0
Tải bản đầy đủ (.doc) (181 trang)

Bình đẳng giữa vợ và chồng trong cống hiến cho phát triển gia đình

Một phần của tài liệu BÌNH ĐẲNG VỀ GIỚI TRONG GIA ĐÌNH Ở NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY (Trang 73 -88 )

gia đình

Muốn cho xã hội loài ngời tồn tại và phát triển, Ph.Ăngghen cho rằng: Theo quan điểm duy vật, nhân tố quyết định trong lịch sử, quy đến cùng là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp. Nh- ng bản thân sự sản xuất đó lại có hai loại. Một loại là sản xuất ra t liệu sinh hoạt: thực phẩm, quần áo, nhà ở... và những công cụ cần thiết để sản xuất ra những thứ đó, mặt khác là sự sản xuất ra bản thân con ngời, là sự truyền nòi giống [57, tr. 44].

Tất cả các thiết chế xã hội đều do hai loại sản xuất đó quyết định, hai loại sản xuất đó quan hệ biện chứng với nhau, cái này làm điều kiện, tiền đề của cái kia, chúng ta không thể xem nhẹ bất kỳ loại sản xuất nào. Trong gia đình, hai loại sản xuất đó đã bao hàm hầu hết các chức năng của gia đình, nó có thể phân chia thành các hoạt động nh:

- Hoạt động sản xuất: bao gồm các hoạt động tạo ra thu nhập bằng hiện vật, để dùng hoặc trao đổi, hay thu nhập bằng tiền.

- Hoạt động sinh sản: hoạt động liên quan đến sự truyền nòi giống. - Hoạt động chăm sóc, nuôi dỡng: chăm sóc, nuôi dạy con, chăm sóc các thành viên khác của gia đình.

- Công việc nội trợ: bao gồm tất cả các việc nh chợ búa, cơm nớc, giặt giũ, may vá, thu dọn nhà cửa...

Bình đẳng giới trong thực hiện chức năng kinh tế của gia đình.

So với nông thôn đồng bằng sông Cửu Long thì sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn ĐBSH cha mạnh dạn và dứt khoát. Nếu chỉ sản xuất nông nghiệp thì diện tích canh tác quá ít, quá trình tích tụ ruộng đất lại diễn ra chậm chạp, vì vậy khó phát triển nông nghiệp theo hớng sản xuất hàng hóa. Tách khỏi nông nghiệp để chuyển sang kinh doanh phi nông nghiệp thì

cha đủ tiềm lực về vốn, kinh nghiệm kinh doanh và thu nhập thờng không ổn định. Vì vậy đa số nông dân ở nông thôn ĐBSH vẫn xem làm ruộng là chính, ngoài ra còn kiêm thêm các ngành nghề.

ở mỗi địa phơng, tỷ lệ các loại hộ có thể khác nhau nhng đa số các hộ sản xuất nông nghiệp kết hợp với ngành nghề. Trong điều tra điểm tại một số khu vực nông thôn ĐBSH, tác giả Đỗ Thiên Kinh cho rằng: hộ thuần nông: 30%-40%; hộ kiêm ngành nghề: 50%-60%; hộ chuyên ngành nghề: 5%-10% [39]. Vậy, lao động nam và nữ đợc phân bố ra sao?

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trực tiếp tác động tới phân công lao động trong các hộ nông dân, đặc biệt giữa lao động nam và lao động nữ. Trong nông thôn, lao động đang có hớng di chuyển từ nông nghiệp sang kinh doanh các ngành nghề khác, hoặc di chuyển ra các thành phố kiếm việc làm, song

những ngời di chuyển lao động, chủ yếu là nam giới. Đơn cử số nam giới

tìm việc xa nhà tại một số địa phơng nh sau: Cát Quế có 400 hộ đi làm xa tận Lâm Đồng, Sơn La, Tuyên Quang (có ngời ở lại lập nghiệp, có ngời đi nhng vợ con ở nhà), 100 hộ chuyên vận chuyển hàng hóa hai chiều [78, tr. 43]; ở Cẩm Vũ có 1.915 hộ thì có tới 566 chị có chồng đi làm ăn xa nhà [78, tr. 66].

