Hoàn thiện quy chế về mối quan hệ giữa cơ quan Đảng với HĐND và Uỷ ban nhân dân tỉnh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với tổ chức và hoạt động của docx (Trang 72 - 77)

- Về hoạt động kiểm tra.

2.2.3.4. Hoàn thiện quy chế về mối quan hệ giữa cơ quan Đảng với HĐND và Uỷ ban nhân dân tỉnh

Kiểm tra việc tổ chức thực hiện nghị quyết đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh thông qua báo cáo của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh trong các lần họp ban thường vụ tỉnh uỷ, Tỉnh ủy và qua các báo cáo định kỳ của Uỷ ban nhân dân tỉnh, nhưng chủ yếu là việc tỉnh uỷ sử dụng các cơ quan nhà nước, các tổ chức đảng và các đoàn thể để xem xét kết quả, hiệu quả các nghị quyết của mình. Mặt khác, tỉnh uỷ còn thông qua các cuộc họp định kỳ, họp đột xuất để kiểm điểm toàn diện tình hình kinh tế - xã hội và các lĩnh vực chuyên môn. Qua đó, tỉnh uỷ kịp thời uốn nắn, sửa chữa, chỉ đạo tiếp tục trong thời gian tới.

Kiểm tra, giám sát về ý thức chính trị, tổ chức kỷ luật và đạo đức, lối sống của cán bộ lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh.

Tỉnh ủy chú ý kiểm tra, giám sát người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước về ý thức chính trị, năng lực lãnh đạo, quản lý, về phẩm chất đạo đức, lối sống, về phong cách trong thực hiện nhiệm vụ. Trong nhiều nội dung kiểm tra về ý thức tổ chức kỷ luật, cần chú ý kiểm tra để ngăn tình trạng lợi ích cục bộ địa phương, vì lợi ích của cơ quan nhà nước mà có những quyết định trái với chủ trương chung hoặc không thi hành chủ trương chung. Đối với các nội dung về đạo đức, lối sống thì cần phải được kiểm tra, giám sát thường xuyên, nhất là đối với các hiện tượng giàu lên đột ngột, gián tiếp kinh doanh, quan hệ "gắn bó" với các doanh nhân... Đồng thời, có quy định về trách nhiệm của đảng viên là thủ trưởng cơ quan nhà nước trực tiếp tổ chức công tác giáo dục đạo đức và phẩm chất chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan nhà nước nhằm nâng cao lòng yêu nước, yêu chế độ, niềm tự hào dân tộc và tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân.

2.2.3.4. Hoàn thiện quy chế về mối quan hệ giữa cơ quan Đảng với HĐND và Uỷ ban nhân dân tỉnh ban nhân dân tỉnh

- Tổ chức thi hành nghiêm quy chế của tỉnh uỷ; tiếp tục hoàn thiện cơ chế tỉnh uỷ lãnh đạo HĐND và UBND.

Do đặc điểm mối quan hệ giữa cấp ủy đảng và chính quyền cấp tỉnh thông qua nhiều kênh, nên muốn đảm bảo được sự lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền phải xây dựng và hoàn thiện các quy chế của các mối quan hệ công tác. Cần xây dựng quy chế quan hệ làm việc giữa Tỉnh ủy, ban thường vụ Tỉnh ủy với đảng đoàn HDND và ban cán sự UBND tỉnh, giữa thường trực Tỉnh ủy và thường trực HĐND, UBND tỉnh.

Thực tế cho thấy, ở những địa phương có các vụ việc bê bối xảy ra thường là do vi phạm các quy định, quy chế đã được xác lập. Nổi lên rõ nhất và nhiều nhất là vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, vi phạm hoặc làm hình thức hóa các cuộc sinh hoạt nội bộ của tỉnh uỷ. Để tránh được những hậu quả xấu, tỉnh uỷ cần phải thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung quy chế đã được tỉnh uỷ thông qua, trong đó nên coi trọng chế độ làm việc định kỳ giữa tập thể ban thường vụ tỉnh uỷ với ban cán sự đảng Uỷ ban nhân dân tỉnh, ban cán sự đảng các cơ quan tư pháp, đảng đoàn HĐND, ban dân vận và đảng đoàn các đoàn thể...

Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ VIII nêu rõ:

Các cấp ủy tiến hành rà soát, bổ sung quy chế và làm việc theo quy chế. Trong sinh hoạt Đảng, phải mở rộng dân chủ, khuyến khích thảo luận thẳng thắn, tôn trọng và tập hợp những ý kiến đúng đắn trước khi quyết nghị. Các cấp ủy, tổ chức đảng chỉ ra nghị quyết những vấn đề cần thiết, nội dung nghị quyết phải rõ ràng, cụ thể những vấn đề cần thiết, nội dung nghị quyết phải rõ ràng, cụ thể những vấn đề cần tập trung lãnh đạo, thực hiện ở từng ngành, từng cấp. Công khai hóa các nghị quyết, chương trình hành động của cấp ủy, tổ chức đảng (không thuộc bí mật của Đảng và Nhà nước) có liên quan đến phát triển kinh tế- xã hội, nghĩa vụ và quyền lợi của nhân dân, nhất là ở cơ sở, để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Phân công cụ thể trách nhiệm tập thể, cá nhân trong việc thực hiện các nghị quyết. Cán bộ, đảng viên phải lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể hóa nghị quyết của Đảng vào lĩnh vực mình phụ trách; giảm bớt các cuộc họp, hội thảo không cần thiết. Người không làm, hoặc làm không đầy đủ, hoặc làm trái phải phê bình, xử lý kỷ luật nghiêm túc. Tổng kết việc thực hiện nghị quyết của Đảng trước khi quyết định những chủ trương, nhiệm vụ mới [9, tr.98-99].

“trái tai” thì sẽ là một kênh thông tin quan trọng đề tỉnh uỷ, ban thường vụ tỉnh uỷ có những chủ trương đúng hoặc kịp thời điều chỉnh những bất hợp lý thuộc chủ trương của mình và phản ánh đến các cơ quan có thẩm quyền Trung ương.

Dựa trên những quan điểm đổi mới từ Đại hội X của Đảng, những nội dung của Nghị quyết Hội nghị Trung ương năm (Khóa X) và soát lại quy chế hiện hành, tỉnh uỷ cần điều chỉnh, bổ sung quy chế làm việc của Tỉnh ủy; xây dựng các quy định mới một cách chi tiết. Các văn bản mới bảo đảm ghi nhận đầy đủ những vấn đề, những công việc, những dự án,… mà tổ chức đảng cơ quan nhà nước (đảng đoàn HĐND, ban cán sự đảng UBND) hoặc cá nhân người đứng đầu các cơ quan nhà nước này phải báo cáo với tỉnh uỷ; loại vấn đề báo cáo với ban thường vụ tỉnh uỷ và loại vấn đề báo cáo với thường trực tỉnh uỷ. Ngoài những vấn đề đã nêu, tổ chức đảng hoặc cá nhân người đứng đầu cơ quan nhà nước tự quyết định và tự chịu trách nhiệm cấp uỷ cùng cấp.

Trong những quy chế cần thiết lập, phải đặc biệt chú ý quy chế làm việc của thường trực tỉnh uỷ, giữa kiểm tra cấp uỷ với thanh tra chính quyền, giữa các ban tham mưu của cấp uỷ với các cơ quan nhà nước tương ứng, giữa văn phòng cấp uỷ với Văn phòng HĐND và Uỷ ban nhân dân. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Nai khóa VII chỉ đạo :

Từng cấp ủy phải xây dựng quy chế và làm việc theo quy chế, xác định rõ phương thức lãnh đạo giữa cấp ủy đảng với chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, phân định rõ chức năng Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và lề lối làm việc của các Ban cán sự Đảng, Đảng đoàn thực sự là cơ quan tham mưu của cấp ủy trong việc tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, các nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy có liên quan đến trách nhiệm của ngành, đơn vị [8, tr.130].

Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần VIII tiếp tục nhấn mạnh:

Hoàn thiện các quy chế về mối quan hệ làm việc giữa các cơ quan Đảng với cơ quan nhà nước theo hướng: Cấp ủy lãnh đạo các cơ quan nhà nước bằng các nghị quyết, quyết định, các nguyên tắc giải quyết các vấn đề quan trọng của

địa phương; lãnh đạo các cơ quan nhà nước cụ thế hóa nghị quyết của cấp ủy thành kế hoạch, chương trình để tổ chức thực hiện; lãnh đạo xây dựng các cơ quan nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả cao; kết hợp chặt chẽ lãnh đạo bằng tổ chức với lãnh đạo thông qua cá nhân là đảng viên theo nguyên tắc tập trung dân chủ và đề cao vai trò trách nhiệm của đảng viên là thủ trưởng [9, tr.99-100].

