- Về hoạt động kiểm tra.
2.3.4. Kiến nghị về xây dựng chủ trương và khung pháp lý tạo cơ chế đổi mới sự lãnh đạo của tỉnh uỷ đối với HĐND và Uỷ ban nhân dân tỉnh
lãnh đạo của tỉnh uỷ đối với HĐND và Uỷ ban nhân dân tỉnh
Có những giải pháp nêu trên tự bản thân nó đã vượt ngoài thẩm quyền cấp tỉnh. Để những điều kiện kể trên được thực thi, Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ cần phải xem xét ban hành những văn bản tương ứng tạo nền tảng vững chắc trong quá trình hoạt động lãnh đạo của tỉnh uỷ đối với HĐND và UBND tỉnh. Trong khi chưa xây dựng được Luật tổ chức và hoạt động của Đảng, cần sớm xác lập thẩm quyền của tỉnh uỷ nói riêng, các cấp uỷ địa phương nói chung. Thực tiễn đã và đang chứng minh rằng, cấp tỉnh gần cơ sở, trực tiếp với cơ sở, mang hơi thở của cuộc sống, do vậy, các chủ trương, chính sách của cấp tỉnh phản ánh đúng và sớm nhu cầu của quần chúng. Một số nghiên cứu khác cũng cho rằng: “bước sang thế kỷ XXI, cùng với ảnh hưởng của tòan cầu hóa và khu vực hóa, vấn đề địa phương lại nổi lên một cách cấp thiết” và do vậy, hãy để cho địa phương tự định đoạt các vấn đề có tính chất đáp ứng nhu cầu nội bộ của cộng đồng dân cư như: giáo dục, văn hóa, y tế, an ninh trật tự khu vực, an toàn xã hội. Trong khi chờ đợi có những chủ trương và pháp lý tổng thể và đồng bộ, các cơ quan Trung ương nên xem xét có những điều chỉnh các vấn đề sau:
- Đối với Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng.
Trung ương cần có những quy định rõ hơn về thẩm quyền của đảng bộ tỉnh, của tỉnh uỷ, ban thường vụ tỉnh uỷ; sớm ban hành quy định về mối quan hệ lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy đối với đảng đoàn HĐND và ban cán sự đảng UBND tỉnh; chỉ đạo, đôn đốc việc thi hành nghiêm và đúng đắn chủ trương về luân chuyển cán bộ; xây dựng chế độ học tập, nghiên cứu đối với lãnh đạo cấp tỉnh; cho tăng số lượng cấp uỷ viên hợp lý để đào tạo cán bộ trẻ; tổ chức nghiên cứu để có chủ trương về tổ chức bộ máy tham mưu cấp uỷ theo hướng tinh gọn; quy định và hướng dẫn cụ thể hơn đối với việc ban hành văn bản của cấp uỷ.
Do đặc điểm của mối quan hệ giữa Tỉnh ủy với HĐND và UBND cấp tỉnh bằng nhiều kênh, nên muốn đảm bảo được sự lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền, cần xây dựng quy chế quan hệ làm việc giữa Tỉnh ủy, ban thường vụ Tỉnh ủy với đảng đoàn HĐND, ban cán sự UBND tỉnh; giữa ban cán sự UBND tỉnh với đảng ủy cơ quan UBND
tỉnh; ban cán sự UBND tỉnh với tổ chức đảng của các sở, ban, ngành thuộc tỉnh. Trong thời gian vừa qua, các quy chế và mối quan hệ đa chiều này chưa được xây dựng và cụ thể hóa. Do vậy, trong quan hệ phối hợp công tác tổ chức còn nhiều vướng mắc, tạo nên những yếu tố hạn chế hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với cơ quan nhà nước cũng như hiệu quả công việc. Trung ương cũng nên nghiên cứu để ban hành quy chế về loại hình đảng bộ địa phương cấp tỉnh.
- Đối với Quốc hội và Chính phủ.
Xác lập thẩm quyền của HĐND và UBND tỉnh theo hướng tăng thẩm quyền; giao quyền và hiện thực hóa quyền của những người đứng đầu cơ quan nhà nước, nhất là của chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh; pháp quy hóa và có biện pháp cụ thể để thiết lập trật tự nền hành chính; giám sát việc thực thi chủ trương xây dựng nền hành chính công dân chủ, hiện đại.
KẾT LUẬN
Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay, đất nước ta đang đứng trước những cơ hội và thách thức của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới sau khi gia nhập WTO, vai trò của chính quyền cấp tỉnh ngày càng có cơ hội để khẳng định và phát huy. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã mang đến những thuận lợi và thách thúc mới, nó đòi hỏi các chủ thể khi tham gia vào nền kinh tế đó phải linh hoạt, nhạy bén, sáng tạo và chủ động. Đây cũng là đòi hỏi đối với chính quyền cấp tỉnh-cấp đứng đầu trong hệ thống chính quyền địa phương.