Trong sản xuất nông nghiệp: Một số nơi khi nam giới chuyển sang

làm các nghề khác hoặc đi xa để kiếm việc làm thì tỷ lệ phụ nữ trong số ngời làm nông nghiệp thờng cao hơn nam giới. Cuộc điều tra tại Cẩm Vũ (ĐBSH) và Mỹ Luông (đồng bằng sông Cửu Long), ở Mỹ Luông ngời làm chính nông nghiệp: vợ là 32,37%, chồng là 67,63; ở Cẩm Vũ vợ là 73,6%, chồng 26,4% [100]. Điều này cho thấy sự khác nhau căn bản giữa nông thôn ĐBSH với đồng bằng sông Cửu Long, nếu nh ngời đảm nhiệm chính công việc nhà nông ở đồng bằng sông Cửu Long là nam giới thì ĐBSH lại là phụ nữ.

Đối với các hộ có chồng đi làm ăn xa nhà, ngời phụ nữ chỉ nhận đợc sự trợ giúp của chồng mình vào những lúc mùa vụ. Trong các hộ kiêm ngành

nghề, ngời ta có thể thuê mớn thêm lao động với những công đoạn nặng nhọc độc hại nh cày bừa, phun thuốc sâu. Các công đoạn còn lại thì tỷ lệ tham gia của vợ thờng lớn hơn chồng (xem phụ lục 1).

Đối với các hộ thuần nông, tính chung ở mọi công đoạn của sản xuất, chúng ta đều thấy sự tham gia của cả vợ và chồng. Do đặc điểm sinh học, nam giới thờng khỏe mạnh hơn phụ nữ, họ cáng đáng các công việc nặng nhọc nh cày bừa, phun thuốc trừ sâu, vận chuyển lúa với tỷ lệ cao hơn phụ nữ, phụ nữ làm các công việc nhẹ nhàng hơn, dù thời gian lao động có thể kéo dài. Tuy nhiên có thể dễ dàng nhận thấy, phụ nữ đảm nhiệm nhiều công đoạn của sản xuất, nam giới tham gia ít công đoạn hơn (xem phụ lục 1).

Đa số nông dân ở nông thôn ĐBSH vẫn coi nông nghiệp là nghề chính; lao động trong nông thôn chủ yếu là thủ công; lao động chủ yếu trong nông nghiệp là phụ nữ, đây là chỉ báo về sự lạc hậu trong phân công lao động. Để tăng thu nhập cho gia đình, phụ nữ phải trả một giá rất đắt, họ phải tăng thời gian và cờng độ lao động, chấp nhận làm mọi việc kể cả việc không phù hợp với sức khỏe của mình. Vất vả để kiếm sống, điều này không chỉ ảnh hởng đến sức khỏe mà còn hạn chế tới các cơ hội học hành, mở mang hiểu biết... của phụ nữ. Kém cơ hội, điều kiện phát triển nh nam giới, lao động nữ lại tiếp tục gặp những khó khăn khi tham gia các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp.

Sự tham gia của vợ và chồng trong các làng nghề: Trong các làng nghề ở nông thôn đồng bằng sông Hồng, bên cạnh các nghề truyền thống còn xuất hiện nhiều nghề mới, tạo thành các nhóm nghề rất đa dạng:

Ngành tiểu cơ khí với nghề đúc đồng, chì, nhôm ở Văn Môn (Bắc Ninh), Ngũ Xá (Hà Nội), Thờng Tín (Hà Tây), Phủ Lý (Hà Nam).

Ngành xây dựng và phục chế các di tích cổ ở Nội Duệ (Bắc Ninh) chợ Sủi (Hà Nội).

Ngành dâu - tằm tơ ở Vạn Phúc (Hà Tây), Duy Tiên, Xuân Hồng, Hành Thiện (Hà Nam).

