đề bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ, một hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, biểu hiện tập trung của sự bất bình đẳng về giới vẫn tồn tại khá phổ biến, điều này chứng tỏ t tởng trọng nam khinh nữ còn chậm đợc khắc phục, chúng ta cha tạo đợc môi trờng xã hội cần thiết để thủ tiêu bạo lực trong gia đình, cụ thể là:

Thứ nhất: ở nhiều địa phơng cha làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, giác ngộ luật pháp đến từng ngời dân.

Thứ hai: Sự can thiệp của luật pháp, các cơ quan chính quyền, đoàn

thể cha kịp thời, thiếu các biện pháp thích hợp đối với các hiện tợng xung đột, bạo lực trong gia đình, thậm chí có địa phơng còn làm ngơ vì cho đó là chuyện riêng của gia đình.

Thứ ba: Nhiều phụ nữ nông thôn cha có thái độ và hành động tích

Một phần của tài liệu Bình đẳng về giới trong gia đình ở nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay (Trang 104 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(181 trang)
w