- Về hoạt động kiểm tra.
2.2.1. Sự cần thiết phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với HĐND và Uỷ ban nhân dân tỉnh
ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.2.1. Sự cần thiết phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với HĐND và Uỷ ban nhân dân tỉnh ban nhân dân tỉnh
- Do nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Đồng Nai, rất nhiều nhiệm vụ đặt ra đối với HĐND và UBND. Để chính quyền hoạt động có hiệu quả đòi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh ủy toàn diện trên mọi lĩnh vực để phát triển bền vững trong thời kỳ mới hiện nay.
Thực tế đã chứng minh rằng, nơi nào cấp ủy đảng trong sạch, vững mạnh, quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền địa phương thì nơi đó đạt hiệu quả cao trong hoạt động, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, quyền dân chủ của người dân được phát huy. Mối quan hệ giữa cấp ủy đảng với HĐND, UBND được thể hiện trên ba nội dung chủ yếu là: chỉ đạo việc chấp hành chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng trên địa bàn địa phương và thông qua định hướng phát triển của địa phương; thông qua công tác tổ chức cán bộ; thông qua việc kiểm tra, giám sát của cấp ủy đảng. Sự lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với HĐND, UBND là bảo đảm cao nhất cho quyền dân chủ của nhân dân, cho sự tồn tại và hoạt động có hiệu quả của cơ quan nhà nước ở địa phương. Vì vậy, bảo đảm tốt sự lãnh đạo của cấp ủy đảng đảng đối với HĐND, UBND là một điều kiện quyết định để tăng cường xây dựng chính quyền địa phương, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước. Một trong những công cụ chủ yếu để cấp ủy đảng lãnh đạo chính quyền địa phương là thông qua nghị quyết, chủ trương, định hướng của cấp ủy đảng. Những văn bản của HĐND, UBND một mặt phải đúng pháp luật nhưng mặt khác phải thể hiện được chủ trương, định hướng, nghị quyết của Đảng.
cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng đồng thời phát huy được vai trò, chức năng của HĐND, UBND cần phải thực hiện những yêu cầu sau:
Một là, xây dựng cơ chế ban hành văn bản của cấp ủy đảng và HĐND, UBND. Nội dung quy chế cần xác định rõ những vấn đề nào thì cần cấp ủy ra nghị quyết, những vấn đề nào thuộc HĐND, những vấn đề nào thuộc thẩm quyền của UBND; quy định thời hạn HĐND, UBND ra văn bản sau khi cấp ủy có nghị quyết.
Hai là, nâng cao chất lượng sinh hoạt của cấp ủy đảng, chất lượng các kỳ họp HĐND, UBND. Sinh hoạt của cấp ủy đảng cần chú trọng đến quan điểm chính trị trong các lĩnh vực mà tổ chức đảng có trách nhiệm lãnh đạo; các kỳ họp của HĐND, UBND cần thể hiện được tính chiến đấu trong việc triển khai nghị quyết của cấp ủy đảng, phải đóng vai trò là “cầu nối” để đưa nghị quyết, chủ trương của cấp ủy vào cuộc sống.
Ba là, cấp ủy đảng và đảng viên phải tôn trọng pháp luật và cơ quan nhà nước. Đảng bắt buộc tất cả các tố chức, các cán bộ, đảng viên của Đảng phải tôn trọng quyền lực của HĐND, UBND, nghiêm chỉnh chấp hành văn bản pháp quy của HĐND, UBND, coi đó là kỷ luật của Đảng.
Bốn là, để thực hiện tốt và tăng cường mối quan hệ giữa cấp ủy đảng với HĐND, UBND, cần kiện toàn đảng đoàn, ban cán sự, có chế độ sinh hoạt định kỳ với nội dung được xác định, mà không lẫn lộn hoặc kết hợp làm một với sinh hoạt của lãnh đạo chính quyền. Bên cạnh việc kiện toàn tổ chức, bộ máy của chính quyền địa phương, cũng cần chú trọng, kiện toàn, củng cố cấp ủy đảng và bộ máy tham mưu của Đảng. Bộ máy tham mưu cho cấp ủy đảng dù ở cấp nào cũng cần phải tinh gọn, làm đúng chức năng tham mưu của Đảng, đủ năng lực để giúp cấp ủy thẩm tra, kiểm tra việc quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng trong hoạt động của HĐND, UBND và giúp cấp ủy quản lý cán bộ chủ chốt. Đồng thời cũng cần tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa bộ máy tham mưu của Đảng với bộ máy giúp việc của HĐND, UBND. Có thực hiện được như vậy thì cấp ủy đảng mới thực hiện được sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác kiện toàn tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương. Nâng cao năng lực tổ chức của Đảng trước hết chính là nâng cao năng lực của cấp ủy và bộ máy tham mưu trong việc xây dựng, kiện toàn, sử dụng chính quyền địa phương như là một công cụ sắc bén nhất để tổ chức thực hiện đường lối,
