NHỮNG YẾU TỐ CHI PHỐI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA TỈNH ỦY ĐỐI VỚI HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với tổ chức và hoạt động của docx (Trang 33 - 38)

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Nếu tách riêng để nghiên cứu thì chính những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, văn hóa, lịch sử, đặc điểm về chức năng nhiệm vụ của chính quyền địa phương, mối quan hệ giữa Tỉnh và Trung ương,…là những yếu tố chi phối khá quan trọng đến sự lãnh đạo của

Tỉnh ủy đối với chính quyền tỉnh.

Địa phương trước hết là một khái niệm chỉ địa giới, vùng lãnh thổ. Địa phương là một không gian kinh tế-chính trị và xã hội, gắn với hoạt động sản xuất - kinh tế, hoạt động quản lý và tổ chức đời sống xã hội của một cộng đồng dân cư.

Địa phương còn là một không gian văn hóa, một địa văn hóa với những biểu hiện rất cụ thể của sắc thái, bản sắc và truyền thống văn hóa địa phương. Đó là văn hóa vùng, miền mà ở nước ta cội rễ của nó chính là văn hóa làng. Trong một nước, xét về cơ cấu địa phương, nhất là xét từ trình độ phát triển, có địa phương đô thị (thành phố) và địa phương nông thôn (tỉnh). Tuy nhiên, ngay trong một thành phố cũng có vùng đô thị trung tâm và vùng ngoại vi thường vẫn là nông thôn. Hơn nữa, Việt Nam là một nước đa dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, tâm linh khác nhau. Như vậy, khái niệm địa phương trên thực tế còn là vùng cư trú đa dân tộc, vùng tôn giáo và hoạt động tôn giáo. Như Đồng Nai, là một tỉnh cơ cấu ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhưng dân cư nông thôn vẫn chiếm trên 60%, dân cư hoạt động tôn giáo cũng chiếm trên 60%, điều này chi phối khá quan trọng đến sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với chính quyền tỉnh Đồng Nai.

Sự khác biệt mang tính đặc thù của địa phương, so sánh địa phương này với địa phương khác tùy thuộc vào vị trí chiến lược của địa phương trong sự phát triển chung của cả nước, vào những lợi thế so sánh của địa phương này so với địa phương khác, vào quy mô diện tích và dân số. Trình độ phát triển kinh tế và văn hóa giữa các tỉnh cũng rất khác nhau. Cần phải tính đến những khác biệt này để có quan điểm đúng đắn, hợp lý trong đầu tư phát triển, trong chiến lược phát triển chung của cả nước với phát triển vùng, miền, khu vực và phát triển của từng địa phương.

Từ đó cho thấy các vấn đề đặt ra trong phát triển địa phương là rất đa dạng, khác biệt, có cả sự chênh lệch vượt trội. Các địa phương ở nước ta còn có nhiều sự khác biệt nữa cần được nhận biết về đặc điểm tư nhiên kinh tế-xã hội, về truyền thống lịch sử, văn hóa, đặc diểm tâm lý, tính cách, phong tục tập quán, lối sống… tạo nên những nét đặc trưng và đặc thù độc đáo để phân biệt địa phương này với địa phương khác.

Rõ nhất là nét tâm lý cộng đồng và tính cách con người của từng địa phương, trong đó mặt tích cực thường xen lẫn cả yếu tố tiêu cực. Do đó, xét một cách phổ biến, địa

phương nào cũng có những yếu tố tiềm năng để phát triển đồng thời cũng không có ít những vấn đề của riêng mình như những lực cản kìm hãm, níu kéo sự phát triển cần phải vượt qua. Các nhà lãnh đạo và cấp quản lý của địa phương (tỉnh, thành), nhất là các cán bộ của chốt cần phải tự ý thức rõ điều đó để tập trung vào những vấn đề căn bản, sâu xa và lâu dài cho sự phát triển của địa phương mình cùng với sự phát triển của cả nước.

Tỉnh Đồng Nai với vị trí địa lý quan trọng, có địa giới chung cùng nhiều địa phương khác trong khu vực, với hệ thống giao thông thuận lợi lại được thiên nhiên ưu đãi tặng cho khí hậu ôn hòa, đa hệ sinh thái, giàu sản vật, Đồng Nai từ lâu đã trở thành nhịp cầu giao lưu kinh tế-văn hóa giữa các vùng cư dân ở phía Nam. Dân cư ở Đồng Nai được hình thành từ sự hợp cư của nhiều nguồn cư dân, dung hợp nhiều dòng văn hóa, hay nói cách khác xã hội ở Đồng Nai là cộng đồng đa dân tộc, đa tôn giáo. Có thể nói chính các yếu tố đó làm cho địa phương có đội ngũ công nhân công nghiệp và lực lượng lao động có tay nghề đông đảo.

