Quan điểm chỉ đạo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với tổ chức và hoạt động của docx (Trang 61 - 68)

- Về hoạt động kiểm tra.

2.2.2.Quan điểm chỉ đạo

Đảng ta ý thức sâu sắc rằng, để thực hiện được định hướng xã hội chủ nghĩa thì phải có một Nhà nước pháp quyền mạnh, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản trên nền tảng lý

luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tính khách quan đó còn xuất phát từ đặc điểm của thời đại với xu thế toàn cầu hóa. Nhu cầu hội nhập và hợp tác kinh tế quốc tế đòi hỏi phải đẩy mạnh cải cách nhà nước, cải cách pháp luật, đảm bảo cho Nhà nước không ngừng vững mạnh có hiệu lực và hiệu quả. Tuy vậy, phương hướng và phương án nào để đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước mà cụ thể ở đây là cấp tỉnh là vấn cần được đề cân nhắc, lựa chọn, nhưng phải lựa chọn.

Do vậy, việc đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trên bình diện chung là:

Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng đường lối, quan điểm, các nghị quyết; lãnh đạo thể chế hoá cụ thể hoá thành Hiến pháp, pháp luật, kế hoạch, các chương trình công tác lớn của Nhà nước; bố trí đúng cán bộ và thường xuyên kiểm tra việc tổ chức thực hiện. Đảng lãnh đạo nhưng không bao biện, làm thay Nhà nước; trái lại, phát huy mạnh mẽ vai trò chủ động, sáng tạo của Nhà nước trong quản lý đất nước và xã hội [18, tr.137-138].

Tư tưởng của định hướng ấy là: "Đảng lãnh đạo, Đảng cầm quyền thì Đảng phải hoá thân vào hệ thống chính trị và xã hội để mạnh cả thế và lực" [29]. Nhưng cần phải hiểu “hoá thân” là thông qua, thẩm thấu vào cơ quan nhà nước bằng các nội dung và phương thức đã nêu, chứ không phải đồng nhất Đảng với Nhà nuớc, Đảng trở thành Nhà nước.

Tinh thần cơ bản của việc đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước nói chung, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước nói riêng làm thế nào để: “Đảng thật sự là lực lượng lãnh đạo ở tầm chiến lược, bao quát toàn diện nhưng không rơi vào bao biện, làm thay Nhà nước, phải làm cho Nhà nước mạnh lên, quản lý có hiệu lực, hiệu quả, đồng thời Mặt trận Tổ quốc cùng các đoàn thể nhân dân thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội” [30]. Mặt khác, cần: “Đề phòng và khắc phục khuynh hướng tổ chức đảng buông lỏng sự lãnh đạo hoặc bao biện làm thay cũng như khuynh hướng các cơ quan nhà nước thụ động, né tránh trách nhiệm, việc gì cũng xin ý kiến cấp uỷ đảng” như Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã phát biểu tại phiên khai mạc Quốc hội khóa XII.

Ở cấp độ địa phương, đổi mới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với HĐND và UBND cần quán triệt những quan điểm sau:

Thứ nhất, đổi mới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với HĐND và UBND nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả đường lối chung của Đảng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, trong đó có Nhà nước nói chung, đổi mới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với HĐND, UBND tỉnh nói riêng là một sự nghiệp lớn, vấn đề “cốt tử” của sự nghiệp đổi mới. Do vậy, việc tiến hành đổi mới phải nắm vững quan điểm của Đảng. Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) của Đảng xác định rõ quan điểm sau:

- Đổi mới phải được đặt trong tổng thể nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng, tiến hành đồng bộ với đổi mới các mặt của công tác xây dựng Đảng, với đổi mới tổ chức và hoạt động của cả hệ thống chính trị, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đồng bộ với đổi mới kinh tế, xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thích ứng với những đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

- Đổi mới phải trên cơ sở kiên định các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng và trong xã hội, đẩy mạnh phân cấp, tăng cường chế độ trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu.