Ngành chế biến lâm sản thực phẩm ở Đa tốn, Xuân Đỉnh (Hà Nội) chợ Cống, Sơn Đông, Đức Giang (Hà Tây)... [59].

Phân công lao động truyền thống cho thấy, nam và nữ thờng tập trung với tỷ lệ cao ở những ngành nghề đợc xem là phù hợp với giới mình. Ví dụ, ở Cẩm Vũ (Hải Dơng), phụ nữ chiếm 98% trong ngành dệt len, 95% trong nghề khâu nón; nam giới chiếm 100% trong nghề nề, mộc và vận tải [79, tr. 139]. Mặt khác do phải lo việc nhà, chăm sóc con cái hoặc do tay nghề, tính cơ động thấp, phụ nữ thờng phải lựa chọn nghề có thể làm đợc tại nhà hoặc gần nhà hơn là lựa chọn nghề phù hợp với khả năng, nghề có thu nhập cao.

Trong từng nghề, tỷ lệ lao động nam và lao động nữ có thể khác nhau, nhng nhìn chung lao động đợc sử dụng trong các làng nghề phần lớn là phụ nữ và trẻ em, ví dụ ngành chế biến nông sản thực phẩm ở Hà Tây, nghề nuôi tằm ơm tơ ở Bắc Ninh, Hà Tây, dệt thảm, chiếu ở Thái Bình. Theo khảo sát của chúng tôi tại làng nghề thôn Vọng Nguyệt - Yên Phong - Bắc Ninh năm 2000 thì lao động nữ chiếm tới 80%. Có điều, trong các làng nghề nam giới thờng giữ cơng vị là chủ cơ sở sản xuất, phụ nữ là lao động thừa hành, thu nhập thờng thấp hơn nam giới [38].

Trong buôn bán dịch vụ: Các hộ buôn bán lớn phải đi xa, dám phiêu

lu mạo hiểm nhng thu nhập cao (thờng là nam giới). Những ngời buôn bán nhỏ ít vốn, gần nhà, lãi ít nhng an toàn hầu hết là phụ nữ, ví dụ ở Thanh Hà (Hà Nam) tỷ lệ ngời vợ tham gia buôn bán là 55,8%, chồng là 28,9%. Những ngời phụ nữ buôn bán nhỏ mục đích của họ chỉ là kiếm thêm tiền để chi tiêu hàng ngày vì với mức thu nhập từ lúa thì giỏi lắm chỉ đủ ăn. Thu nhập của các hộ buôn bán rất chênh lệch, có hộ thu vài chục triệu đồng/ năm, có hộ chỉ một vài triệu đồng.

Trong lao động làm thuê: Phụ nữ có xu hớng làm thuê gần nhà. Ví dụ ở Cẩm Vũ (năm 1995) theo số liệu điều tra của xã, số ngời làm thuê trong xã tỷ lệ phụ nữ và nam giới nh nhau (65 nữ, 65 nam), nhng số ngời đi làm xa hàng tháng chủ yếu là nam: 505 nam, 6 nữ. Làm gần nhà, phụ nữ chấp nhận làm đủ việc, miễn là có thu nhập, từ cấy, làm cỏ, gánh phân thuê, tham gia các công đoạn phụ trong các làng nghề... Vào thời điểm năm 1994-1995, khi giá gạo từ 3.500 đồng/kg đến 4.000 đồng/kg thì ngày công thợ mộc của nam giới là 20.000đ, công cấy của phụ nữ Cẩm Vũ là 7.500đ-8.000đ [78, tr. 74]. Để có thu nhập cho gia đình, phụ nữ Ninh Bình phải chấp nhận tiền công cho một ngày đập đá dăm là 2.000đ-3.000đ [52, tr. 72]. Một số ít phụ nữ đi làm xa ở các thành phố cũng vậy, nếu nh nam giới có thể làm thợ nề, thợ mộc, vận tải... thì phụ nữ chủ yếu bán hàng rong, giúp việc gia đình... và nhìn chung thu nhập của họ thờng thấp hơn nam giới.

