Về đổi mới công tác tổ chức bộ máy và cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức của tỉnh Đồng Nai có đủ năng lực thưc hiện những nhiệm vụ trên

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với tổ chức và hoạt động của docx (Trang 77 - 83)

- Về hoạt động kiểm tra.

2.2.3.5.Về đổi mới công tác tổ chức bộ máy và cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức của tỉnh Đồng Nai có đủ năng lực thưc hiện những nhiệm vụ trên

công chức của tỉnh Đồng Nai có đủ năng lực thưc hiện những nhiệm vụ trên

Xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt và công tác cán bộ là then chốt của then chốt, thì việc đổi mới sự lãnh đạo của tỉnh uỷ đối với HĐND và UBND về công tác tổ chức bộ máy và cán bộ chính là điểm mấu chốt của vấn đề trong tổng thể đổi mới sự lãnh đạo tỉnh

uỷ đối với chính quyền cấp tỉnh.

Việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân đòi hỏi đội ngũ công chức chính quyền không chỉ hiểu biết, nắm vững các quy định của pháp luật, có ý thức tôn trọng pháp luật và thái độ chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp mà còn phải có ý thức và bằng hành động cụ thể, phát huy dân chủ, tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền công dân, quyền con người trong thực tiễn hoạt động. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta trong bối cảnh toàn cầu hóa cũng đang đặt ra đòi hỏi cao đối với đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy chính quyền địa phương các cấp, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cấp tỉnh, thành phố.

Về tổ chức bộ máy

Trong tình hình hiiện nay, Đảng phải tự đổi mới mạnh mẽ cơ cấu tổ chức bộ máy của mình theo hướng gọn nhẹ và hiệu quả. Mạnh dạn khắc phục bộ máy đảng song trùng với bộ máy nhà nước, chồng chéo chức năng, lẫn lộn trách nhiệm. Nhiệm vụ quan trọng nhất của Đảng là nghiên cứu xây dựng đường lối. Vì vậy, Tỉnh ủy cần tăng cường sử dụng bộ máy nhà nước làm chức năng tham mưu, đề xuất chủ trương, chính sách phát triển địa phương. Tỉnh ủy nên sử dụng và phát huy sức mạnh của các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh thực hiện chức năng tham mưu cho tỉnh ủy. Từ đó, nghiên cứu phương án hợp nhất cơ quan Sở Nội vụ và Ban Tổ chức của Tỉnh ủy về công tác cán bộ, cơ quan thanh tra nhà nước tỉnh và Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy, mặc dù nhiệm vụ đặt ra có thể nặng nề hơn nhưng giúp cho bộ máy đảng và nhà nước gọn nhẹ, hiệu quả, hạn chế được sự chồng chéo. Đây là vấn đề cần được nghiên cứu xem xét kỹ lưỡng.

Kiện toàn cơ quan tham mưu tỉnh uỷ vừa đáp ứng yêu cầu xây dựng đảng bộ thật sự trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đoàn kết nhất trí cao, gắn bó mật thiết với nhân dân, có phương thức lãnh đạo khoa học, có đội ngũ cán bộ, đảng viên đủ phẩm chất và năng lực và vừa nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo cơ quan nhà nước.

Trong khi chờ đợi sự thể chế hóa về sự lãnh đạo tỉnh uỷ đối với chính quyền tỉnh và từ đó, xác định chức năng, nhiệm vụ cụ thể hơn nữa cơ quan tham mưu, cần làm rõ lĩnh vực tham mưu và lĩnh vực tác nghiệp. Đối với lĩnh vực tham mưu, cần gom lại từng mảng công việc nhưng phải được lượng hóa vấn đề, nội dung.

Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn vừa qua, các cơ quan có tính chất vừa tham mưu, vừa tác nghiệp nên giữ ổn định là: văn phòng (chủ yếu là tham mưu giúp cấp uỷ điều hành công việc, thông tin tổng hợp và nghiệp vụ văn phòng, nên tách chức năng nghiên cứu kinh tế, nội chinh), ban tổ chức, uỷ ban kiểm tra, ban tuyên giáo (có thể gọi tên là ban tư tưởng, ban tuyên truyền hoặc ban tuyên huấn... nên tách chức năng khoa giáo), báo, trường chính trị.

Đối với các lĩnh vực nghiên cứu như kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, an ninh, vận động quần chúng... thì gom lại thành bộ phận tham mưu. Bộ phận tham mưu này là một nhóm độc lập, đặt dưới sự điều hành trực tiếp của thường trực tỉnh uỷ, sinh hoạt và hoạt động do văn phòng đảm trách. Cũng như trước đây, ban kinh tế tỉnh uỷ, ban nội chính tỉnh uỷ từng được xem là “không thể thiếu”. Nhưng, việc giải thể và xác nhập nó là hoàn toàn đúng trong điều kiện Đảng lãnh đạo chính quyền.

Theo tinh thần đã nêu, ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ cũng nên sắp xếp lại, là một phòng của ban tổ chức tỉnh uỷ, có nhiệm vụ tổ chức khám sức khỏe định kỳ và quản lý hồ sơ sức khỏe, còn việc chăm sóc, chữa bệnh thì theo các chế độ chung.

Việc nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng phải được tiến hành khẩn trương, liên tục, trong đó đặc biệt chú ý kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lượng cơ quan tham mưu nói chung, của tỉnh uỷ nói riêng.

Về đội ngũ cán bộ

Nhóm cán bộ lãnh đạo chủ chốt có vai trò rất lớn đối với địa phương. Sự nghiệp cách mạng nước ta đang đứng trước yêu cầu mới. Hơn lúc nào hết, nó đòi hỏi toàn Đảng nói chung, từng người nói riêng mà nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt phải có một tầm cao trí tuệ mới. Họ chẳng những phải hiểu biết trong phạm vị đơn vị mình, mà còn phải hiểu rõ tình hình cả nước và quốc tế trên nhiều lĩnh vực. Mặt khác, cán bộ chủ chốt địa phương phải là người có vốn hiểu biết thực tiễn, có năng lực cụ thể hóa và chỉ đạo tổ chức các vấn đề sát với tình hình địa phương. Để có thể có được nhóm cán bộ ưu tú của một đảng bộ, tỉnh uỷ mà trực tiếp là ban thường vụ tỉnh uỷ cần làm tốt hơn nữa công tác quy hoạch và đào tạo cán bộ. Trong khi chuẩn bị nguồn cán bộ cho nhiệm kỳ đại hội kế tiếp, tỉnh uỷ cần phát hiện, lựa chọn nhóm cán bộ dự bị, cán bộ kế cận cho những khóa sau. Nhóm cán bộ

này không đòi hỏi có trình độ và năng lực toàn diện, mà chỉ cần có nền tảng kiến thức và vài năng khiếu trội về lãnh đạo và quản lý. Trong thời đại hiện nay, khi nói đến người cán bộ kiến thức thì việc hiểu biết và thông thạo về ngoại ngữ và tin học được xem là điều đương nhiên. Trên cơ sở xác định danh sách nguồn cán bộ cho tương lai, tỉnh uỷ có kế hoạch đào tạo họ một cách chu đáo từ việc đưa về ở cơ sở, cử đi học lý luận, giới thiệu nghiên cứu ở nước ngoài.

Cần phải đặt vấn đề cán bộ và công tác quy hoạch cán bộ ở một tầm cao mới, vừa khoa học, bài bản vừa quyết liệt, khẩn trương hơn nữa.