- Đổi mới là công việc hệ trọng, đòi hỏi phải chủ động, tích cực, có quyết tâm chính trị cao, đồng thời cần thận trọng, có bước đi vững chắc, vừa làm vừa tổng kết, rút kinh nghiệm.

- Đổi mới ở mỗi cấp, mỗi ngành vừa phải quán triệt các nguyên tắc chung, vừa phải phù hợp với đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ lãnh đạo của từng cấp, từng ngành [20, tr.113-114].

Như vậy, trong tiến trình đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước pháp quyền XHCN, đổi mới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với HĐND và UBND là yêu cầu bức thiết, là vấn đề có ý nghĩa sống còn. Song, đó hoàn toàn không phải là sự thay đổi mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội mà là làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả hơn bằng những quan niệm đúng đắn và những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.

không kiên định lập trường, xa rời những vấn đề có tính nguyên tắc sẽ dẫn đến những đổ vỡ không gì cứu vãn được; mặt khác, nếu tự bằng lòng với những nguyên lý, lý luân sẵn có, xơ cứng giáo điều, không đi sâu tìm tòi, tổng kết thực tiễn để kịp thời điều chỉnh thì sẽ không tận dụng được thời cơ, vượt qua khó khăn thách thức để đưa đất nước tiến lên.

Đây là những quan điểm và nguyên tắc chỉ đạo căn bản cần được tuân thủ và hiện thực hóa nó trong hoạt động thực tế của tỉnh uỷ.

Ngoài những vấn đề chung, ở cấp độ địa phương, tỉnh uỷ cần căn cứ vào những đặc điểm riêng, vừa mang tính nhu cầu, vừa là yếu tố trở ngại khi tiến hành đổi mới sự lãnh đạo của tỉnh uỷ đối với HĐND và UBND tỉnh mà phải nghiên cứu một cách thận trọng. Trong đó, một số điểm cần lưu ý là:

- Tâm lý, tập quán chính trị, mặt bằng nhận thức, nhất là nhận thức chính trị của cán bộ, đảng viên và nhân dân địa phương.

- Điều kiện tự nhiên, khoảng cách địa giới hành chính, kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng kỹ thuật, phương tiện giao thông, thông tin liên lạc.

- Mức độ giao lưu, hợp tác trong lãnh đạo và quản lý của các cơ quan đầu mối cấp tỉnh, cả trong quá khứ và hiện tại.

- Bề dày hình thành đảng bộ, những kinh nghiệm thành công và thiếu sót trong lãnh đạo và quản lý.

Tất cả những điều kiện, đặc điểm nêu trên, vừa là yêu cầu đối với công cuộc đổi mới, vừa là cơ sở xem xét, lựa chọn phương hướng đổi mới và chỉ khi đặt chúng trong mối liên hệ chặt chẽ thì mới có thể tiến hành đổi mới sự lãnh đạo của tỉnh uỷ đối với chính quyền cấp tỉnh một cách đúng đắn và sát hợp.

Thứ hai, đổi mới sự lãnh đạo của Đảng để đảm bảo được vai trò chủ động, tích cực và tính chịu trách nhiệm của chính quyền, khắc phục việc làm thay, bao biện từ phía Đảng.

Trong giai đoạn hiện nay, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng có nghĩa là Đảng làm đúng chức năng lãnh đạo, đồng thời phát huy mạnh mẽ vai trò của cơ quan chính quyền, tổ chức kinh tế và đoàn thể quần chúng. Các cấp ủy đảng không bao biện, làm thay những công việc thuộc chức năng quản lý, điều hành của chính quyền. Sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước là nhằm

làm cho nhà nước thật sự là nhà nước của dân, do dân, vì dân, một nhà nước vững mạnh, có hiệu quả, hoạt động năng động theo đúng chức trách và thẩm quyền do luật định, theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng và gắn bó chặt chẽ với nhân dân.