chủ trương của cấp ủy. Vai trò và hiệu lực quản lý của HĐND, UBND được nâng cao là dấu hiệu quan trọng nhất nói lên trình độ và năng lực tổ chức của cấp ủy đảng địa phương. Hiệu lực của chính quyền địa phương do cán bộ quyết định. Cấp ủy đảng lãnh đạo về công tác cán bộ thì trước hết phải có sự thống nhất nhận thức về tiêu chuẩn, cơ cấu cấp ủy. Và xuất phát từ chức năng lãnh đạo chính trị của Đảng, cán bộ cấp ủy, trước hết là ở cấp tỉnh, thành phải là những nhà chính trị, được rèn luyện thử thách vững vàng về chính trị, đứng vững trên lập trường chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và biết vận dụng vào thực tiễn địa phương để xem xét, phân tích, xử lý các vấn đề đặt ra. Đây là vấn đề không mới trong khoa học tổ chức.Để tăng cường mối quan hệ giữa cấp ủy với HĐND, UBND, đồng thời đảm bảo HĐND là cơ quan quyền lực thực sự, đại diện cho nhân dân ở địa phương thì bí thư hoặc phó bí thư cấp ủy nên kiêm chức vụ Chủ tịch HĐND cùng cấp. Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) đã đưa ra việc thực hiện thí điểm đề án nhất thể hóa một số tổ chức và chức danh lãnh đạo Đảng, chính quyền ở các cấp chính quyền địa phương, trong đó có cấp tỉnh. Đó là việc thí điểm hợp nhất một số tổ chức như: để một cơ quan làm công tác thanh tra và kiểm tra, một cơ quan tham mưu về công tác cán bộ cho cấp ủy và chính quyền ở cấp tỉnh và huyện. Thí điểm thực hiện chủ trương bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND ở một số tỉnh, thành phố và huyện, quận, thị xã cùng với việc tiếp tục thực hiện mô hình bí thư đồng thời là chủ tịch UBND ở cấp xã và cấp không tổ chức HĐND.
Năm là, cấp ủy đảng và HĐND, UBND thiết lập mối quan hệ thông qua việc kiểm tra của Đảng. Cấp ủy đảng dựa vào đảng đoàn, ban cán sự đảng và các đoàn thể quần chúng để kiểm tra hoạt động của HĐND, UBND trong việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng nói chung, nghị quyết của cấp ủy và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân địa phương nói riêng.
- Qúa trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là đòi hỏi chung đối với mọi cấp chính quyền, trong đó có tỉnh Đồng Nai. Sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nguyên tắc chủ đạo, căn bản nhằm giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng nhằm đảm bảo cho chính quyền thực sự là của dân, tăng tính chủ động, hiệu quả của chính quyền,
phát huy dân chủ, khắc phục tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước. Tất cả mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân làm việc trong bộ máy của Đảng và Nhà nước đều phải triệt để tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước.
- Trong thời điểm hội nhập kinh tế quốc tế, Đồng Nai là tỉnh nằm ở cửa ngõ vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cần đổi mới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với chính quyền nhằm giúp Đồng Nai vươn lên hội nhập thành công, tranh thủ cơ hội, vượt qua thách thức phát triển nhanh và bền vững, phấn đấu đến 2020 Đồng Nai cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp.
Trên thực tế, sau 2 năm Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã tạo điều kiện thuận lợi cho Đồng Nai mở rộng thị trường xuất khẩu, nhiều mặt hàng xuất khẩu của tỉnh đã thâm nhập vào thị trường lớn như Châu Âu (chiếm khoảng 75%), Châu Mỹ (khoảng 20%), còn lại là Châu Á và Châu Phi. Cùng với quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế của nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới, được sự chấp thuận của Chính phủ, Đồng Nai đã thiết lập mối quan hệ hợp tác song phương với một số tỉnh, thành trong khu vực và một số nước trên thế giới, dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng, đôi bên cùng có lợi. Thời gian qua, tỉnh Đồng Nai đã thiết lập quan hệ với vùng Rhône-Alpes (Pháp), tỉnh Kyongsangnam-Do (Hàn Quốc), tỉnh Ternopol (Ucraina), tỉnh Giang Tô (Trung Quốc), tỉnh Chonburi (Thái Lan) và quan hệ hợp tác giữa thành phố Biên Hòa với Thành phố Kim Hae (tỉnh Kyongsangnam-Do-Hàn Quốc), thành phố Tương Đàm (tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc). Nội dung quan hệ chủ yếu trên các lĩnh vực; kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục đào tạo, khoa học kỹ thuật và bảo vệ môi trường,…
- Đổi mới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với HĐND và UBND tỉnh nhằm khắc phục những yếu kém trong lãnh đạo tại địa phương. Đồng Nai vẫn là một trong những tỉnh có những vấn đề nổi cộm trong thời gian vừa qua liên quan đến một phần trách nhiệm trong lãnh đạo của cấp ủy Đảng còn thiếu quan tâm sâu sát nên để xảy ra những vi phạm trong lĩnh vực quản lý nhà nước.