Để bảo đảm sự lãnh đạo của cấp uỷ đối với chính quyền, Tỉnh ủy nên: "Tiếp tục thực hiện chủ trương cấp uỷ đảng giới thiệu bí thư hoặc phó bí thư cấp uỷ ứng cử vào HĐND và làm Chủ tịch HĐND cùng cấp" [16, tr.145] và giới thiệu phó bí thư tỉnh uỷ ứng cử chức vụ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh. Đây là cơ sở quan trọng để cụ thể hoá chủ trương, nghị quyết của cấp uỷ thành chủ trương của cơ quan nhà nước và là điều kiện để cấp uỷ sử dụng bộ máy nhà nước làm công tác kiểm tra cơ quan chính quyền các cấp. Với 02 chức danh này và việc tỉnh uỷ, ban thường vụ Tỉnh ủy được quyền giới thiệu các tỉnh uỷ viên ứng cử các chức danh uỷ viên Uỷ ban nhân dân và giới thiệu để được bổ nhiệm đứng đầu các cơ quan hành chính đã bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của tỉnh uỷ đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh.

Trên cơ sở giữ vững một số nguyên tắc về quản lý cán bộ, tỉnh uỷ nên mạnh dạn giao cho chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyền bổ nhiệm các chức vụ thủ trưởng và phó thủ trưởng ngành tỉnh, giám đốc và phó giám đốc công ty, chủ tịch và phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp. Tất nhiên, chủ tịch Uỷ ban nhân dân phải báo cáo và được sự đồng ý của ban thường vụ cấp uỷ (theo quy định hiện hành, các chức danh này do ban thường vụ cấp uỷ quản lý).

Tỉnh uỷ lựa chọn người đáng tin cậy nhất trong số các uỷ viên ban thường vụ tỉnh uỷ, tỉnh uỷ viên giới thiệu để HĐND bầu vào chức vụ chủ tịch và các phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, chủ yếu là chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh. Và chú ý đào tạo, bồi dưỡng chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh để nhà lãnh đạo này có kiến thức sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, nhất là kiến thức về kinh tế, luật pháp, ngoại ngữ và năng lực điều hành, tự mình ra quyết

định và chịu trách nhiệm trước quyết định của mình. Về ý thức chính trị, chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh phải có nhận thức sâu sắc về Đảng, hiểu rõ trách nhiệm là người thay mặt cấp uỷ để lãnh đạo chính quyền. Về mặt tổ chức, xác lập quy chế bắt buộc định kỳ hằng năm, chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh phải báo cáo kết quả việc thực hiện nhiệm vụ do tỉnh uỷ giao, báo cáo riêng về công tác cán bộ. Trong cuộc sinh hoạt này, khi thấy cần, tỉnh uỷ sẽ chất vấn và bỏ phiếu tín nhiệm đối với chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.

Đổi mới phong cách lãnh đạo của Bí thư, Ban Thường vụ và Thường trực Tỉnh ủy. Đồng thời, có thể xem xét nhất thể hóa một số chức danh tại địa phương như Bí thư kiêm Chủ tịch HĐND hoặc UBND theo chủ trương của Đảng đề ra trong Nghị quyết Trung ương 9 (khóa X).

Nhiệm vụ đặt ra rất quan trọng là phải nâng cao kiến thức chuyên môn của cán bộ lãnh đạo, quản lý. Đó chính là việc nâng cao khả năng nhận thức, khả năng và kỹ năng thực hiện các chức năng cơ bản của một chủ thể quản lý (hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra) để đưa tổ chức và đối tượng mà họ phụ trách phát triển một cách bền vững, đóng góp xứng đáng vào sự phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và kinh tế tri thức ; đó còn là sự hiểu biết, kỹ năng làm việc trong nền hành chính hiện đại, có đầy đủ tiêu chuẩn của chuẩn mực quốc tế.