Đảng lãnh đạo không phải Đảng thay thế nhà nước quản lý, điều hành các công việc của nhà nước hoặc thay thế nhân dân làm chủ nhà nước, mà là để khơi dậy, phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân, giác ngộ và tổ chức nhân dân xây dựng nhà nước của mình, và dùng nhà nước đó để cải tạo xã hội, đưa đất nước bước vào xây dựng CNXH. Đảng và Nhà nước bảo đảm và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, phấn đấu vì lợi ích của nhân dân, theo đúng chức năng và phương thức của mình [69, tr.359-361].

Hiện nay đang có những mưu toan kích động chia rẽ Đảng với Nhà nước, đối lập Đảng, Nhà nước với nhân dân, nhằm thực hiện ý đồ xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng, lật đổ chính quyền, thủ tiêu chế độ XHCN…Không thể tách rời hoặc đối lập Đảng với Nhà nước, cũng không thể đồng nhất Đảng với Nhà nước. Đảng lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo hệ thống chính trị nhưng đồng thời lại là một bộ phận của hệ thống chính trị, một thành viên của Mặt trận Tổ quốc. Đảng lãnh đạo định ra Hiến pháp và pháp luật, đồng thời hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật. Cán bộ, đảng viên của Đảng không đứng trên pháp luật, không hoạt động ngoài pháp luật.

Thứ ba, đổi mới sự lãnh đạo của Đảng để khắc phục sự chồng chéo trong chức năng, nhiệm vụ của bộ máy Đảng và chính quyền, tinh giản hóa, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền.

Cần phân biệt rõ Đảng là cơ quan lãnh đạo chứ không phải là cơ quan quản lý nhà nước, càng không phải là cơ quan nhà nước cao nhất. Tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, khoa học, văn học, nghệ thuật, y tế, giáo dục, quốc phòng, an ninh, đối nội, đối ngoại,…đều do Đảng lãnh đạo, nhưng lãnh đạo theo những cách thức hợp lý. Đảng không cần bận rộn quá nhiều vào những công việc sự vụ, tác nghiệp, thuộc chức năng và thẩm quyền của cơ quan nhà nước hay của các tổ chức kinh tế, kỹ thuật.

nguyên tắc, đường lối đổi mới của Đảng theo đúng Điều lệ Đảng và pháp luật của Nhà nước về tổ chức bộ máy nhà nước.

Thứ năm, phải phù hợp với tính đặc thù của tỉnh Đồng Nai để phát huy thế mạnh của Đồng Nai trong phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, tạo lợi thế cho Đồng Nai phát triển.

2.2.3. Giải pháp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) xác định:

Cấp ủy đảng lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ việc bầu cử HĐND, xây dựng, kiện toàn tổ chức HĐND, UBND; giới thiệu nhân sự để HĐND bầu vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt của các cơ quan nhà nước ở địa phương; mỗi chức danh cấp ủy chỉ giới thiệu một người, đồng thời tôn trọng quyền đề cử, ứng cử của các đại biểu HĐND; chỉ đạo việc thành lập đảng đoàn HĐND, Mặt trận Tổ quốc, ban cán sự đảng UBND, viện kiểm sát nhân dân và tòa án nhân dân ở địa phương [20, tr.134].

+ Cấp ủy lãnh đạo về chủ trương, định hướng lớn trong những quyết định quan trọng của HĐND để HĐND thảo luận, quyết định. Cấp ủy lãnh đạo UBND quán triệt, tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của ban chấp hành, ban thường vụ, của HĐND cùng cấp và của cơ quan nhà nước cấp trên.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ VII xác định:

Lãnh đạo thông qua nghị quyết, quyết định tập thể trên cơ sở phát huy dân chủ, phân công cá nhân phụ trách, tăng cường theo dõi, kiểm tra việc thực hiện, khuyến khích những việc làm tốt, uốn nắn những lệch lạc. Lãnh đạo phát huy vai trò hiệu lực của Nhà nước, sức mạnh của các tổ chức đoàn thể, không bao biện làm thay, nhằm tạo sự chủ động, sáng tạo của từng tổ chức trong hệ thống chính trị [8, tr.130].