- Tổ chức làm việc định kỳ giữa những người lãnh đạo tổ chức đảng cơ quan nhà nước với lãnh đạo tổ chức đảng cơ quan đoàn thể.

Định kỳ 6 tháng một lần, ban thường vụ tỉnh uỷ hoặc thường trực tỉnh uỷ chủ trì buổi làm việc giữa lãnh đạo tổ chức đảng cơ quan nhà nước (đảng đoàn HĐND, ban cán sự đảng Uỷ ban nhân dân, ban cán sự đảng Tòa án nhân dân và ban cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân) với tổ chức đảng cơ quan đoàn thể (đảng đoàn các đoàn thể chính trị - xã hội và Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh) để thảo luận về mối quan hệ giữa chính quyền với dân chúng. Tại đây, lãnh đạo tổ chức đảng các đoàn thể sẽ phản ánh về những bức xúc của các tầng lớp nhân dân, các “điểm nóng”, các kiến nghị và những góp ý của nhân dân về xây dựng chính quyền. Sau mỗi buổi làm việc, ban thường vụ cần có thông báo kết luận, xác định trách nhiệm cơ quan giải quyết và sự phối hợp giữa các tổ chức đảng trong các cơ quan ấy.

- Chọn lựa vấn đề để ra nghị quyết và cải tiến việc ban hành văn bản.

Đến nay, trên thực tế vẫn còn hiện tượng có tính phổ biến “sao chép văn bản của cấp trên”. Dấu hiệu này có nhiều nguyên nhân, nhưng việc ban hành quá nhiều văn bản trong khi năng lực cán bộ, công chức có hạn là nguyên nhân chính. Những năm gần đây, mặc dù các tỉnh uỷ đã xây dựng chương trình hoạt động toàn khoá xác định các công việc giao cho chính quyền chuẩn bị, nhưng khối lượng công việc còn quá nhiều. Tinh thần cải tiến là giảm hẳn việc ban hành nghị quyết, thay vào đó bằng việc ra các kết luận để xác định quan điểm, những vấn đề phải làm. Ngoài việc phải cụ thể hoá các văn bản chỉ đạo của Trung ương, các tỉnh uỷ chỉ chọn một vài vấn đề có ảnh hưởng lớn đến địa phương để xây dựng nghị quyết. Những vấn đề đã rõ, đã có nghị quyết, hoặc những công việc thường lệ thì chỉ cần sơ kết, tổng kết, chỉ đạo tiếp, không phải ra văn bản nữa. Tỉnh ủy Đồng Nai nêu rõ:

Cấp ủy và tổ chức đảng chỉ ra nghị quyết những vấn đề thấy thật cần thiết. Nghị quyết phải ngắn gọn, rõ ràng, sát với tình hình của địa phương. Khắc phục ngay việc ra nghị quyết có những nội dung chung chung, mô phỏng nghị quyết của cấp trên. Cấp dưới không được ra nghị quyết trái với nghị quyết cấp trên và pháp luật nhà nước [8, tr.130].

Điểm cần phải được tôn trọng là tính kỹ thuật và khoa học của văn bản, trong đó cần đặc biệt chú ý tính khoa học của nghị quyết. Các phương hướng, nhiệm vụ đề ra trong văn bản cần hết sức chính xác và thực thi được. Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khoá VII đã chỉ rõ: "Nghị quyết cần có nội dung thiết thực, có cơ sở khoa học, có khả năng thực thi và quy định rõ thời gian thực hiện. Các quan điểm phải được thể hiện ra ở các chủ trương, giải pháp cụ thể" [14, tr.54].