Nh phần trên chúng tôi đã trình bày, hộ chuyên ngành nghề ở nông thôn ĐBSH chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Trong các hộ chuyên ngành nghề thờng ngời chồng đứng tên kinh doanh, họ trực tiếp ký kết hợp đồng, trực tiếp điều hành kinh doanh, thuê mớn nhân công, phụ nữ ít đứng tên chủ doanh nghiệp. Ví dụ ở Thanh Hà, chủ cai thầu hầu hết là nam, ngời vợ trực tiếp quản lý vật t, mẫu mã, sản phẩm, thu chi..., song họ vẫn thờng là ngời thừa hành kế hoạch do chồng vạch ra [38].

Nh vậy, trong mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chúng ta đều thấy sự tham gia của cả nam và nữ (từ làm ruộng, buôn bán, làm nghề thủ công, làm thuê..), có điều cơ hội và điều kiện lại không mở ra nh nhau đối với họ. Phụ nữ thờng gặp nhiều trở ngại hơn nam giới trong lựa chọn công việc có thu nhập cao. Nhìn vào sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình ở nông thôn ĐBSH chúng tôi có mấy nhận xét nh sau:

Mặt tích cực: Khi hộ trở thành đơn vị kinh tế tự chủ thì mỗi hộ có thể

mọi lao động đều đợc tận dụng, kể cả ngời già và trẻ em. Phụ nữ chủ động hơn trong bố trí công việc sản xuất cũng nh việc nhà.

Mặt hạn chế: Trong bớc chuyển đổi nền kinh tế nông thôn nói

chung, kinh tế hộ nói riêng, với mục đích tối đa hóa lợi ích kinh tế, vì vậy vấn đề việc làm, môi trờng lao động nhiều khi đã không đợc nhìn nhận đúng mức. Phụ nữ vẫn phải làm việc nặng nhọc trong môi trờng độc hại (phun thuốc sâu, đứng lò sấy, môi trờng thiếu vệ sinh ở các làng nghề) điều này trực tiếp ảnh hởng không tốt đến sức khỏe của phụ nữ và trẻ em. Phân công lao động truyền thống giữa ngời vợ và ngời chồng trong gia đình có vẻ "rất hợp lý", nhng thực chất lại chứa đựng những bất hợp lý về cơ hội và điều kiện lao động giữa họ. Những khó khăn của lao động nữ nh tính cơ động, trình độ năng lực, sức khỏe... lẽ ra cần đợc xem xét, tạo điều kiện quan tâm đặc biệt, nhng trong thực tế nó vẫn là những lý do cản trở tới cơ hội kiếm việc làm, việc làm có thu nhập cao cũng nh khả năng cải thiện điều kiện làm việc của phụ nữ.

Nh vậy, sự phát triển kinh tế, quá trình phân công lao động ở nông thôn ĐBSH trong bớc chuyển đổi cha thực sự tạo cơ hội, điều kiện phát triển tiến bộ nh nhau giữa nam và nữ trong mỗi gia đình, nhìn chung phụ nữ còn gặp nhiều khó khăn thách thức hơn nam giới. Phụ nữ nông thôn luôn thực hiện vai trò kép (cả sản xuất và việc nhà), trong khi đó nam giới chủ yếu chỉ thực hiện vai trò sản xuất, họ đợc xem không nhất thiết phải tham gia việc nhà. Tất cả những điều này cũng đang ảnh hởng tới vấn đề lao động, việc làm cũng nh sức khỏe và sự tiến bộ của phụ nữ

Bình đẳng giữa vợ và chồng trong hoạt động sinh sản.