Như vậy, do lịch sử hình thành các cộng đồng dân cư và điều kiện kinh tế-xã hội ở địa phương, xã hội Đồng Nai được tổ chức theo truyền thống người Việt nhưng không rập khuôn, không xa cội quên nguồn mà mang đậm phong cách rộng mở, có khả năng thích nghi cao, dễ tiếp thu nhân tố mới, nhạy bén với khoa học kỹ thuật, năng động trong cách nghĩ cách làm, không gò bó trong những khuôn khổ chật hẹp. Đồng Nai là một trong những vùng đất có truyền thống lâu nhất của miền Đông khi cư dân Việt tới làm ăn sinh sống. Ít nhất, người Việt, người Hoa đã sinh sống ở Đồng Nai từ thế kỷ XVII. Người địa phương đã có nhiều chục năm sống ngoài vòng kiểm soát của chế độ phong kiến trước khi Nguyễn Hữu Cảnh đặt bộ máy hành chính ở đây. Điều này cùng với đặc điểm tự nhiên thuận lợi đã hình thành ở người Đồng Nai cách sống phóng khoáng, rộng mở, tự chủ, và hệ quả là việc hình thành các làng ấp, thôn xóm ở Đồng Nai không theo một khuôn mẫu nhất định.

Người dân Đồng Nai giàu truyền thống yêu nước; kiên cường bất khuất trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và cần cù, chịu khó, sáng tạo trong lao động và xây dựng phát triển đất nước.

Đồng Nai là một tỉnh nằm ở trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam-khu vực kinh tế năng động nhất cả nước và ngay ở cửa ngõ phía Đông của Thành phố Hồ Chí

Minh, và cũng là tỉnh có vị trí xung yếu về an ninh quốc phòng cho cả vùng Đông Nam Bộ, Đồng Nai như một “bản lề chiến lược” về kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh-quốc phòng gắn kết Nam Trung Bộ, Tây Nguyên với toàn vùng Đông Nam Bộ và các tỉnh, thành phố khác ở phía Nam.Và chính ở vị trí quan trọng này nên Đồng Nai rất nhạy cảm với tình hình thế giới. Đặc điểm đó vừa là thuận lợi vừa là khó khăn cho việc lãnh đạo và quản lý xã hội của chính quyền địa phương.

Nhìn tổng thể quá trình phát triển sau những năm đổi mới đến nay, Đồng Nai là một tỉnh có nền kinh tế phát triển nhanh, đã đi từ sản xuất lương thực không đủ ăn đến tự đảm bảo nhu cầu lương thực trong tỉnh và có nông sản xuất khẩu, cơ cấu kinh tế đã chuyển đổi mạnh mẽ từ nông-công nghiệp sang cơ cấu công-nông nghiệp-dịch vụ rồi công nghiệp- dịch vụ-nông nghiệp với tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ ngày càng cao; luôn giữ mức tăng trưởng xứng đáng là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm. Hiện nay, Đồng Nai có một ngành công nghiệp với quy mô, năng lực sản xuất đứng thứ ba cả nước với ngành nghề đa dạng phong phú, tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu và phân bổ các cơ sở công nghiệp đồng bộ hơn, hợp lý hơn dưới hình thức các khu công nghiệp và cụm công nghiệp, có đội ngũ công nhân, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý dày dạn kinh nghiệm, đây sẽ là một lợi thế để Đồng Nai bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nông nghiệp cũng có những bước đột phá với năng suất và giá trị sản xuất năm sau cao hơn năm trước và sự chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành tích cực theo hướng tăng tỉ trọng chăn nuôi. Lĩnh vực thương mại-dịch vụ cũng đạt được kết quả đáng kể hướng vào đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng sinh hoạt và nhu cầu phát triển của các ngành sản xuất. Hầu hết các ngành kinh tế chủ yếu của tỉnh đều đạt và vượt so với các chỉ tiêu đề ra hàng năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực đã tạo cho Đồng Nai một sự phát triển mới về chất, thúc đẩy quá trình tích lũy đầu tư phát triển kinh tế, tăng mức tiêu dùng của xã hội, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Thu ngân sách hành năm đều đạt dự toán Trung ương giao và đạt chỉ tiêu đề ra, nhiều năm liên tụ có kết dư, qua đó tạo tiền đề tăng chi ngân sách cho đầu tư phát triển. Trong những năm gần đây, Đồng Nai luôn là một trong những địa phương thường xuyên có đóng góp nhiều nhất cho ngân sách Trung ương hàng năm.

Những kết quả tích cực đạt được về mặt kinh tế đã tạo cho Đồng Nai những chuyển biến tích cực về mặt chính trị-xã hội: trật tự an ninh xã hội được bảo đảm, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, qua đó lòng tin của nhân dân vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước được củng cố…

Chương 2

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với tổ chức và hoạt động của docx (Trang 33 - 38)