Để nâng cao tính khả thi của nghị quyết, cần chú ý chọn cơ quan hoặc thành lập bộ phận chuẩn bị nghị quyết gồm những cán bộ có kiến thức chuyên môn, am hiểu sâu lĩnh vực cần ban hành. Hết sức tránh việc giao cho cơ quan hoặc tiểu ban biên tập mà chỉ có một người viết. Thực hiện đúng quy trình ban hành nghị quyết từ khâu chọn vấn đề, khảo sát, biên tập, tổ chức lấy ý kiến, tu chỉnh, trình tập thể ban thường vụ tỉnh uỷ và trình cuộc họp tỉnh uỷ. Trong tất cả các khâu không được làm hình thức, đại khái. Tỉnh ủy mà trực tiếp là thường trực Tỉnh ủy cần chú ý hơn nữa việc nâng cao chất lượng cán bộ nghiên cứu của văn phòng tỉnh uỷ. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu này được xem là bộ phận thẩm định cuối cùng trước khi nghị quyết ban hành. Họ không chỉ xem xét nghị quyết về mặt thể thức, hình thức, mà còn xét duyệt về mặt nội dung. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng cán bộ nghiên cứu văn phòng tỉnh uỷ sẽ trực tiếp nâng cao chất lượng nghị quyết. Đội ngũ cán bộ này phải được đào tạo chuyên sâu ở bậc cao các kiến thức về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ văn phòng cấp uỷ, ngoại ngữ và năng lực thực tiễn.

- Cải tiến lối làm việc.

Lối làm việc là một trong những nội dung của phương thức lãnh đạo. Đôi khi, nội dung lãnh đạo đúng nhưng lề lối làm việc thiếu khoa học cũng làm hạn chế hiệu quả lãnh đạo. Đổi mới lối làm việc nói chung, lối làm việc giữa cấp uỷ với cơ quan nhà nước nói riêng, các tỉnh uỷ cần tập trung vào vấn đề giảm bớt các cuộc họp nhưng tăng cường sơ

kết, tổng kết và đi cơ sở.

Là cơ quan lãnh đạo và cơ chế quyết định tập thể, hoạt động của tỉnh uỷ và ban thường vụ tỉnh uỷ chủ yếu thông qua các cuộc họp. Ngoài các cuộc họp sơ kết, tổng kết, triển khai các văn bản chỉ đạo của Trung ương, các cuộc họp định kỳ hàng tháng đối với ban thường vụ tỉnh uỷ và ba tháng đối với tỉnh uỷ không phải là nhiều. Tuy nhiên, những người chủ trì cấp uỷ phải dự quá nhiều cuộc họp và nhiều cuộc họp chỉ bàn cùng một nội dung. Ngược lại, rất nhiều nghị quyết, chỉ thị của Trung ương được tỉnh uỷ cụ thể hóa thành các chương trình hành động hoặc các chủ trương, chính sách của địa phương nhưng chưa được sơ kết, tổng kết đúng nghĩa của nó.

Để khắc phục những hiện tượng trên, tỉnh uỷ mà chủ yếu là ban thường vụ và thường trực tỉnh uỷ cần lịch trình hóa các cuộc họp trong năm, xác định những cuộc họp phải tham dự (đại hội ngành, tổng kết năm những đơn vị trọng yếu, tổng kết 5 năm trở lên với các đơn vị khác), ghi nhận các cuộc họp uỷ nhiệm cho các uỷ viên ban thường vụ tỉnh uỷ hoặc tỉnh uỷ viên dự.

Trên cơ sở lịch trình các cuộc họp hợp lý, thường trực tỉnh uỷ dành thời gian khảo sát cơ sở và chỉ đạo tổng kết những chủ trương quan trọng còn vướng mắc trong thực tiễn và những vấn đề mới phát sinh có thể ảnh hưởng đến toàn cục. Việc chỉ đạo sơ kết, tổng kết cần quán triệt tinh thần "thà ít mà tốt" và "làm đến đầu đến đũa". Để việc sơ kết, tổng kết đạt được yêu cầu về chất lượng, tỉnh uỷ cần hình thành các nhóm chuyên gia, thực hiện các bước chặt chẽ, khoa học và sử dụng các tổ chức phản biện độc lập khi thấy cần thiết. Có thể có ý kiến cho rằng, thường trực Tỉnh ủy, ban thường vụ Tỉnh ủy không có đủ thời gian dành cho công việc ấy vì bận nhiều công việc lớn, “đột xuất”. Nhưng, sẽ có lỗi lớn hơn đối với xã hội khi đảng bộ không có những chủ trương, quyết sách để lại dấu ấn lớn cho đời.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với tổ chức và hoạt động của docx (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)