Một vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của tỉnh Đồng Na

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với tổ chức và hoạt động của docx (Trang 38 - 40)

Tỉnh Đồng Nai gồm có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 9 huyện.

- Vị trí địa lý: là tỉnh cực Bắc của miền Đông Nam Bộ, Đồng Nai có diện tích

5.862,37km2 ; phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, Đông Bắc giáp Lâm Đồng, phía Tây Bắc

giáp Bình Dương, Bình Phước, phía Nam giáp Bà Rịa-Vũng Tàu, phía Tây giáp thành phố Hồ Chí Minh.

- Địa hình: Đồng Nai là địa hình trung du, chuyển tiếp từ vùng cao nguyên Nam Trung Bộ đến đồng bằng Nam Bộ, tương đối bằng phẳng, có độ cao trung bình dưới 100m so với mặt biển, giảm dần từ Đông Bắc sang Tây Nam. Đất đai phần lớn có kết cấu bền vững, nằm gần các tuyến giao thông thủy- bộ và hàng không rất quan trọng, thuận lợi cho cấp điện, nước và xây dựng các khu công nghiệp tập trung có quy mô lớn.

- Khí hậu: mang tính chất nhiệt đới cận xích đạo thuộc khu vực Châu Á nhiệt đới gió mùa. Chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam, ngoài ra còn chịu sự chi phối của không khí chí tuyến Thái Bình Dương từ tháng 4 đến tháng 10. Đồng Nai có hai mùa mưa nắng rõ rệt, mùa khô kéo dài 5 đến 6 tháng (từ tháng 12 đến tháng 3 hoặc tháng 4 năm sau); mùa mưa kéo dài 6 hoặc 7 tháng (từ tháng 4 hoặc tháng 5 đến tháng 11). Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23,9oC đến 29oC, thấp hơn so với mức trung bình của

vùng nhiệt đới (26-30oC). Với khí hậu như vậy, Đồng Nai thích hợp cho việc phát triển các

loại cây công nghiệp dài ngày và ngắn ngày với nhiều loại cây ăn trái nổi tiếng ngay giữa thành phố của tỉnh (Biên Hòa), nhiều chủng loại rau quả làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

- Dân số: 2.438.000 người (tính đến 4/2009), Đồng Nai là tỉnh có số dân đứng thứ 5 so với cả nước.

Đồng Nai là tỉnh có vị trí quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có tiềm năng kinh tế về lao động, đất đai, ngành nghề rất dồi dào. Năng lực sản xuất sau những năm đổi mới được nâng lên đáng kể. Kết cấu hạ tầng (giao thông, thủy lợi, điện,…) ngày càng phát triển. Luật đầu tư nước ngoài ra đời năm 1987 đã mở ra cơ hội mới cho Đồng Nai. Trải qua hơn 20 năm thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Đồng Nai đã trở thành một trong những địa phương dẫn đầu cả nước trong việc thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với ưu thế về vốn, công nghệ, thị trường, kỹ năng quản lý… đã góp phần làm cho Đồng Nai luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao, phát triển liên tục và ổn định, có vai trò ngày càng lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội tại Đồng Nai. Chính sự phát triển nhanh của công ngiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tăng cao, liên tục trong nhiều năm qua và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây là một lợi thế so sánh của Đồng Nai với các địa phương khác trong cả nước về xây dựng và phát triển khu công nghiệp và thu hút đầu tư (năm 2008 thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khoảng 3 tỷ USD). Trong hơn 20 năm qua, Đồng Nai vẫn liên tục giữ được tốc độ tăng trưởng cao (thời kỳ 1991-1995: 13,9%; 1996-2000: 12%, 2001-2005: 12,8%). Riêng năm 2006 đạt 14,30%, năm 2007 đạt 15,10%, năm 2008 đạt 15,5%. Chuyên san “Hồ sơ và sự kiện” của Tạp chí Cộng sản có dẫn chứng: Trong năm 2007, trong 56 địa phương thu hút được dự án đầu tư nước ngoài (không kể đầu tư vào lĩnh vực dầu khí), trong đó, Đồng Nai đứng thứ ba cả nước (sau 2 thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội) với số vốn đăng ký 1,786 tỉ USD, chiếm 10% số vốn đầu tư của cả nước. Nếu tính cả số vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm sẽ có 6 địa phương lọt vào hạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên 1 tỉ USD. Đó là: Thành phố Hồ Chí Minh với tổng vốn đăng ký khoảng 2,8 tỉ USD, Đồng Nai: 2,7 tỉ USD, Hà Nội: 2,16 tỉ USD, Bình Dương: 2,15 tỉ USD, Phú Yên: 1,7 tỉ USD, Bà Rịa-Vũng Tàu: 1,1 tỉ USD.

Hiện nay Đồng Nai đã có 29 khu công nghiệp được phép hoạt động với diện tích

cụm công nghiệp, đến nay tỉnh đã quy hoạch 43 cụm công nghiệp, với diện tích 2.123 ha, trong đó có 24 cụm công nghiệp được phê duyệt chi tiết và 19 cụm công nghiệp đang lập quy hoạch.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với tổ chức và hoạt động của docx (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)