Hơn 20 năm đổi mới, chính quyền cấp tỉnh đã có đóng góp không nhỏ trong những thay đổi của đất nước trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Với tốc độ phát triển kinh tế hàng đầu khu vực và sự ổn định đời sống chính trị-xã hội đã khẳng định vị trí, vai trò và hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp tỉnh nói riêng và chính quyền các cấp nói chung trong thời gian qua. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động của chinh quyền cấp tỉnh cũng gặp không ít những bất cập, hạn chế. Hiệu quả quản lý kinh tế ở một số địa phương vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
lãnh đạo hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân làm nên những kỳ tích mới trong sự phát triển toàn diện của đất nước, của địa phương. Chỉ riêng trong công tác lãnh đạo chính quyền nhà nước, cụ thể là HĐND và UBND tỉnh, tỉnh uỷ đã có những điều chỉnh cần thiết, lập các mối quan hệ hợp lý hơn, khắc lối lãnh đạo giản đơn, xơ cứng và độc đoán. Tỉnh uỷ đã nắm vững vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình, tổ chức thực hiện đầy đủ nội dung và phương thức lãnh đạo. Trong từng giai đoạn nhất định, Tỉnh ủy đã có những chủ trương đúng đắn, sáng tạo, định hướng chính trị cho xã hội, dẫn dắt quần chúng; chỉ đạo chặt chẽ việc xây dựng tổ chức bộ máy và công tác cán bộ cơ quan nhà nước; kiểm tra, giám sát các hoạt động của HĐND và UBND và thường xuyên đổi mới phương thức lãnh đạo, nhất là trong quan hệ, lề lối làm việc. Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay thì đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền nói chung, đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với HĐND và UBND tỉnh nói riêng là việc làm cấp thiết và quan trọng trong việc đảm bảo quyền làm chủ thuộc về nhân dân lao động.
Trên thực tế, mặc dù có sự tiến bộ rõ nét, nhưng sự lãnh đạo của tỉnh uỷ đối với HĐND và UBND tỉnh vẫn chưa đặt trên nền tảng thật sự khoa học, chưa xây dựng được khung pháp lý đầy đủ để thiết kế mô hình tổ chức, thẩm quyền và mối quan hệ chặt chẽ, gây nên tình trạng chồng chéo, trùng lắp. Những vấn đề này sẽ trở thành lực cản của tiến trình đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế, làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh.
Trong giới hạn của đề tài, thẩm quyền của cấp uỷ địa phương (cụ thể ở đây là tỉnh uỷ) chưa được đi sâu làm rõ.
Thực tiễn chính trị nhắc nhở rằng, việc đổi mới sự lãnh đạo của tỉnh uỷ đối với HĐND và UBND tỉnh hay bất kỳ sự đổi mới nào trên lĩnh vực chính trị cũng phải được tiến hành đồng bộ với những bước đi thận trọng, vững chắc, bảo đảm sự ổn định chính trị để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Thận trọng là cần thiết là luôn luôn đúng. Nhưng, không được vin vào sự thận trọng mà trì hoãn những vấn đề đã rõ và đáng lý phải hành động ngay. Trong “nhịp bước khẩn trương của thời đại”, sự chậm trễ việc áp dụng những quan điểm mới, phương pháp mới sẽ bỏ mất thời cơ vàng, dẫn đến sự tụt hậu ngày
càng xa hơn (không chỉ về mặt kinh tế) so với các nước trong khu vực và quốc tế. Chỉ có một tổ chức tiên phong mới giữ được vai trò lãnh đạo, dẫn dắt nhân dân tiến lên phía trước.
Đề tài này góp phần từng bước cụ thể hóa quan điểm, cơ chế, nội dung và phương thức lãnh đạo của tỉnh uỷ đối với HĐND và UBND tỉnh trong điều kiện mới.
Trong điều kiện Đảng cầm quyền nói chung, sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai nói riêng, có thể thấy, thước đo kết quả nâng cao chất lượng lãnh đạo của Đảng không chỉ ở kết quả nội bộ đoàn kết tốt, mà còn phải thể hiện ở sự vững mạnh của các cơ quan chính quyền, các tổ chức kinh tế - xã hội và các đoàn thể quần chúng do Đảng lãnh đạo, hoạt động theo đúng pháp luật và có hiệu quả cao.
Thường xuyên coi trọng tổng kết thực tiễn, vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương của Đảng. Vì thực tiễn vô cùng phong phú và đa dạng. Để vận dụng được sáng tạo của trương đường lối chung của Đảng vào địa phương thì phải thường xuyên tổng kết thực tiễn. Từ đó đúc rút ra những kinh nghiệm để áp dụng trong thời gian tiếp theo.
Đến nay, Đồng Nai là một trong những địa phương đạt được những thành tựu đáng tự hào về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh và xây dựng đảng, đưa Đồng Nai ngày càng phát triển, thật sự là một trong những trung tâm kinh tế - công nghiệp lớn của đất nước. Với những thành tựu quan trọng đó, Đảng bộ và nhân dân Đồng Nai vững tin phấn đấu cùng cả nước hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.