Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, các bộ luật, các luật và các văn bản dưới luật có liên quan

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới tổ chức Viện kiểm sát nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam pdf (Trang 78 - 81)

- Viện công tố phúc thẩm: Đặt tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ chủ yếu là thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phúc thẩm các bản

3.3.1. Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, các bộ luật, các luật và các văn bản dưới luật có liên quan

luật có liên quan

- Sửa đổi Hiến pháp: Hiến pháp là đạo luật cơ bản và quan trọng nhất của nhà nước, trong đó có quy định về các cơ quan nhà nước, chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của cơ quan đó. Do đó, khi Viện công tố với tư cách là một cơ quan nhà nước mới thay thế cơ quan Viện kiểm sát nhân dân được qui định trong Hiến pháp hiện hành thì đòi hỏi phải được ghi nhận trong Hiến pháp sửa đổi. Trong Hiến pháp sửa đổi phải có những qui định về vị trí, vai trò của Viện công tố trong bộ máy nhà nước. Đồng thời, cần có qui định chung nhất và cơ bản nhất về chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc tổ chức và hoạt động Viện công tố.

- Ban hành Luật Viện công tố: Trong tương lai, Viện công tố là một cơ quan nhà nước mới được thành lập có vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, có hệ thống tổ chức khác hẳn so với Viện kiểm sát nhân dân theo quy định của pháp luật hiện hành. Do đó, cần thiết phải ban hành luật mới với tên gọi dự kiến là Luật Viện công tố thay thế Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân hiện hành. Luật này cần xây dựng theo hướng qui định bao quát tất cả những vấn đề cơ bản về tổ chức và hoạt động của Viện công tố mà cần thiết phải điều chỉnh dưới hình thức văn bản luật, khắc phục tình trạng phải điều chỉnh cả bằng hình thức văn bản pháp lệnh đối với những lĩnh vực cần phải được điều chỉnh bằng luật như hiện nay (Pháp lệnh kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân).

- Xây dựng Bộ luật tố tụng hình sự mới: Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn để xây dựng Bộ luật tố tụng hình sự mới theo hướng xác định rõ vị trí, vai trò của Viện công tố trong tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. Bộ luật tố tụng hình sự mới là bộ luật cơ bản và quan trọng nhất liên quan trực tiếp đến việc thực hiện

chức năng, nhiệm vụ của Viện công tố trong tương lai, do đó cần được quan tâm nghiên cứu đúng mức khi xây dựng Bộ luật này theo các tiêu chí cơ bản sau:

+ Trong Bộ luật tố tụng hình sự mới cần phân định rõ thẩm quyền quản lý hành chính với trách nhiệm, quyền hạn tư pháp trong hoạt động tố tụng theo hướng tăng quyền cho điều tra viên, công tố viên và Thẩm phán để họ chủ động trong thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập và chịu tránh nhiệm trước pháp luật về các hành vi và quyết định tố tụng của mình.

+ Nghiên cứu phương án hạn chế việc tạm giam, thu hẹp đối tượng người có thẩm quyền quyết định việc áp dụng biện pháp tạm giam. Theo đó, cần có qui định không áp dụng biện pháp tạm giam đối với một số tội trong Bộ luật hình sự. Về thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam, theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành có 7 người có quyền ra lệnh tạm giam: Thủ trưởng, phó thủ trưởng Cơ quan điều tra; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Hội đồng xét xử. Như vậy, hiện nay ở nước ta có nhiều chủ thể có quyền này. Tham khảo vấn đề này trong tố tụng hình sự các nước trên thế giới cho thấy có nước giao cho Viện công tố, có nước thì giao cho Tòa án. Theo yêu cầu cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay và với mô hình Viện công tố như đã nêu ở trên thì việc giao thẩm quyền này cho Viện công tố là phù hợp.