Tạo hóa đã sinh ra ngời đàn ông và ngời đàn bà để họ cùng nhau duy trì nòi giống. Trong hoạt động sinh sản, nam giới là ngời tham gia vào quá trình thụ thai, nhng sinh đẻ, nuôi con bằng chính dòng sữa mẹ là thiên chức của ngời phụ nữ. Đây là niềm vinh hạnh cao quý của ngời mẹ nhng chín

tháng mời ngày mang nặng đẻ đau, biết bao nguy hiểm rình rập họ. Trong điều kiện khoa học cha phát triển, tỷ lệ bà mẹ tử vong do chửa đẻ đã đợc dân gian đúc kết trong câu "ngời chửa, cửa mả". Có trờng hợp ngời phụ nữ sinh đẻ, sẩy thai có tới trên dới 10 lần, những cơn vợt cạn để cho ra đời những đứa con... đã bào mòn cạn kiệt sức lực ngời mẹ. Nhiều ngời chồng thơng vợ trèo mái nhà, trèo cây, lội ao.. khi thấy vợ đau đớn, nhng rồi ngời phụ nữ vẫn đơn phơng gánh chịu mọi hậu quả do đẻ dày, đẻ nhiều.

Một trong những thành tựu y học quan trọng của thế kỷ XX là phát hiện ra các phơng tiện và kỹ thuật tránh thai, giúp con ngời tách sinh hoạt tình dục với ý định sinh con, có thể chủ động giảm tỷ lệ sinh, giãn khoảng cách giữa các lần sinh. Để thực hiện điều này đòi hỏi sự cộng tác của cả vợ và chồng. Trớc đây do t tởng muốn có nhiều con, đặc biệt phải có con trai, các ông chồng hầu nh không muốn thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) thậm chí còn cản trở vợ thực hiện. Chơng trình dân số KHHGĐ những năm 60 và 70, hầu nh chỉ coi đối tợng vận động là phụ nữ, vì vậy đã không tránh khỏi các thất bại. Từ khi đổi mới, với những tác động về kinh tế, văn hóa, yêu cầu và đòi hỏi để nuôi dạy con ngày càng cao thì hầu hết các cặp vợ chồng đã nhận thức không nên có nhiều con. Chơng trình dân số cũng đã xem nam giới là đối tợng vận động, các phơng tiện kỹ thuật ngày càng hiện đại và đa dạng, thông tin ngày càng phát triển cho nên nhiều ngời chồng đã nhận ra trách nhiệm KHHGĐ của mình và tích cực tham gia cùng với vợ, song từ nhận thức đến hành động vẫn còn khoảng cách.

Với sự phát triển của công tác thông tin, tuyên truyền, nam nữ đều đ- ợc tiếp nhận những thông tin về phơng tiện kỹ thuật kế hoạch hóa nh nhau, thậm chí nam giới còn có u thế hơn, nhng khi thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình chủ yếu lại là phụ nữ. Cuộc điều tra cơ bản về gia đình ở nông thôn ĐBSH năm 1998 của Trung tâm Nghiên cứu gia đình và phụ nữ, khi tìm

hiểu trong gia đình ai là ngời sử dụng các biện pháp tránh thai là chính? Tỷ lệ ở ngời vợ là 86,2% còn ở ngời chồng là 8,5% [96, tr. 162].

Tỷ lệ nam, nữ thực hiện các biện pháp tránh thai giữa các gia đình (thuần nông, kiêm ngành nghề, chuyên ngành nghề) không khác nhau lắm, tỷ lệ này chỉ chênh lệch đáng kể khi xét trình độ văn hóa của họ. Ví dụ cũng từ cuộc điều tra trên, với những ngời có trình độ văn hóa cấp 1. Vợ thực hiện 87,8%, chồng thực hiện 10,2%, nhng ở những ngời có trình độ cấp 3 tỷ lệ đó lại là 60% và 40% [96, tr. 162].

Điều làm chúng tôi băn khoăn, phải chăng nam giới nghĩ rằng việc mang thai, sinh con là thiên chức của phụ nữ nên việc áp dụng các biện pháp tránh thai cũng là của họ, hoặc để phụ nữ thực hiện sẽ tiện lợi hơn nam giới?

Một phần của tài liệu BÌNH ĐẲNG VỀ GIỚI TRONG GIA ĐÌNH Ở NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY (Trang 73 -88 )

×