Bên cạnh đó, việc nâng cao phẩm chất chính trị của cán bộ, đảng viên, công chức nhà nước luôn luôn là rất quan trọng. Đó là việc nâng cao hiểu biết lý luận, phương hướng chính trị, ý thức tôn chỉ, quan niệm tổ chức,...làm cho cán bộ đảng viên trong tư tưởng và hành động nhất trí về hệ tư tưởng, cương lĩnh, đường lối của Đảng. Có thể thấy rằng, tạo dựng lý tưởng và niềm tin cho các tầng lớp nhân dân mà trước tiên là cán bộ, đảng viên, công chức là nhiệm vụ có tính sống còn của Đảng. Để nâng cao phẩm chất chính trị cho cán bộ, Tỉnh ủy cần xây dựng và kiện toàn chế độ học tập lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên từ việc tự học, học không tập trung và tập trung. Trong đó, cán bộ chủ chốt các cấp phải nắm vững, có hệ thống, khoa học và thực chất tinh thần của học thuyết Mác – Lênin, đặc biệt là về lập trường, quan điểm và phương pháp; gắn chặt lý luận với thực tế của công cuộc đổi mới, nghiên cứu phân tích những mâu thuẫn và các vấn đề nổi lên hiện nay, đưa ra được các biện pháp giải quyết; liên hệ với tư tưởng bản thân, xác lập thế giới quan vững vàng, nhân

sinh quan đúng đắn, ý thức tốt về vấn đề quyền lực, địa vị và lợi ích. Đây chính là những điểm cốt lõi của việc xây dựng văn hóa Đảng. Trong phạm vi chức trách của mình, tỉnh uỷ sớm cải tiến cách thức tổ chức học tập chính trị, truyền đạt nghị quyết, các văn bản của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Cụ thể là cần sử dụng công nghệ tin học một cách phổ biến, giới thiệu chuyên đề sâu theo các nhóm đối tượng, các hình thức học tập không tập trung nhưng có kiểm tra chặt chẽ về nhận thức của người học... Tất cả phương pháp, biện pháp nhằm nâng cao tính tự giác, sự khao khát hiểu biết chính trị của cán bộ, đảng viên, công chức.

Bên cạnh cần thực hiện chính sách đãi ngộ thỏa đáng, tiền lương đúng đắn, toàn Đảng nói chung, tỉnh uỷ nói riêng phải có chương trình, kế hoạch dài hạn với những hình thức và bước đi cụ thể thực hiện việc giáo dục đạo đức, lối sống đối với cán bộ, đảng viên, trong đó lấy Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” làm nền tảng. Qua đó, giúp cán bộ, đảng viên, công chức có ý thức đầy đủ trong việc phục vụ nhân dân theo như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: việc gì có lợi cho dân ta hết sức làm, việc gì có hại cho dân ta hết sức tránh. Điều chủ yếu là lo cho dân giàu, văn minh, hạnh phúc. Một hành vi, tính cách không thể thay đổi ngày một ngày hai. Hơn nữa, có rất nhiều mối quan hệ, nhiều mặt tác động đến cuộc sống con người. Sự tự hoàn thiện mình là việc suốt đời.

Các nội dung giáo dục về đạo đức làm cho cán bộ, đảng viên, công chức cơ quan nhà nước nhận thức sâu sắc sự nguy hại của đảng cầm quyền, của nhà nước về quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Ở đây, sự đòi hỏi cao về tính gương mẫu của người cán bộ lãnh đạo chủ chốt, tức là tự giáo dục của người có trách nhiệm cao nhất của đảng bộ. Không có sự gương mẫu này, những luân lý và sự giáo huấn có thể có tác dụng ngược lại.

Về dài hạn, toàn bộ hệ thống chính trị cần chăm lo sự nghiệp “trồng người” một cách bài bản, khoa học hơn nữa. Các cơ quan chức năng lãnh đạo và chỉ đạo tốt hơn về giáo dục đạo dức công dân trong các các bậc học phổ thông, hình thành lớp công dân mới có đầy cá tính và nhân cách, biết sống vì mình, gia đình, quê hương và Tổ quốc, lấy vinh nhục của đất nước làm trọng.

Trong di chúc của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở Đảng ta rằng: Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho đoàn viên và thanh niên, đào tạo họ

thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với tổ chức và hoạt động của docx (Trang 77 - 83)