+ Nghiên cứu các phương án để tăng cường trách nhiệm của Viện công tố trong hoạt động điều tra gắn kết giữa hoạt động công tố và hoạt động điều tra ngay từ đầu, bảo đảm chống bỏ lọt tội phạm và cũng là nâng cao chất lượng tố tụng của công tố viên tại phiên tòa nhằm chống làm oan người vô tội. Cần có quy định Viện công tố trực tiếp ra quyết định tố tụng thay cho việc phê chuẩn các quyết định tố tụng như hiện nay. Đồng thời, xác lập cơ chế công tố viên chỉ đạo hoạt động điều tra và chỉ đạo điều tra viên trong hoạt động tố tụng, vì chính công tố viên là người chịu trách nhiệm buộc tội thì phải có quyền chỉ đạo thu thập chứng cứ, bắt giữ và truy tìm thủ phạm, còn việc thực hiện các biện pháp nghiệp vụ điều tra như thế nào là công việc của điều tra viên.

+ Đồng thời cần qui định cơ chế Viện công tố quản lý điều tra viên về mặt tố tụng, qua đó gắn với việc Cơ quan điều tra bổ nhiệm, đề bạt điều tra viên, đảm bảo tăng

cường trách nhiệm của điều tra viên trong việc thực hiện các yêu cầu điều tra của công tố viên.

+ Nghiên cứu cơ chế mở rộng khả năng tranh tụng tại phiên tòa mà trọng tâm là đổi mới việc luận tội, xét hỏi, tranh luận của công tố viên tại phiên tòa xét xử các vụ án hình sự gắn với việc đổi mới trình tự, thủ tục xét xử tại phiên tòa. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành, Thẩm phán hỏi là chính và hỏi trước về hành vi và theo trình tự vụ việc. Trên thực tế có nhiều điểm không hợp lý khi thực hiện vấn đề này, do đó cần thay đổi trình tự, thủ tục xét hỏi tại phiên tòa theo hướng vừa đơn giản về thủ tục vừa nâng cao về hiệu quả tranh tụng, bảo đảm phán quyết của Tòa án khách quan, chính xác. Theo phương án này thì công tố viên viên hỏi là chính, sau đó đến người bào chữa, Thẩm phán chỉ hỏi những điểm còn mâu thuẫn và chưa rõ về vụ án.

+ Nghiên cứu phương án nâng cao chất lượng kháng nghị của Viện công tố theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm hình sự; quy định chặt chẽ những căn cứ kháng nghị và quy định rõ trách nhiệm của người ra kháng nghị đối với bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, khắc phục tình trạng hiện nay là hiệu quả kháng nghị của Viện kiểm sát thì hạn chế trong khi tỷ lệ án bị cải sửa hoặc án bị hủy do kháng cáo nhiều mà Viện kiểm sát không có kháng nghị; đồng thời cũng tránh tình trạng kháng nghị của Viện công tố tràn lan, thiếu căn cứ dẫn đến Tòa án bác kháng nghị.

+ Nghiên cứu, xây dựng cơ chế xét xử theo chế độ một Thẩm phán và hoàn thiện thủ tục rút gọn đối với những vụ án có đủ một số điều kiện nhất định theo thủ tục rút gọn:

Hiện nay các vụ án theo thủ tục rút gọn mới chỉ rút gọn về thời gian, chưa rút gọn về thủ tục và chỉ rút gọn ở giai đoạn sơ thẩm. Do đó, cần qui định cụ thể cơ chế bắt buộc phải áp dụng thủ tục rút gọn khi vụ án đủ điều kiện và vai trò quyết định áp dụng thủ tục rút gọn thuộc về Viện công tố.

- Sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004: Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ của Viện công tố trong tương lai theo mô hình Viện công tố như đã nêu ở trên thì Viện công tố không thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp đối với việc giải quyết các quyết các vụ việc dân sự, lao động, hành chính, kinh doanh, thương mại nữa mà Viện công tố chỉ có trách nhiệm thực hiện những quyền năng tố tụng cần thiết để bảo vệ lợi ích công như khởi tố, tham gia phiên tòa, kháng nghị những bản án, quyết định

không có căn cứ và trái pháp luật; trực tiếp quyết định thi hành án trong một số trường hợp nhất định. Do đó, cần sửa đổi, bổ sung các qui định có liên quan về vấn đề này trong Bộ luật tố tụng dân sự.

- Sửa đổi, bổ sung các bộ luật, các luật và các văn bản pháp luật khác có liên

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới tổ chức Viện kiểm sát nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam pdf (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)