Về kinh tế - xã hội, ban chấp hành đảng bộ cho ý kiến về những định hướng lớn trong chiến lược và quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, về những chủ trương, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp lớn và những cân đối chủ yếu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm. Ban thường vụ cấp ủy cho ý kiến về quy hoạch, kế hoạch

phát triển các ngành và các lĩnh vực, các địa bàn trọng yếu, việc vận dụng các cơ chế, chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng rộng ở địa phương; về những chủ trương huy động các nguồn lực, vay vốn để đầu tư phát triển; về chủ trương đầu tư một số dự án quan trọng, sử dụng nhiều đất hoặc có ảnh hưởng đến quyền lợi của nhiều đối tượng xã hội, đến quốc phòng, an ninh, đối ngoại trên địa bàn phù hợp với tình hình thực tiễn của mỗi địa phương; định hướng đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, khuyến khích phát triển và quản lý kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở địa phương.

Về công tác cán bộ, ban chấp hành, ban thường vụ cho ý kiến định hướng bầu cử đại biểu HĐND (tỉ lệ đảng viên, tỉ lệ ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, tỉ lệ nữ, tỉ lệ người dân tộc thiểu số tham gia HĐND…). Ban chấp hành giới thiệu nhân sự ứng cử, đề cử hoặc rút khỏi các chức danh chủ tịch HĐND, chủ tịch UBND để báo cáo Ban Bí thư quyết định trước khi HĐND bầu hoặc miễn nhiệm. Ban thường vụ quyết định giới thiệu nhân sự để HĐND bầu các chức danh phó chủ tịch HĐND, UBND, ủy viên thường trực, trưởng, phó các ban của HĐND, các thành viên của UBND và để UBND bổ nhiệm lãnh đạo các sở, ngành trực thuộc UBND; đánh giá, nhận xét định kỳ hàng năm đối với cán bộ thuộc diện ban thường vụ quản lý hoạt động ở các cơ quan nhà nước.

Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của đảng đoàn, ban cán sự đảng; xây dựng quy định về mối quan hệ của cấp ủy với đảng đoàn HĐND và ban cán sự đảng UBND, trong đó quy định rõ những nội dung mà cấp ủy phải có lãnh đạo, chỉ đạo trước khi các cơ quan nhà nước thảo luận, quyết định. Có quy chế quản lý và nâng cao trách nhiệm của tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong cơ quan chính quyền. Hằng năm và khi cần thiết ban thường vụ Tỉnh ủy, thành ủy làm việc nghe đảng đoàn, ban cán sự đảng báo cáo tình hình hoạt động và cho ý kiến chỉ đạo; có chương trình kiểm tra hoạt động của đảng đoàn HĐND và ban cán sự đảng UBND.

Phần lớn đồng chí bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch HĐND, những nơi có tính đặc thù thì có thể đồng chí phó bí thư hay ủy viên thường vụ làm chủ tịch HĐND; thí điểm việc đồng chí bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND ở các cấp không còn HĐND để rút kinh nghiệm, nếu phù hợp thì nhân ra diện rộng [20, tr.134-137]

Về đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền địa phương, đồng chí Trương Tấn Sang nhấn mạnh:

Căn cứ vào quy định của Trung ương, Ban Bí thư hướng dẫn các cấp ủy đổi mới sự lãnh đạo của cấp ủy đối với chính quyền các cấp, các đoàn thể theo Điều lệ Đảng và pháp luật của nhà nước, phù hợp với địa phương một cách sáng tạo. Các cấp ủy và tổ chức đảng xây dựng quy chế cụ thể về nội dung và phương thức lãnh đạo, phong cách và lề lối làm việc đối với các cơ quan chính quyền… Tất cả phải nhằm thực hiện một cách đúng đắn, thắng lợi và hiệu quả các nhiệm vụ đề ra [59, tr.9].

Có thể nêu một số giải pháp đảm bảo sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với HĐND và UBND tỉnh Đồng Nai như sau:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với tổ chức và hoạt động của docx (Trang 61 - 68)