Phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với tổ chứcvà hoạt động HĐND và Uỷ ban nhân dân tỉnh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với tổ chức và hoạt động của docx (Trang 31 - 33)

và Uỷ ban nhân dân tỉnh

Các nhà nghiên cứu cho rằng:

Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội là hệ thống các

hình thức, biện pháp, lề lối làm việc mà Đảng sử dụng để tác động đến đối tượng lãnh đạo của mình là nhà nước và xã hội nhằm tập hợp, quy tụ, phát huy sức mạnh của mọi lực lượng trong hệ thống chính trị và đông đảo nhân dân để thực hiện thắng lợi đường lối chính trị, nhiệm vụ chính trị do Đảng đề ra [31, tr.181].

Phương thức lãnh đạo phụ thuộc vào đường lối chính trị của Đảng trong mỗi thời kỳ và trong từng lĩnh vực. Khi nội dung lãnh đạo và đối tượng lãnh đạo thay đổi thì phương thức lãnh đạo cũng thay đổi tương ứng. Phương thức lãnh đạo còn tùy thuộc vào sự phát triển của bản thân cơ quan lãnh đạo, những tiến bộ của người lãnh đạo về tri thức, nhận thức, năng lực tổ chức; trình độ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công việc lãnh đạo. Vì thế, sự đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng không tách rời việc xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Đảng mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, về đội ngũ cán bộ là nhân tố quyết định kết quả đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.

Phương thức lãnh đạo phụ thuộc vào vị thế hiện thực của Đảng trong xã hội. Cùng với sự lãnh đạo thông qua các tổ chức đảng và tổ chức quần chúng, Đảng lãnh đạo xã hội bằng Nhà nước, thông qua Nhà nước, coi đó là điều kiện và ưu thế quan trọng nhất của Đảng cầm quyền. Sự vững mạnh và hoạt động có

hiệu quả của cơ quan nhà nước và các đoàn thể nhân dân là thước đo hiệu quả lãnh đạo, sự đúng đắn về phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội [31, tr.181]

Tỉnh ủy lãnh đạo chính quyền tỉnh bằng các chủ trương, việc đề ra chủ trương là quan trọng vì đó là cơ sở chính trị, định hướng chính trị của Đảng đối với nhà nước. Phương thức lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với HĐND và UBND tỉnh thể hiện ở những khía cạnh sau:

- Tỉnh ủy xác lập cơ chế lãnh đạo đối với HĐND và UBND tỉnh: Trên cơ sở Cương

lĩnh, Điều lệ và các nghị quyết có liên quan, tỉnh uỷ tiến hành xây dựng quy chế làm việc. Ngoài nội dung xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của tỉnh uỷ, ban thường vụ tỉnh uỷ, của cá nhân bí thư tỉnh uỷ, phó bí thư thường trực tỉnh uỷ và phó bí thư tỉnh uỷ, chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, quy chế dành một điều khoản riêng nói về sự lãnh đạo của tỉnh uỷ đối với HĐND và UBND tỉnh. Tỉnh ủy lãnh đạo HĐND và UBND thông qua các tổ chức đảng (đảng đoàn, ban cán sự đảng) và thông qua các cán bộ mà Tỉnh ủy cử giữ chức vụ lãnh đạo.

Trong mối quan hệ với HĐND, kiểm điểm việc thực hiện quy chế của tỉnh uỷ hoặc hoạt động lãnh đạo của ban thường vụ tỉnh uỷ, các tỉnh uỷ đều nhận thấy mặt được từ việc tiến hành củng cố tổ chức đảng đoàn và các cơ quan chuyên môn của HĐND; thông qua đảng đoàn, hoạt động của HĐND đã đi vào nền nếp, thực hiện các nhiệm vụ theo Hiến pháp, pháp luật và chịu sự lãnh đạo của tỉnh uỷ, ban thường vụ tỉnh uỷ. Trong việc lãnh đạo đảng đoàn HĐND, thường trực tỉnh uỷ đã cho ý kiến về những định hướng, nội dung quan trọng trong chương trình hoạt động, chương trình kỳ họp, những quyết định của HĐND về kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh, tổ chức cán bộ, nhân sự thuộc ban thường vụ tỉnh uỷ quản lý và những vấn đề quan trọng khác có liên quan đến đời sống ở địa phương.

Trong mối quan hệ với UBND, sự lãnh đạo của tỉnh uỷ, ban thường vụ tỉnh uỷ đối với UBND (qua ban cán sự đảng UBND) được thực hiện đúng quy chế. Hoạt động phối hợp giữa thường trực tỉnh uỷ với thường trực UBND ngày càng chặt chẽ tạo cơ sở cho việc tổ chức thực hiện nghị quyết của tỉnh uỷ và những nhiệm vụ trọng tâm đạt được hiệu quả,

chất lượng hơn. Với trách nhiệm của mình, thường trực tỉnh uỷ chỉ đạo việc chuẩn bị các nội dung trình ban thường vụ tỉnh uỷ xem xét, cho ý kiến về các chương trình, kế hoạch, đề án cụ thể hoá các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương trên lĩnh vực kinh tế - xã hội, những vấn đề về tổ chức cán bộ, nhân sự thuộc diện ban thường vụ tỉnh uỷ quản lý trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định. Việc thực hiện quy trình chuẩn bị những nội dung dự kiến trình ban thường vụ tỉnh uỷ khá chặt chẽ. Đối với những nội dung chưa đạt yêu cầu, thường trực tỉnh uỷ chỉ đạo ban cán sự đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh tu chỉnh lại theo hướng bảo đảm chất lượng, khả thi hơn. Thường trực tỉnh uỷ cũng chủ động đề xuất ban thường vụ tỉnh uỷ giao ban cán sự đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh tổ chức thực hiện những nội dung lĩnh vực thuộc thẩm quyền, nhất là việc sơ kết, tổng kết các đề án thực hiện chỉ thị, nghị quyết của Đảng có liên quan đến kinh tế - xã hội để rút kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo tại địa phương…

- Tỉnh ủy lãnh đạo HĐND và UBND tỉnh bằng việc nêu gương của tổ chức đảng và đảng viên, sử dụng phương pháp giáo dục, thuyết phục bằng chính những suy nghĩ và hành động đúng đắn, gương mẫu của đảng viên. Tỉnh ủy giới thiệu những đảng viên ưu tú để nhân dân bầu vào HĐND tỉnh, là đại biểu HĐND tỉnh để bầu vào các chức danh lãnh đạo của HĐND, UBND tỉnh.

- Về lề lối làm việc: Các nội dung của lối làm việc như quan hệ công tác, hội họp,

chế độ báo cáo, kiểm tra…được quy định trong quy chế làm việc của Tỉnh ủy. Hiện nay đã đi dần vào nền nếp của quy chế. Trước đây, thường trực cấp uỷ, bí thư cấp uỷ có thể dự và phát biểu chỉ đạo bất cứ hội nghị nào của cơ quan nhà nước; có thể gọi bất cứ thủ trưởng cơ quan nhà nước nào để ra những mệnh lệnh chỉ đạo của cấp uỷ. Trong những năm gần đây, chương trình làm việc, lịch làm việc đã được thiết kế hoá cụ thể và đảm bảo tính khoa học trong lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với HĐND và UBND tỉnh.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với tổ chức và hoạt động của docx (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)